Sinh viên sáng chế than hoạt tính bảo quản dưa lưới tươi lâu
Than hoạt tính giúp quá trình bảo quản dưa lưới được kéo dài hơn 3 – 5 ngày, ngoài ra còn duy trì được chất lượng trái sau thu hoạch.
Bảo quản dưa lưới bằng than hoạt tính.
Chưa có công nghệ bảo quản
Nguyễn Hoàng Phúc, sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM giành giải Nhất cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2024 với sản phẩm than hoạt tính bảo quản dưa lưới.
Nguyễn Hoàng Phúc chia sẻ, dưa lưới hiện được người tiêu dùng ưa chuộng, hiệu quả kinh tế rất cao, nên diện tích sản xuất phát triển nhanh. Tuy nhiên, do chất lượng dưa lưới còn thấp, chưa có biện pháp xử lý đóng gói và bảo quản phù hợp nên tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao, thời gian bảo quản ngắn.
Dưa lưới thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới là loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có khả năng làm thuốc.
Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Đây còn là nguồn cung cấp beta-caroten, axit folic, kali và vitamin C, A. Nguồn kali trong dưa lưới còn giúp bài tiết, thải sodium, vì vậy, sử dụng dưa lưới có tác dụng giảm huyết áp cao. Trong trái dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase (SOD), giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần.
SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống oxy hóa khác. Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc,… Do vậy, dưa lưới được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Hiện nay diện tích dưa lưới sản xuất trong nhà màng có sản lượng phát triển rất nhanh tại nhiều địa phương như: TPHCM (50 ha), Bình Dương (100 ha), Đồng Nai (100 ha), Lâm Đồng (50 ha), Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An,… Ngoài nhà màng, dưa lưới cũng được trồng nhiều ngoài đồng ruộng (mùa khô), sản lượng ước tính khoảng hơn 20.000 tấn/năm.
Video đang HOT
Do hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, nên dưa lưới được nhiều công ty, hộ nông dân đầu tư sản xuất. Đầu ra cho dưa lưới khá đa dạng, chủ yếu là các siêu thị, nhà hàng, các chợ truyền thống và một phần nhỏ cho xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc.
Dưa lưới là sản phẩm mới ở Việt Nam nên chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về loại sản phẩm này. Đặc biệt, các biện pháp xử lý cận thu hoạch, đóng gói, bảo quản sản phẩm chế biến của trái dưa lưới sau thu hoạch vẫn chưa được nghiên cứu. Đây là một bất cập của ngành sản xuất dưa lưới ở Việt Nam, khiến sản phẩm trái dưa lưới hầu như chỉ được tiêu thụ trong nước ở dạng ăn tươi, chưa xuất khẩu được.
Nguyên nhân ở chỗ chất lượng dưa lưới còn thấp (độ Brix thấp, độ đồng đều về kích thước và trọng lượng không cao), chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng cho trái dưa lưới, chưa có biện pháp xử lý đóng gói và bảo quản phù hợp nên tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao, thời gian bảo quản ngắn, tỷ lệ nấm bệnh trên trái dưa sau thu hoạch rất cao.
Quá trình bảo quản dưa lưới bằng than hoạt tính do sinh viên Nguyễn Hoàng Phúc nghiên cứu.
Kéo dài thời gian bảo quản
Trước thực tế này, Phúc tìm hiểu và lựa chọn phương pháp bảo quản an toàn, bền vững dành riêng cho dưa lưới. Than hoạt tính được tạo ra khi than sinh học được hoạt hóa với Kali permanganat (KMnO4).
Khi cho than hoạt tính một lượng vừa đủ vào thùng chứa dưa lưới, nó sẽ hấp phụ và oxy hóa khí ethylene sinh ra trong quá trình dưa lưới chín. Qua đó, làm trì hoãn sự xuất hiện đỉnh ethylene cũng như đỉnh hô hấp.
“Nhờ vậy, quá trình bảo quản của dưa lưới sẽ được kéo dài hơn hơn 3 – 5 ngày, ngoài ra còn duy trì được chất lượng trái sau thu hoạch”, Hoàng Phúc cho biết.
So với thùng chứa dưa lưới không qua xử lý chỉ bảo quản khoảng 10 ngày, thùng có than hoạt tính có thể nâng thời gian bảo quản lên gần 13 ngày. “Than hoạt tính ngoài tăng thời gian bảo quản còn giúp duy trì chất lượng trái tốt nhất. Thùng chứa dưa lưới nếu không bảo quản sau 10 ngày sẽ có dấu hiệu hư hỏng”, Phúc nói.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Một số loại đồ uống giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, thậm chí có thể làm tăng mức cholesterol HDL (mỡ máu tốt). Người bị mỡ máu cao tham khảo một số loại đồ uống nên đưa vào chế độ ăn uống.
1. Trà xanh tốt cho người mỡ máu cao
Trà xanh được coi là một trong những loại đồ uống lành mạnh nhất. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà xanh làm giảm mức LDL ở cả những người khỏe mạnh và những người có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch cũng như làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần ở những người tham gia.
Trà xanh là loại đồ uống lành mạnh nhất cho người mỡ máu cao.
Theo Kathy McManus, Giám đốc Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Brigham and Women (Hoa Kỳ), dữ liệu hạn chế có sẵn về trà xanh hỗ trợ mối liên hệ tiềm ẩn giữa trà xanh và các đặc tính có lợi liên quan đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu phát hiện ra rằng mối liên hệ này phần lớn có thể là do sự hiện diện của flavonoid. Một lý do quan trọng khiến trà xanh có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch là vì các flavonoid này là chất chống viêm mạnh mẽ. Tác dụng này có thể phá vỡ mảng bám LDL trong động mạch.
2. Sữa đậu nành có thể điều chỉnh cholesterol
Sữa đậu nành là một trong số ít sản phẩm thay thế sữa có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe. Sữa đậu nành đặc biệt có lợi nếu mong muốn giảm mức mỡ máu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 2 loại protein cụ thể có trong đậu nành, glycinin và B-conglycinin, có thể làm giảm mức cholesterol LDL.
Theo Tiến sĩ Elvira de Mejia, Giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois Urbana-Champaign (Hoa Kỳ), nghiên cứu phát hiện ra rằng khi tiêu hóa, đậu nành có tác dụng hấp thụ cholesterol xấu. Những kết quả này chỉ ra rằng việc tiêu thụ các loại đậu nành được chọn có thể điều chỉnh cholesterol và cân bằng LDL và do đó thúc đẩy việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
Sữa đậu nành không chỉ có khả năng làm giảm cholesterol gây tắc nghẽn động mạch mà còn có thể làm tăng mức HDL. Những phát hiện này đã được báo cáo trong một nghiên cứu được công bố trên Complementary Therapies in Medicine, trong đó những người tham gia tiêu thụ từ 1 đến 4 cốc sữa đậu nành mỗi ngày trong tối đa 8 tuần.
Các chuyên gia lưu ý nên uống sữa đậu nành nguyên chất, không đường, hạn chế các loại sữa đậu nành có hương vị do có thể chứa đường làm mất đi lợi ích.
3. Sữa yến mạch là lựa chọn tốt giúp giảm cholesterol
Sữa yến mạch ít calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa, khiến nó trở thành một sự bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của những ai đang cố gắng giảm mỡ máu xấu. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên Annals of Nutrition and Metabolism đã phát hiện ra rằng những người đàn ông có mỡ máu cao tiêu thụ sữa yến mạch trong 5 tuần có mức cholesterol LDL và tổng cholesterol thấp hơn khi hoàn thành nghiên cứu.
Sữa yến mạch là lựa chọn tốt giúp giảm mỡ máu một cách tự nhiên.
Lợi ích này là do chất xơ hòa tan có trong sữa yến mạch, đặc biệt là beta-glucan. Đây là loại chất xơ hòa tan trong nước trở nên nhớt hơn khi cơ thể tiêu hóa chậm. Quá trình này là chìa khóa, vì chất xơ hòa tan phân hủy đủ chậm để giữ chặt cholesterol trong cơ thể.
Khi chất xơ hòa tan được tiêu hóa chậm, nó liên kết với cholesterol trong máu trước khi có thể đi vào tuần hoàn. Sau đó, nó có thể loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể, giúp giảm cholesterol LDL.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên Food & Function thậm chí còn phát hiện ra rằng việc tiêu thụ đồ uống làm từ yến mạch, trái ngược với việc chỉ ăn yến mạch, có thể mang lại hiệu quả lâu dài hơn trong việc giảm mức cholesterol. Mặc dù không phải tất cả các thương hiệu đều cung cấp thông tin này, một số nhà sản xuất sữa yến mạch có đưa lượng beta-glucan vào nhãn dinh dưỡng của họ.
4. Chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ hỗ trợ cải thiện cholesterol
Rượu vang đỏ tuy là đồ uống có chứa cồn nhưng vẫn được lưu ý vì nó có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Những lợi ích có thể bắt nguồn từ quá trình lên men. Nho đỏ chứa một loại chất chống oxy hóa mạnh được gọi là resveratrol. Polyphenol này mang lại lợi ích sức khỏe to lớn nói chung, nhưng một trong những lợi ích quan trọng nhất là nó có tác dụng chống viêm trên động mạch và có thể làm tăng mức HDL trong máu.
Khi tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa càng cao, toàn bộ cơ thể càng được bảo vệ khỏi bệnh tật và ức chế tình trạng viêm. Vì vậy, nếu thỉnh thoảng vẫn uống một ly rượu vang đỏ cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện mức mỡ máu cùng với việc thực hiện lối sống khoa học, chế độ ăn cân bằng, duy trì tập luyện.
Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày? Đạp xe là hoạt động tốt cho sức khỏe, vậy nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày? Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày? Đạp xe là hình thức tập luyện dễ thực hiện và tốt cho sức khỏe. Chỉ 10 phút đạp xe mỗi ngày có thể tăng tuổi thọ và săn chắc cơ bắp. Báo Thanh Niên dẫn nguồn...