Sinh viên sư phạm Trung Quốc không được cấp bằng vì quá lùn
Đại học Sư phạm Thiểm Tây từ chối cấp bằng cho một sinh viên cao 1,4 m, do quy định giáo viên nữ phải cao trên 1,5 m.
Lý được nhận vào Đại học Sư phạm Thiểm Tây năm 2014, nhưng 4 năm sau không được cấp bằng giảng dạy vì không đủ chiều cao. Ảnh: 163.com.
Sinh viên họ Lý theo học ngành tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Thiểm Tây thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nhận được tin cô không được cấp bằng giảng dạy sau cuộc kiểm tra y tế vào giữa tháng 6, SCMP hôm qua đưa tin.
Lý chỉ cao 1m40, trong khi Sở Giáo dục Thiểm Tây quy định các ứng viên nữ phải cao ít nhất 1m50 và nam trên 1m55 mới đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên. Cô cho rằng nhà trường nên thông báo về quy định này khi cô nhập học từ 4 năm trước.
“4 năm đại học của tôi sẽ trở thành vô nghĩa. Thậm chí tôi có thể vi phạm cam kết về miễn trừ học phí với nhà trường nếu không được cấp bằng giảng dạy”, Lý chia sẻ. Những sinh viên theo học ngành sư phạm tại một số trường đại học ở Trung Quốc nếu ký cam kết trở thành giáo viên tại các trường công lập sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được học bổng toàn phần, bao gồm học phí và tiền sinh hoạt.
Video đang HOT
“Chúng tôi không phải người hoạch địch chính sách. Chúng tôi chỉ làm theo quy định của Sở Giáo dục Thiểm Tây. Không chỉ có Lý, nhiều sinh viên khác cũng không được cấp bằng mỗi năm do chiều cao”, phát ngôn viên nhà trường nơi Lý theo học cho biết.
“Chúng tôi đã đặt ra tiêu chuẩn tương đối thấp với các giáo viên tiểu học và cấp hai. Chúng tôi sẽ xử lý trường hợp này sao cho phù hợp và lên kế hoạch hạ tiêu chuẩn vào năm tới”, một quan chức họ Dương tại Sở Giáo dục Thiểm Tây cho biết, nói thêm rằng sở đã yêu cầu các trường đại học thông báo về quy định chiều cao với tân sinh viên các khóa sau.
Thiểm Tây là địa phương mới nhất ở Trung Quốc dự định bỏ yêu cầu về chiều cao đối với giáo viên sau các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây và Giang Tây. Trung Quốc không có quy định chung về chiều cao tối thiểu của giáo viên, sở giáo dục mỗi tỉnh đưa ra tiêu chuẩn riêng.
Ánh Ngọc
Theo vnexpress.net
Cô giáo ơi, đừng "hồn nhiên" như thế...
Có những ngành nghề vẫn tồn tại những ràng buộc vô hình khó vượt qua, nhất là nghề giáo. Một vài vấn đề hết sức tế nhị nhưng không thể tặc lưỡi cho qua. Đó chính là cách ăn mặc, chưng diện có phần kệch cỡm, phản cảm của một số ít thầy cô giáo trên bục giảng.
Tôi xin chia sẻ câu chuyện có thật của cháu gái tôi kể về các bạn học trên lớp. Cháu đang học lớp 8, đúng ngay cái lứa tuổi "dở dở ương ương" và có những chuyển biến mạnh mẽ về tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính.
Một lần tình cờ đưa mắt nhìn vào trang Facebook của cháu tôi, tôi và cháu bật cười bởi mấy cái ảnh selfie của một cô giáo dạy toán. Thú thật, tôi xem mà hết cả hồn. Cô giáo đang đắp mặt nạ dưỡng da bằng tinh chất gì đó, mặc bộ áo quần ở nhà nhàu nhĩ và chụp ba tấm ảnh đăng tải trên mạng. Xét về cái đẹp, thú thật không hề có chút thẩm mỹ nào. Xét về độ hài hước, tôi thật sự nghẹn lời và không hiểu sao cô giáo có thể "hồn nhiên" đến vậy?
(Hình ảnh một cô giáo mầm non tại Hà Nội thường xuyên đăng ảnh mặc hở gây tranh cãi trên mạng xã hội. Ảnh: Internet)
Nhân tiện, cháu kể cho tôi nghe câu chuyện mới xảy ra hôm qua thôi. Cô lên lớp giảng dạy và mặc chiếc áo trắng quá mỏng. Mấy bạn nam ngồi gần cháu to nhỏ mấy câu làm cháu đỏ hết cả mặt: "Thấy ở trong màu gì chưa?", "Màu đen", "Không, xanh đậm"... Thế là những nụ cười theo lời cháu là "hết sức nham nhở" đã xuất hiện và biết đâu đó có những điều tế nhị hơn nữa đã manh nha?
Dò hỏi cháu nghĩ thế nào về văn hóa trang phục của giáo viên nữ, cháu trả lời chắc như đinh đóng cột: "Áo dài vẫn là đẹp nhất! Thỉnh thoảng cô giáo diện váy công sở hoặc quần tây âu phục để đổi không khí. Nhưng tụi con tuyệt đối không thích những cái váy quá ngắn, áo quá mỏng hoặc là trang điểm quá đậm với lông mi giả long lanh...".
Đúng là có lắng nghe con trẻ nói mới thấy hết quan niệm về cái đẹp cũng như định hình về người thầy trên bục giảng trong lòng mấy cô cậu học trò. Đôi khi chúng ta bắt gặp mấy lời khen ngợi xuýt xoa về bộ váy mới, cái áo sành điệu, màu tóc nhuộm vàng hoe, bộ móng tay đỏ chót của thầy cô từ mấy cô cậu học trò, đừng vội tin điều đó là hay!
Môi trường sư phạm đòi hỏi người giáo viên cần có những chuẩn mực, tác phong mẫu mực để làm gương cho học sinh. Đứng trên bục giảng, truyền dạy đạo lý làm người, thầy cô không thể vô tư "lật mặt" lý thuyết bằng chính cách ứng xử trong văn hóa trang phục của mình!
Chúng ta dạy học sinh lối sống giản dị trong khi mình xun xoe chưng diện, liệu có sức thuyết phục không? Chúng ta cấm học sinh nhuộm tóc đến lớp trong khi mình hôm nay tóc nâu đỏ, mai tóc vàng rơm, hôm kia uốn xoăn phồng, liệu có đủ sức làm gương không? Chúng ta yêu cầu các em mặc đồng phục, tránh quần đáy ngắn, áo phông sặc sỡ nhưng chính chúng mặc quần jeans ôm sát và thản nhiên lên lớp bằng mấy cái áo mỏng tang, có được không?
Văn hóa trang phục trong nhà trường luôn được quan tâm, chấn chỉnh, uốn nắn. Bởi vậy, nhiều trường học quy định khá chặt chẽ về độ ngắn - dài, dày - mỏng của váy áo, cái gì được, điều gì không nên mặc đến trường. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một vài thầy cô cố tình hoặc vô ý tạo ra những hình ảnh khác biệt, vô hình trung làm xấu xí môi trường học đường.
Không ai cấm thầy cô quyền làm đẹp nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Đi dạy không thể như đi biểu diễn thời trang. Lên lớp không thể cứ mãi loay hoay vuốt cái áo, sờ cái váy, hất mái tóc và săm soi màu sơn trên bộ móng. Và mong nhất là thầy cô đừng hời hợt gieo vào đầu học sinh những suy nghĩ có phần không trong sáng vì cái áo nào đó quá mỏng, cái váy nào đó quá ngắn.
Cô giáo ơi, xin đừng "hồn nhiên" như thế nữa...
Theo NLĐ
Singapore: Tỷ lệ nữ lãnh đạo ngành giáo dục tăng Phụ nữ hiện chiếm một tỷ lệ lớn trong vai trò lãnh đạo ở các trường học ở Singapore, với khoảng 60% hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là nữ, so với 32% vào năm 1989. Riêng các giáo viên nữ luôn chiếm 70% lực lượng giảng dạy trong nhiều năm. ảnh minh họa Theo các nhà giáo dục, tỷ lệ hiệu trưởng...