Sinh viên thuê căn hộ cao cấp 14 triệu/ tháng và sống 1 mình: Ăn tiêu dè dặt nó hơi cực ấy, thay vì tiết kiệm sao không kiếm nhiều tiền hơn?
Bạn thấy quan điểm của hội sinh viên “nhà giàu” này như thế nào?
Ở trong 1 căn hộ cao cấp thì thích thật đấy nhưng khi biết mức giá mà những Gen Z chịu chi này phải bỏ ra để thuê nhà hàng tháng thì trời hỡi… đu theo không được! Bởi vì để có thể sống trong các chung cư cao cấp, có view xịn ngay tại trung tâm thì mức giá bạn bỏ ra chắc chắn là vài chục triệu/ tháng.
Cũng chỉ là nhà thuê sao phải bỏ ra tận 14 triệu/tháng vậy!
Nếu bạn là người hay bị hoá đơn tiền nhà, tiền điện, tiền nước hàng tháng rượt thì sẽ cảm thấy bỏ ra vài chục triệu để thuê nhà thật là “chát”. Đặc biệt hơn những “người trong cuộc” đều vẫn đang là sinh viên hoặc mới chỉ đi làm, vậy họ sẽ đối diện với số tiền khủng hàng tháng cho việc thuê nhà như thế nào? Và tại sao phải bỏ ra nhiều tiền như vậy chỉ để “ở trọ”?
“Hiện tại mình đang sống trong một chung cư cao cấp ở quận 2. Chi phí nhà hàng tháng của mình là 11 triệu 500 gồm phí quản lý và cộng các khoản phí phát sinh 1 tháng mình bỏ ra là 14 triệu để thuê nhà”, Xuân Hân (21 tuổi) cho biết.
Cô nàng bỏ ra số tiền khá lớn và chỉ ở 1 mình thôi. Mặc dù vẫn đang là sinh viên nhưng điều kiện kinh tế của cô nàng khá dễ thở nhờ khoản hỗ trợ từ gia đình.
Căn hộ Xuân Hân lựa chọn được lắp cửa kính và view nhìn ra thành phố từ trên cao, điều này rất phù hợp với người yêu không gian cá nhân như cô nàng: “C ó người thích dành nhiều tiền vào chuyện ăn uống, có người lại thích dành một khoản để đi du lịch, và với một số bạn giống mình thì nhà không chỉ để ở mà còn là nơi khiến mình thoải mái, không gian sống ảnh hưởng đến tâm trạng của mình khá nhiều. Đó là lí do có nhiều người sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào nhà ở”.
Video đang HOT
Cô nàng 21 tuổi sẵn sàng trả hơn 14 triệu/ tháng cho 1 không gian sống tốt
Có một điều nữa đó chính là an ninh của những căn hộ cao cấp thường được đảm bảo hơn rất nhiều so với những phòng trọ giá bình dân. Đa phần những phòng trọ khác sẽ ở trong những khu dân cư đông người và khá phức tạp để kiểm soát, đã có rất nhiều trường hợp phòng trọ sinh viên bị đột nhập và mất sạch tư trang giá trị… Để tránh viễn cảnh này, Đặng Thái An (22 tuổi) quyết định bỏ ra 1 số tiền khá cộm để thuê một căn hộ an toàn!
“Hiện tại mình đang sống trong căn hộ 1 phòng ngủ ở Bình Thạnh, bao gồm tất cả chi phí điện nước và đổ rác thì mình tốn khoảng hơn 9 triệu/ tháng. Trước đây bạn bè mình đã có người bị đột nhập và bị cuỗm toàn bộ laptop, máy ảnh… nên mình cũng hơi rén và cần một chỗ ở an toàn. Mình lựa chọn căn hộ có bảo vệ và xung quanh được lắp đặt camera đầy đủ. Mình chấp nhận chi một khoản mắc đôi chút để đổi lại tâm lý an toàn. Vì là sinh viên năm cuối, và thật ra cũng không có nhiều tiền nên mình đã share phòng với 1 người bạn đáng tin tưởng, đây là giải pháp khá kinh tế và tính ra một tháng mình chỉ phải trả 4 triệu thôi”, Thái An nói.
Thái An quyết định bỏ ra nhiều hơn để đảm bảo an toàn hơn
Ăn tiêu dè dặt nó hơi cực ấy. Tại sao cứ phải tiết kiệm rồi làm mình khổ sở?
Vì muốn thoát ly khỏi gia đình ở TP.HCM mà Trúc Đỗ (23 tuổi) quyết định thuê 1 căn service apartment ở quận 7 với chi phí là 10 triệu rưỡi/ người. Bản thân là một giáo viên dạy IELTS nên Trúc có khoản thu nhập khá ổn định, không phải lo đến tiền nhà hàng tháng.
“Mình là 1 người tự chủ tài chính nên các khoản sinh hoạt đều là do mình tự chi trả. Thu nhập của mình hiện tại là 20 – 25 triệu/ tháng, ngoài chi trả cho thuê nhà mình vẫn để ra 20% thu nhập để dành cho việc mua nhà trong tương lai. Vì vậy mình vẫn có 1 khoản tiết kiệm từ 20% thu nhập/ tháng đó và sẽ mượn thêm 1 khoản tiền từ ngân hàng hoặc gia đình để biến ước mơ thành sự thật. Tuy nhiên thì điều đó cũng hơi xa vời với thu nhập hiện tại của mình đấy”
Thay vì chọn thuê nhà giá dễ thở hơn để tiết kiệm thì cô nàng cho rằng… cứ bung cái đã!
Trúc cũng có bày tỏ quan điểm về việc dành số tiền lớn cho việc thuê nhà: “Mình theo chủ nghĩa thích sống thoải mái nên cảm thấy việc ăn tiêu dè dặt nó hơi cực ấy. Tại sao cứ phải tiết kiệm rồi làm mình khổ sở? vì sao mình không kiếm nhiều tiền hơn? Nhưng đó là suy nghĩ trước đây của mình, mình đồng ý dùng nhiều tiền hơn 1 chút cho điều làm mình thấy thoải mái như không gian sống, nó thực sự cần thiết với mình. Còn những khoản chi tiêu khác thì mình vẫn phải có chừng mực, đề phòng sức khoẻ rồi ty tỷ sự cố sau này mà bạn không thể lường trước được… Nhưng suy cho cùng thì tiết kiệm thế nào cũng không bằng kiếm nhiều tiền hơn nhỉ?”.
Chuyện nhà chuyện cửa là series “tám” đủ thứ chuyện xoay quanh chuyện ăn ở, nhà cửa của giới trẻ. Sẽ không có đúng hay sai, chỉ là 9 người 10 ý nên có những chuyện xưa như trái đất thì mọi người vẫn “tám” nhau không hồi kết.
Nếu bạn có câu chuyện hay quan điểm nào muốn chia sẻ, hãy gửi về cho chúng tôi tại doisong@kenh14.vn. Cùng C huyện nhà chuyện cửa “tám” nhé!.
Đề thi 10 năm trước khiến tụi học trò ngày nay sợ toát mồ hôi, giải nghĩa được 2 chữ trong đề là giỏi lắm rồi
Đề thi dài thì đã quá quen thuộc, nhưng đề thi ngắn chỉ có 2 chữ mới là điều gây bất ngờ cho thí sinh.
Có một câu nói tụi học trò thường truyền tai nhau: Đề càng dài càng dễ, đề nào ngắn mới khó. Bởi đề dài chứa nhiều dữ liệu thông tin nên học trò càng có nhiều thứ để khai thác hơn. Chứ nhiều khi đề ngắn ngủi chỉ có 1-2 chữ, đọc xong còn chưa kịp hiểu mình cần phải làm gì ấy chứ!
Điển hình như đề thi môn học "Sinh lý người và động vật" tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM cách đây 10 năm. Đề thi chỉ vỏn vẹn có 2 chữ: "Kháng thể" . Không còn bất cứ thông tin nào khác ngoài lưu ý: "Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong suốt quá trình thi".
Đề thi chỉ có 2 chữ mà cho tận 90 phút, khiến tụi học sinh đau đầu vì biết làm kiểu gì bây giờ?
Với đề bài này, sinh viên có quyền được vẽ, viết, làm ảnh minh họa... thế này cũng được, miễn là có thể chia sẻ được hết kiến thức về kháng thể.
Được biết người ra đề bài là thầy Phan Kim Ngọc - một giảng viên tâm huyết ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Theo nhận xét của nhiều sinh viên, thầy thường cho những đề thi gây khó dễ theo cách tương tự. Điều này bắt buộc các bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng chứ không thể nào học vẹt, quay cóp bài của nhau được đâu!
Được biết, Kháng thể (Antibody, Ab), còn được gọi là immunoglobulin (Ig), là một protein lớn, hình chữ Y được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và virus gây bệnh. Kháng thể nhận ra một phân tử đặc trưng duy nhất của mầm bệnh, được gọi là kháng nguyên.
Để làm được bài này, sinh viên cần chỉ ra hết các kiến thức mà bản thân biết được về kháng thể. Nội dung bài làm cũng phong phú, học sinh có thể viết dưới dạng format nào cũng được, hay thậm chí vẽ tranh... để làm rõ kiến thức của mình. Với đề tài mở rộng thế này thì dù muốn quay cóp, học trò cũng chẳng thể nào tìm ra cách được!
Cấu trúc của một phân tử kháng thể (Ảnh: Internet)
Nguồn: Phuc The Nguyen
Nghe cách sinh viên Đại học Oxford gian lận mà nổi cả da gà, người thông minh đến trò dối lừa cũng đẳng cấp! Ai cũng phải khâm phục IQ ở mức thượng thừa của nam sinh này. Mới đây, mạng xã hội Quora có một topic xoay quanh vấn đề "Đâu là những trò gian lận đỉnh cao nhất mà sinh viên từng làm?". Một giảng viên đại học tên Gustavo Pezzi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh đã kể lại câu chuyện...