Sinh viên TQ đua nhau “cắt gọt” mặt mũi
Ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc tìm đến các phòng phẫu thuật thẩm mỹ với niềm tin diện mạo đẹp hơn sẽ giúp họ dễ tìm việc hơn.
Ngày càng có nhiều thanh niên Trung Quốc đi phẫu thuật thẩm mỹ trong kỳ nghỉ hè vì họ tin rằng một diện mạo được “tút tát” lại sẽ tạo cho họ nhiều lợi thế trong học hành và xin việc.
Cựu sinh viên Chen Rong ở Bắc Kinh đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa khuôn mặt với giá 2000 tệ (326 USD) sau khi tốt nghiệp hồi đầu tháng 7 vừa rồi.
Sau khi tham dự 10 cuộc phỏng vấn và cuối cùng xin được việc ở một ngân hàng, cô cho biết: “Tôi có cảm giác rằng vẻ ngoài ưa nhìn là một yêu cầu bắt buộc khi xin việc, thế nên tôi chỉ muốn tạo ra ấn tượng tốt.”
Nhiều thiếu nữ Trung Quốc tin rằng phẫu thuật thẩm mỹ giúp họ dễ kiếm việc hơn
Chen là một trong rất nhiều thanh niên trên khắp Trung Quốc đang phát cuồng với cơn sốt phẫu thuật cắt mí mắt, nâng mũi và hút mỡ.
Tại Bệnh viện Zhongda thuộc Đại học Đông Nam, số người ghé thăm các phòng phẫu thuật thẩm mỹ tăng đột biến trong những tuần gần đây với khoảng 200 người đến “cắt gọt” khuôn mặt, trong đó 70% là sinh viên.
Video đang HOT
Ting Ting, một sinh viên 20 tuổi đang theo học ở châu Âu vừa đi nâng mũi hồi tuần trước cho biết: “Phẫu thuật nâng mũi giúp em trông giống người châu Âu hơn, điều đó giúp em làm việc và sinh sống ở châu Âu sau này dễ dàng hơn.”
Các tiêu chuẩn về cái đẹp của người Trung Quốc đang ngày càng bị Âu hóa với hình mẫu lý tưởng của các “nữ tú” là mắt to, da trắng và sống mũi cao.
Một cô gái tạo dáng trước khi phẫu thuật thẩm mỹ
Bác sĩ Li Guimei phụ trách một phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ ở Bệnh viện Chữ thập đỏ Thanh Hải cho biết sinh viên chiếm tới 50% lượng khách hàng của ông, và ngày càng nhiều nam thanh nữ tú tìm đến với phẫu thuật thẩm mỹ trong vài năm qua.
Vị bác sĩ này cho biết: “Một cựu sinh viên đến chỗ tôi để nâng mũi, vì anh này chuẩn bị đi làm ở miền nam Trung Quốc, nơi mọi người tin rằng hình dáng chiếc mũi liên quan đến khả năng phát tài của con người.”
Tuy nhiên, bác sĩ Li khuyên các sinh viên cần phải suy nghĩ cẩn thận trước khi phẫu thuật thẩm mỹ bởi loại phẫu thuật này luôn chứa đựng những rủi ro. Ông nói: “Phẫu thuật thẩm mỹ không phải là cách duy nhất làm chúng ta đẹp lên. Các bạn trẻ không nên đặt hết niềm tin với tương lai của mình vào phẫu thuật thẩm mỹ.”
Theo khampha
Nghiệt ngã, cay đắng phận bán dâm nam
Bỏ nhà lên Hà Nội tìm việc làm, Trần Văn Định (19 tuổi, Vĩnh Phúc) đã hy vọng có một tương lai sáng lạn hơn. Tuy nhiên, cuộc đời đã đưa đẩy Định vào con đường mại dâm, khó có lối thoát.
Ngôi nhà thiếu tình thương
19 tuổi, Định nhỏ thó, khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo. Khó tưởng tượng được cuộc đời Định đầy sương gió, khắc nghiệt. Nhà Định không nghèo, bố mẹ đều là cán bộ Nhà nước, nhưng không hiểu sao, Định học hành không vào. Cho dù bố mẹ Định có ép cậu đi học thêm đủ kiểu thì lúc nào, kết quả học tập của Định cũng gần đội sổ. Học hết lớp 9, Định xin bố mẹ nghỉ học, đi học nghề hoặc theo anh họ nhưng bố Định vừa chửi mắng, vừa cầm gậy vụt con. Với ông, Định là nỗi hổ thẹn của gia đình.
Gia đình thiếu tình thương và sự tôn trọng đã đẩy Định vào vòng xoáy bi kịch
(ảnh minh họa).
Được "chạy" vào cấp 3, Định vẫn cố gắng cắp cặp tới trường, mặc dù, chữ nghĩa cứ nhảy múa trước mắt cậu như ma trận. Nhưng đến khi bố ép Định đi thi đại học thì cậu không thể chịu được. Để tránh nghe những lời mạt sát của bố, nước mắt sụt sùi của mẹ, cậu bỏ nhà lên Hà Nội, thoát khỏi sự áp chế của bố. Khi đấy, Định mới 17 tuổi.
Lúc đầu, cậu sống nhờ một người bạn, đi xin làm bưng bê cho quán phở. Nhưng công việc quá nhếch nhác, bà chủ cũng ngoa ngoắt, suốt ngày chửi bới nhân viên nên Định lại bỏ. Cậu đi phụ hồ cho người ta. Nhưng nghề phụ thuộc vào công trình nên bữa đực, bữa cái. Định đói dài, người bạn có người yêu đến sống cùng nên không cưu mang được Định. Buồn chán, mệt mỏi, Định lang thang vạ vật ở hồ Thiền Quang. Có việc thì làm, không có việc thì ngắm người qua lại. Tối thì nằm trên ghế đá ngủ, chịu cảnh sương gió, rét lạnh.
Sa chân
Một chiều, một người phụ nữ cao to, tóc dài, mặt trát phấn bự, môi to son đỏ chót đã rủ Định đi chơi, mời ăn uống rồi rủ Định về nhà ngủ. Cậu nghĩ đã gặp người tốt, thương cảm mình nên hồn nhiên đi theo. Nhưng đến tối, người phụ nữ lại lân la, vuốt ve đòi "gần gũi" Định. Lúc đầu, cậu cũng thấy ghê sợ, nhưng vì "cả nể" đã trót ăn uống một bữa túy lúy nên Định đành để im. Đến khi, người phụ nữ cởi đồ, bảo Định "kích thích" thì cậu nhảy dựng lên kinh hãi. Té ra, người đó chỉ có phần trên giống phụ nữ, còn phần dưới thì y chang "mình".
"Em không đồng ý nhưng người đó vừa năn nỉ, giãi bày hết sức thương cảm, hơn nữa, mình đã ăn nghỉ ở nhà người ta, mang cảm giác chịu ơn nên em đành chấp nhận cho kẻ "nửa ông nửa bà" đó muốn làm gì thì làm" - ánh mắt Định tối sầm.
Sáng hôm sau, người ta "tặng" cậu 200.000 đồng làm quà, rồi xin số điện thoại. Định những tưởng mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Nhưng ngày hôm sau, điện thoại của cậu réo chuông liên tục. Ở đầu dây bên kia toàn là giọng nam sượng sượng, léo nhéo rủ đi "chơi". Đói khát nên cho dù chỉ dám ăn bánh mì cầm hơi nhưng chỉ sau 3 ngày, Định đã tiêu hết tiền, cũng không xin được việc. Vì thế, cậu lại tặc lưỡi nhận lời "đi chơi" với đàn ông.
"Sau vài lần nữa thì em mới nghĩ đó là một "nghề" có thể giúp mình lúc cơ nhỡ" - Định buồn nản. Thời gian đầu, mỗi tháng, Định "bắt" 20-30 khách. Người nào sộp thì cho 400.000-500.000 đồng, có khách bèo chỉ trả 50.000 đồng, Định cũng phải chịu vì họ cao to, xăm trổ đầy mình. Khách của Định chủ yếu là người đồng tính, họ cũng "truyền khẩu" số điện thoại của Định để gọi cho cậu khi có "nhu cầu".
Định quan hệ với rất nhiều "bóng kín" đã có vợ. Họ phải sống trong vỏ bọc giới tính, rất đau khổ và mệt mỏi. Họ bảo giá như họ ngoại tình với đàn bà thì đã đành, đây lại phải đi tìm bạn tình nam. "Em là đàn ông nhưng cũng ái ngại cho họ. Em thì bị đưa đẩy đến nghề này, còn họ thì không có sự lựa chọn. Lúc đó, tự nhiên cũng thấy gần gũi, cảm thông với nhau hơn" - Định tâm sự.
Định cho biết, sau 2 năm "hành nghề", khách của Định cũng thưa dần, Định phải sang Bắc Ninh, Hải Phòng để "làm mới". Cậu rất muốn bỏ nghề nhưng vì chưa tìm được việc. "Em đi khách ít lắm, chỉ là cầm cự lúc đói quá thôi. Hơn nữa, sống bám vỉa hè cũng như một cơn nghiện, tìm được động lực để dứt hẳn với mối quan hệ cũ thật là khó".
TheoAn ninh thủ đô
'Biến' môn kỹ thuật khô khan thành thú vị Học kỹ thuật không khó như mọi người nghĩ, đặc biệt với các phương pháp học mới, có nhiều thiết bị hỗ trợ học và thực hành tại chỗ cùng với các dự án cá nhân hay theo nhóm. Thử đăng ký vào một trang web tìm việc làm tại Singapore như www.jobsdb.com.sg ở nhóm ngành kỹ thuật, bạn sẽ thấy số lượng...