Sinh viên ‘quẩy’ tưng bừng trong lễ hội té nước
Với câu nói ‘Ai ướt càng nhiều, người đó càng may mắn’, hàng trăm sinh viên cùng ‘quẩy’ tưng bừng trong lễ hội té nước. Đây cũng là phần hội được mong chờ nhất của sinh viên.
Sinh viên hào hứng tham gia phần hội té nước – ẢNH: THANH DUNG
Ngày 17.4, tại Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM đã diễn ra lễ hội Tết cổ truyền Việt Nam – Lào – Campuchia, thu hút đông sinh viên trong và ngoài trường tham gia. Lễ hội đề cao văn hóa truyền thống với khu trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, phố văn hóa…
Trong đó, phần hội té nước được đông đảo sinh viên trông chờ để “quăng lựu đạn nước” vào bạn bè, cầu chúc may mắn như chia sẻ hài hước từ các sinh viên tham gia.
Phấn khích là tâm trạng chung của các sinh viên
Ngay sau tiếng còi bắt đầu, hàng trăm sinh viên tay cầm xô chậu đựng đầy nước với đủ kích cỡ và màu sắc tạt “loạn xạ” lên không trung, những xô nước được “tiếp tế” liên tục. Không kém cạnh, nhiều sinh viên dùng hẳn vòi xịt lớn của trường và cả súng nước tự trang bị “chiến” đến cùng.
Với ý nghĩa “Ai ướt càng nhiều, người đó càng may mắn”, sinh viên đã không ngần ngại ướt từ đầu đến chân. Cộng thêm thời tiết buổi trưa khá nóng nên càng nhiều sinh viên hào hứng và phấn khởi khi được tạt nước xối xả.
Video đang HOT
Những đợt nước xối xả từ không trung
Sun Pisey (năm 4, Trường ĐH Kinh tế – Luật), là người Campuchia đang theo học ngành Kinh tế đối ngoại tại trường, chia sẻ: “Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tại nước mình không tổ chức lễ như hằng năm. Là sinh viên xa nhà nên khi được nhà trường quan tâm, nhận được tình cảm ấm áp từ trường và bạn bè, bản thân mình cảm thấy hạnh phúc và vui lắm”.
Là sinh viên lần đầu tham gia, Lê Thanh Hải Trang (K61, Trường ĐH Giao thông vận tải) chia sẻ: “Không khí náo nhiệt hơn mình nghĩ. Lúc chưa bắt đầu còn ngại người lạ người quen nhưng vào cuộc rồi, ai cũng chơi hết mình nên vui càng thêm vui”.
Xô chậu, thùng nhựa… được tận dụng hết công suất
Những cái nắm tay giữa sinh viên Lào, Campuchia và Việt Nam cho thấy tình cảm thắm thiết, mối quan hệ hữu nghị giữa sinh viên với sinh viên. Trần Quốc Tuấn (sinh viên năm 3, Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM) nói: “Ngày lễ của các bạn, nếu không thể về nước để vui cùng gia đình thì tụi mình sẽ giúp các bạn vui chơi trên nước Việt Nam”.
Diễn ra gần 1 tiếng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng, nhiều sinh viên lần đầu tham gia phấn khích hơn hẳn, người xem đứng vòng ngoài vỗ tay vì những đợt nước tạt “trúng đích”.
Cầm vòi xịt lớn trong tay, Quốc Tuấn hào hứng nói: “Đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ thời sinh viên của mình khi được cùng các bạn hòa chung không khí lễ hội, hát hò và nhảy múa. Tết của nước bạn vui không kém nước mình”.
Theo Sun Pisey, té nước là một nghi thức cầu chúc may mắn, phúc lộc an lành trong lễ mừng năm mới, để nước rửa trôi hết những điều xui xẻo của năm cũ. Vì vậy, mọi người đều tham gia với tâm trạng tươi vui và hào hứng vì một năm mới bình an, may mắn và tốt đẹp.
Những vòi xịt lớn của trường cũng được tận dụng
Bên cạnh trò chơi té nước, ngày hội Tết cổ truyền Việt Nam – Lào – Campuchia còn diễn ra nhiều hoạt động thú vị như thắt chỉ cổ tay, đi cà kheo, thắt vòng cổ hoa, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống của mỗi nước…
Thao, chậu, súng nước đủ màu sắc
Những cái nắm tay, kề vai dễ thương trong suốt phần hội
Chơi hết mình
Hàng trăm lưu học sinh không về nước ăn tết vì Covid-19
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng trăm lưu học sinh người Lào, Campuchia tại Kon Tum không về nước ăn tết truyền thống.
Các nữ sinh thực hiện nghi lễ buộc chỉ cổ tay cầu may mắn, sức khỏe - ĐỨC NHẬT
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum hiện có gần 260 lưu học sinh Lào và Campuchia. Theo các lưu học sinh, tết cổ truyền của người Lào và người Campuchia diễn ra từ ngày 14 - 16.4 hằng năm. Đó là tết Bunpimay Lào và tết Chol Chnam Thmay Campuchia. Tuy nhiên, hiện nay dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội, nên hàng trăm lưu học sinh người Lào, Campuchia đang theo học tại Kon Tum không về nước đón tết.
Sam Rothkunthea (quốc tịch Campuchia), sinh viên năm 3, ngành luật kinh tế, cho hay năm nay do dịch Covid-19 ở quê nhà bùng phát nên cô không về đón tết cùng gia đình. Do đó, cô cùng nhiều người khác phải ở lại Việt Nam đón tết truyền thống.
Theo Rothkunthea, vào dịp tết cổ truyền của người Campuchia, con, cháu sẽ tắm và tặng quà cho những người lớn tuổi ở trong nhà để báo hiếu và bày tỏ lòng biết ơn. Sau đó, ông bà, bố mẹ sẽ gửi những lời chúc đến con cháu với hy vọng năm mới, mọi người đều có sức khỏe, vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Rothkunthea cho biết: "Năm đầu tiên đón tết xa nhà em cảm thấy buồn và trống vắng vì không có cha mẹ bên cạnh. Tuy nhiên, các thầy cô tạo điều kiện, tổ chức tết cổ truyền tại trường nên chúng em cũng vơi bớt phần nào nỗi buồn. Tuy không khí khác với ở nhà nhưng chúng em vẫn được tham gia vào những nghi lễ và thưởng thức món ăn truyền thống nên rất vui và hạnh phúc".
Tương tự, Khamnasin (quốc tịch Lào), sinh viên năm 2, khoa luật kinh tế, cho hay đây là lần thứ hai Khamnasin đón tết truyền thống tại Việt Nam vì dịch Covid-19. Tuy phải đón tết xa nhà nhưng Khamnasin vẫn được cùng các bạn tham gia nghi thức, nghi lễ trong ngày tết như buộc chỉ cổ tay, té nước... "Nhân dịp năm mới, mình chúc các bạn lưu học sinh 2 nước Lào và Campuchia dồi dào sức khỏe, may mắn", Khamnasin nói.
Bà Nguyễn Tố Như, Phó giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, cho biết do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên các lưu học sinh phải đón tết tại trường. Để giúp các em vui tết cổ truyền, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em thực hiện những nghi lễ truyền thống cơ bản theo đúng phong tục. Ngoài ra, phân hiệu cũng tổ chức tết Bunpimay Lào và tết Chol Chnam Thmay Campuchia cho các lưu học sinh đang học tập tại trường.
"Nhân dịp năm mới, nhà trường chúc các lưu học sinh sức khỏe, may mắn và đạt kết quả cao trong học tập. Bên cạnh đó, nhà trường mong muốn toàn thể lưu học sinh 2 nước cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những nhân tài, góp sức mình dựng xây đất nước tươi đẹp. Đồng thời, vun đắp tình hữu nghị của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia", bà Như chia sẻ.
Xét nghiệm Covid-19 sinh viên Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM Chiều nay 16.3, 54 sinh viên ở nội trú tại ký túc xá ĐHQG TP.HCM đến từ các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 để bảo đảm an toàn. Lấy mẫu xét nghiệm đối với sinh viên đến từ các tỉnh có dịch - THANH TÙY Vào lúc 14 giờ chiều nay (16.3), Trung tâm...