Sinh viên quan niệm khác nhau như thế nào giữa “làm thêm” và “làm thật”?
Gần đây, câu chuyện về công việc làm thêm, thái độ, trách nhiệm, tác phong của một số bạn trẻ khi đi làm đã trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm, cộng đồng mạng xã hội.
Phóng viên Báo Dân trí ghi nhận những ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề này.
Cơ hội trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm
Diệu Linh, sinh viên năm 2, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Đối với bản thân mình, lúc còn đi học là một thời điểm tốt để các bạn trải nghiệm với công việc làm thêm. Bên cạnh những giờ học trên giảng đường, sinh viên có thể trau dồi và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc các bạn làm. Tuy nhiên, việc quyết định làm thêm không còn tùy thuộc vào mục đích và quỹ thời gian của mỗi người.
Nếu mong muốn ra trường với kết quả học tập tốt, thì các bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc học, nghiên cứu những điều mà các bạn hứng thú và hỗ trợ cho mục tiêu của bạn. Còn các bạn trẻ mong muốn được trải nghiệm nhiều hơn để trở nên năng động, tự tin và có thêm nhiều kinh nghiệm có thể lựa chọn công việc phù hợp với sở thích, năng lực và thời gian của bản thân”.
Trong khi đó, Vũ Phương Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Nếu có thể, các bạn sinh viên nên đi làm thêm. Đây là một cách để các bạn áp dụng những kiến thức được học ở lớp vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa, đi làm thêm còn giúp các bạn trẻ năng động hơn, trau dồi được kỹ năng mềm của bản thân và xây dựng được các tác phong nghiệp vụ, phục vụ cho công việc sau này và việc làm thêm sẽ giúp mỗi người có thêm thu nhập, đỡ đần được bố mẹ.
Việc làm nào cũng tốt và ý nghĩa chỉ cần đó là công việc chân chính và phù hợp với bản thân, khi làm việc, ta cảm thấy thoải mái với nó là được. Cá nhân mình luôn hướng đến những công việc đem lại nhiều kinh nghiệm và kĩ năng liên quan đến ngành nghề mình theo học. Qua đó, mình có cơ hội cọ xát, trải nghiệm nhiều hơn. Công việc làm thêm còn mang đến cho mình nhiều cơ hội để được học hỏi và làm quen với nhiều người có kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức mới”.
Bên cạnh học tập trên lớp, Phương Anh còn làm thêm hai công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông, marketing. Không chỉ đảm bảo được kiến thức và điểm số của mình, cô còn nhận được học bổng của trường.
Quyết định có làm thêm hay không phụ thuộc vào mục đích, nhu cầu của mỗi người. Đối với một số bạn trẻ, làm thêm nhiều công việc, trải nghiệm nhiều hơn là cách mà họ tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân hay đơn giản là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Mình thích gì? Mình muốn làm gì?”.
Bạn Hương Trang, sinh viên năm 2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thẳng thắn bày tỏ: “Mình đi làm thêm chủ yếu để quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Mình không quá quan trọng việc lương bổng, chỉ hy vọng sẽ tìm thấy công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, vì còn là sinh viên nên mình vẫn ưu tiên việc học và cố gắng cân đối thời gian để không bị ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chúng”.
Video đang HOT
Hương Trang chia sẻ thêm: “Cư xử lễ độ, lịch sự khi đi làm thêm là lễ tiết cơ bản và vô cùng cần thiết, nhưng như vậy không có nghĩa là quá khép nép và không dám thể hiện chính kiến. Trong môi trường làm việc sẽ có nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau, nên tốt nhất là giữ thái độ lịch sự với mọi người để thể hiện sự tôn trọng”.
“Làm thêm” có gì khác “làm thật”?
Khánh Giang, sinh viên năm 2, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: “Đi làm cũng chính là đang đi học, việc học ở đây là chúng ta đang học từ cuộc sống và thực tế công việc. Dù là làm thêm, mình vẫn luôn nghiêm túc, cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Khi đang là sinh viên, chúng ta cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lí, cân bằng giữa việc học trên trường và việc đi làm để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cá nhân mỗi người thì các bạn sẽ có những cách lựa chọn và phân bổ khác nhau”.
Khánh Giang tin rằng khi cố gắng, nỗ lực hết sức với công việc mình làm thì chắc chắn sẽ được đền đáp bằng trái ngọt.
Bày tỏ suy nghĩ về sự khác nhau giữa “làm thêm” và “làm thật”, Khánh Giang nói: “Dù là đang đi làm thêm hay đi làm chính thì đó cũng là cơ hội để học hỏi và luôn phải làm việc với thái độ nghiêm túc và chỉn chu nhất. Hai loại công việc chỉ khác nhau ở chỗ hiện tại chúng ta đang là sinh viên nên cần có sự cân bằng giữa học và làm một cách hợp lí, còn khi đã ra trường và đi làm thì chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn cho công việc.
Đồng thời, làm việc giờ đây là thời điểm chúng ta đưa tất cả những thứ được tích lũy thông qua quá trình làm thêm đó phục vụ cho công việc hiện tại. Giá trị mang lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cơ hội thăng tiến của mỗi người”.
Thu Thảo, sinh viên năm 3, Đại học Ngoại thương, chia sẻ: “Mình nghĩ, làm thêm và làm “thật” đều có những đặc thù riêng. Khi làm “thật” là bạn có sự ràng buộc với đối phương, thường là ký hợp đồng công việc. Như vậy tức là bạn phải có trách nhiệm với công việc mình làm. Công việc của bạn phải mang lại lợi ích, giá trị cho công ty. Công ty trả lương thưởng dựa trên doanh số, giá trị công việc mà bạn mang lại”.
Thảo nói thêm: “Khi đi xin việc làm, bạn nên lễ phép và có tinh thần cầu tiến để có thể thuyết phục nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn xác định được vị trí và giá trị của bản thân, như thông thạo hai ngoại ngữ, tốt nghiệp loại xuất sắc, bảng thành tích học tập và kinh nghiệm hoạt động, làm việc phong phú, thì bạn có thể đàm phán với nhà tuyển dụng về những mong muốn của bản thân, như vị trí làm việc, cơ hội, lương thưởng…”.
"Chữa lành" tâm hồn với những phòng tư vấn tâm lý mini trên mạng xã hội
Nhiều bạn trẻ đã thành lập những phòng tư vấn mini trên các nền tảng mạng xã hội với mong muốn giúp đỡ, nâng cao nhận thức về các vấn đề tâm lý mà thế hệ của mình phải đối diện hằng ngày.
Giới trẻ ngày càng đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý
Cuộc sống hiện đại có tốc độ phát triển nhanh chóng, kèm theo đó là áp lực, cảm giác cô đơn khi thường quá lệ thuộc vào mạng xã hội. Điều này đã khiến các bạn trẻ ngày nay đa phần đều gặp nhiều khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống.
Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Trong khi đó, chỉ có khoảng 20% nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Cùng với đó, những nghiên cứu, tài liệu chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý học còn khá khan hiếm và khó tiếp cận đối với người trẻ Việt.
Nhiều người trẻ còn có suy nghĩ dè chừng khi tiếp xúc với các khía cạnh liên quan đến tâm lý.
Bạn Nhật Nam (chuyên ngành Tâm lý học và Xã hội học, Đại học Melbourne) chia sẻ trong một bài viết trên InPsychOut - trang thông tin về sức khỏe tâm lý của người trẻ Việt: "Các bạn trẻ thường lo sợ về nguy cơ gây ra bạo lực, nguy hiểm của của những người có rối loạn tâm lý mạn tính, có xu hướng cô lập họ khỏi cộng đồng cao hơn.
Sinh viên Việt Nam cũng đồng thời tin rằng áp lực và cú sốc tinh thần từ thách thức trong cuộc sống gây ra rối loạn tâm lý. Mặc dù người trẻ Việt hiểu một phần nào đó về các yếu tố dẫn đến rối loạn tâm lý, sự kỳ thị của họ với những người có rối loạn tâm lý rất là cao".
"Góc trú ẩn" của những tâm hồn bị tổn thương
Với mong muốn "nâng cao nhận thức về tâm lý trong cộng đồng", nhiều trang web, fanpage cung cấp kiến thức về tâm lý học đã được các bạn trẻ thành lập và đạt được sự quan tâm nhất định. Chị Yến Nhi, founder A Crazy Mind chia sẻ: "Thông điệp chính chúng mình muốn lan tỏa đến với các bạn trẻ đó là: Bạn không hề cô đơn, cũng có rất nhiều người gặp vấn đề giống bạn, chúng ta vượt qua nó cùng nhau".
A Crazy Mind - một tổ chức cộng đồng khá nổi tiếng trong lĩnh vực này.
Tuy được thành lập bởi người trẻ, nhưng fanpage có thể cung cấp các kiến thức học thuật về tâm lý rất hữu ích. A Crazy Mind, InPsychOut đều có những thành viên theo học các chuyên ngành về tâm lý học trong đội ngũ sáng lập. Beautiful Mind VN - dự án cung cấp kiến thức sức khỏe tâm lý với trang fanpage có hơn 226K người theo dõi - có đội ngũ cố vấn chuyên môn là các giáo sư, tiến sĩ tâm lý học trong và ngoài nước. Trang cũng được lựa chọn trở thành đối tác cho trang tài nguyên về sức khỏe tâm lý của Netflix Việt Nam vào tháng 11/2020.
Đội ngũ thành lập A Crazy Mind.
Dù bài viết trên các trang về tâm lý chủ yếu đều dịch lại từ các nguồn nước ngoài, hoặc được viết bởi các cộng tác viên dựa trên các báo cáo khoa học mới nhất (như trường hợp của tổ chức InPsychOut), chủ đề của chúng vẫn rất gần gũi với người trẻ. Bạn Hồng Na (trường THPT Bến Cát, Bình Dương), founder của dự án tâm lý The Psychonauts chia sẻ: "Chúng mình chọn chủ đề Tâm lý học đường cho chặng đầu tiên của dự án bởi chính các thành viên cũng đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Xung quanh chúng mình luôn có những vấn đề liên quan như áp lực điểm số, bạo lực học đường và thậm chí là bệnh trầm cảm. Cả nhóm hi vọng những bài viết, câu chuyện chia sẻ trên page có thể phần nào giúp các bạn trẻ vượt qua được rào cản tâm lý trong cuộc sống để trở thành chính mình".
Những nhóm kín và confession đã trở thành "nơi trú ấn tâm hồn" của nhiều người.
Bên cạnh đó, những "nhà tâm lý trẻ" còn tạo ra không gian an toàn để những người trẻ an tâm chia sẻ khó khăn họ gặp phải, như nhóm kín, confession... Bởi chỉ cần một lời động viên từ những người có cùng tâm sự, hoặc đôi khi chỉ là sự lắng nghe thì đối với nhiều người trẻ đã là một sự giúp đỡ quý giá.
"Hành trình chữa lành" không dừng lại
Tuy hoạt động hầu hết trên không gian mạng, những tổ chức, dự án tâm lý đa số đều đang và sẽ nối dài "hành trình chữa lành" của mình bằng các kế hoạch offline trong tương lai. Đội ngũ của A Crazy Mind sẽ viết sách và hợp tác cùng các chuyên gia tâm lý để mở các khóa học trị liệu thông qua nghệ thuật. Dự án của nhóm học sinh THPT toàn quốc The Psychonauts sẽ tiếp tục hoạt động mùa tiếp theo với chủ đề mới, hay InPsychOutđang kết hợp với Gãy(một nền tảng âm nhạc và trình diễn tại Sài Gòn) cho ra podcasts về chủ đề sức khỏe tinh thần trong chuyên mục " InPsychOut kể chuyện Gãy ".
Brochure của InPsychOut để tuyên truyền kiến thức về tâm lý học.
Ngoài ra, teen hoàn toàn có thể trở thành một phần của những dự án ý nghĩa này ở các vị trí cộng tác viên dịch thuật, viết bài và truyền thông. Ví dụ như dự án The Psychonauts sắp tới sẽ đẩy mạnh hoạt động trên cả các nền tảng sở trường của teen như Instagram, TikTok.
Bên cạnh đó, cũng hãy luôn chăm sóc sức khỏe tâm lý và trở thành "nhà trị liệu tâm lý" của chính bản thân mình. Quan trọng nhất, các bài viết trên trang tâm lý chỉ mang tính chất cung cấp thông tin và tham khảo. Bạn vẫn nên tìm đến các phòng khám, trung tâm có chuyên môn cao để được tư vấn và điều trị nếu gặp những vấn đề tâm lý nặng nhé!
Nhảy trên mạng xã hội để lấy học bổng Các học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi nhảy trên ứng dụng B612 - ứng dụng chỉnh hình dành cho các bạn trẻ và đăng lên mạng xã hội sẽ có cơ hội nhận học bổng trị giá 5 triệu đồng. Cuộc thi nhảy trên mạng xã hội được phát động tới học sinh, sinh viên - ẢNH BTC CUNG CẤP Thành...