Sinh viên sửa xe máy miễn phí cho người dân vùng ngập lụt
Sau khi lũ tạm rút, Đội SOS sinh viên Trường ĐH Đông Á (TP.Đà Nẵng) đã ra quân sửa xe miễn phí giúp người dân vùng rốn lũ ở khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (Q.Liên Chiểu).
Giúp người dân vùng rốn lũ
Ngày 16.10, sau khi nước tạm rút, người dân vùng rốn lũ trên đường Mẹ Suốt (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) tất tả dọn dẹp nhà cửa. Trong đợt mưa lũ kéo dài từ 13 – 15.10, hàng trăm xe máy của người dân ở khu vực P.Hòa Khánh Nam bị ngập sâu trong nước, hư hỏng nặng.
Đội SOS sinh viên Trường ĐH Đông Á sửa xe miễn phí cho người dân vùng ngập lụt tại P.Hòa Khánh Nam
Sau lũ, Đội SOS sinh viên Trường ĐH Đông Á nhanh chóng ra quân sửa xe miễn phí, như một cách động viên thiết thực đối với người lao động, công nhân và cả sinh viên.
Nhóm 22 thành viên thường trực của Đội SOS sinh viên Trường ĐH Đông Á được Đoàn trường trang bị các dụng cụ cần thiết để kiểm tra, sửa chữa, thay nhớt, lau chùi bugi xe máy.
Thành viên Đội SOS chủ yếu là những sinh viên thuộc khối kỹ thuật như ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, điện – tự động hóa, từng tham gia thực tập tại các cơ sở nên có đủ kinh nghiệm sửa chữa xe máy.
Vào năm 2020 – 2021, trong giai đoạn người dân mưu sinh ở TP.HCM chạy xe máy từ Nam ra Bắc về quê tránh dịch Covid-19, chính những thành viên Đội SOS này đã túc trực tại đèo Hải Vân để sửa chữa xe máy cho bà con.
Video đang HOT
Ghi nhận của PV Thanh Niên lúc 10 giờ ngày 16.10, khu vực sửa xe đông kín xe máy của người dân dắt bộ đến nhờ sửa giúp. Tiếp nhận xe máy, các thành viên trong đội nhanh chóng kiểm tra các lỗi thường gặp do ngập nước, sau đó tỉ mẩn sửa chữa.
Các thành viên chia thành 2 nhóm để luân phiên trực sửa chữa xuyên suốt trong ngày 16.10 tại đường Mẹ Suốt, dự kiến chương trình còn kéo dài đến 20.10.
Mưa lũ khiến cuộc sống gia đình tôi mấy ngày qua bị đảo lộn hoàn toàn. Xe máy hư hỏng không có phương tiện di chuyển, đi làm trở lại. Hôm nay được các cháu sinh viên sửa chữa miễn phí, tôi rất biết ơn
Ông Nguyễn Quang Minh (ngụ tại tổ 37, P.Hòa Khánh Nam)
Anh Lê Đình Lượng, Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Đông Á, cho biết hoạt động lần này thể hiện tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên hướng đến người dân vùng ngập lụt tại TP.Đà Nẵng.
“Sau ngày hôm nay, Đội SOS sẽ tách một nhóm thợ để hỗ trợ sửa chữa xe máy bị hư hỏng miễn phí cho sinh viên khó khăn do mưa ngập lụt tại khu vực Q.Hải Châu, Q.Thanh Khê. Địa điểm sửa chữa ngay tại khuôn viên nhà trường”, anh Lê Đình Lượng nói.
Xúc động khi được giúp đỡ kịp thời
Theo anh Lê Đình Lượng, đây là năm thứ hai liên tiếp Đội SOS sinh viên Trường ĐH Đông Á tham gia sửa chữa xe máy giúp người dân và sinh viên khó khăn sau mưa lũ tại Đà Nẵng.
Người dân đội mưa dắt xe đến nhờ sinh viên sửa giúp
Toàn bộ kinh phí thực hiện của đợt này được trích từ nguồn quỹ hoạt động của Đoàn Thanh niên cũng như các mô hình cộng đồng “Tủ bánh mì sinh viên”, “Xe nước mía tiên phong”… đang được đoàn viên, sinh viên của trường vận hành nhiều năm qua.
Đội mưa dắt xe máy bị ngâm nước, ông Nguyễn Quang Minh (ngụ tại tổ 37, P.Hòa Khánh Nam) cho biết đây là một trong 4 chiếc xe máy của gia đình ông bị hư hỏng đợt này.
“Mưa lũ khiến cuộc sống gia đình tôi mấy ngày qua bị đảo lộn hoàn toàn. Xe máy hư hỏng không có phương tiện di chuyển, đi làm trở lại. Hôm nay được các cháu sinh viên sửa chữa miễn phí, tôi rất biết ơn”, ông Minh xúc động.
Diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, Quảng Nam cấm biển từ 16h ngày 17/10
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biên tổ chức cấm biển kể từ 16h ngày 17/10 cho đến khi tình hình thời tiết trên biên trở lại trạng thái bình thường.
Chiều 17/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công điện về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và mưa lũ.
Theo đó, từ ngày 11/10 đến nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có mưa rất to; mô hình độ ẩm đất cho thấy các địa phương trong tỉnh đã đạt trạng thái gần bão hòa (trên 90%) và bão hòa. Từ nay đến ngày 19/10, các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; tổng lượng mưa các địa phương vùng núi phía Bắc phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 200 mm; các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía Nam phổ biến từ 100-250mm, có nơi trên 250mm.
Tàu thuyền neo đậu tại âu thuyền Hồng Triều (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) để trú tránh áp thấp nhiệt đới.
Các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khả năng xuất hiện một đợt lũ ở mức báo động 1 đến báo động 2. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi; ngập úng tại các vùng thấp trũng ven sông và các khu tập trung đông dân cư.
Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biên tổ chức câm biên kể từ 16h ngày 17/10 cho đến khi tình hình thời tiết trên biên trở lại trạng thái bình thường.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ có thể mạnh lên thành bão; tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, bằng mọi biện pháp thông báo cho các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, không để chủ quan gây thiệt hại về người, tàu thuyền do ATNĐ, bão gần bờ.
Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân vùng ven biển, cửa sông, trên đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển tùy theo diễn biến của ATNĐ, bão. Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn; hướng dẫn di chuyên, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Nhiều khu vực tại xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc ngập chìm trong nước lũ.
UBND tỉnh Quảng Nam giao Công an tỉnh, Sở GTVT chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức giao thông và bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
Sở GD&ĐT, các địa phương và các trường chủ động quyết định cho học sinh, sinh viên, học viên nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của ATNĐ và mưa lũ.
Liên quan đến tình hình mưa lũ tại Quảng Nam, theo ghi nhận thực tế của PV Báo CAND, trong ngày 17/10, nhiều địa phương tại Quảng Nam có mưa to đến rất to, kéo dài. Các vùng trũng thấp tại TP Tam Kỳ, huyện Đại Lộc bị nước lũ dâng cao, gây chia cắt, cô lập.
Thủy điện, hồ chứa lớn nhất Huế điều tiết lũ, sẵn sàng sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương rà soát, kiên quyết sơ tán người dân khỏi những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ...