Sinh viên ở trọ ‘kẹt’ lại TP.HCM: Ăn khô cả tuần, mong nhận được hỗ trợ
Sinh viên ở trọ bị kẹt lại TP.HCM gặp nhiều khó khăn khi thực phẩm ngày càng tăng giá, gia đình ở quê rơi vào cảnh dịch Covid-19 nên mong muốn nhận được hỗ trợ ngay lúc này vì “về không được, ở không xong”.
Sinh viên ở trọ mong nhận được hỗ trợ. Ảnh THANH DUNG
Sinh viên ăn uống cầm cự qua ngày
Khi TP.HCM thực hiện lệnh giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều sinh viên kẹt lại thành phố hoặc khu vực giáp ranh với thành phố đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn khi không thể ra ngoài mua thực phẩm do chốt chặn, tiền chi tiêu không còn nhiều và rau củ khan hiếm.
Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM (còn gọi là Làng ĐH) từng tập trung rất đông sinh viên nhưng hiện nay các bạn rơi vào cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Bản tin Covid-19 ngày 15.7: Cả nước 3.416 ca bệnh mới; riêng TP.HCM 2.701 ca và thêm 69 ca tử vong
Trọ trên đường T2, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) giáp ranh với TP.HCM, Trần Võ Quang Hiếu (SV Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) chật vật vì không thể ra siêu thị mua thực phẩm.
Chuyện bi hài là con đường mà Hiếu trọ một bên thuộc TP.HCM, một bên của tỉnh Bình Dương nên nam sinh viên phải đi qua các chốt kiểm dịch nếu muốn ra ngoài mua thực phẩm.
“Tôi đi đến chốt ngã ba 621, cảnh sát chặn hỏi đi đâu, nói đi mua thực phẩm, họ yêu cầu phải có giấy xét nghiệm Covid-19. Thế là, tôi phải quay lại, chạy ra hướng quốc lộ 1A thì gặp thêm chốt gần nhà điều hành ĐH Quốc gia TP.HCM. Do đó, tôi không thể đi đâu được để mua thực phẩm. Chợ ở đây đã bị cấm hết, còn đi xét nghiệm thì tôi không có đủ tiền”, Hiếu nói.
Trong những ngày gần đây, Hiếu chỉ đặt hàng trên mạng rồi chờ giao về. Giá cả đội lên, Hiếu cắn răng ăn uống qua bữa, chờ hỗ trợ từ trường và chính quyền.
Chốt chặn ngay cổng vào Làng ĐH, “ranh giới” giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Ảnh THANH DUNG
Còn khu vực trọ của Lê Thị Bích Như (sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM) trên đường Phạm Phú Thứ, phường 11, Q.Tân Bình (TP.HCM) vừa bị phong tỏa tối hôm qua.
Hiện tại, Như chỉ còn biết nhờ người bên ngoài đi chợ giúp. Lúc dịch Covid-19 chưa bùng phát, Như đi làm thêm để có phần thu nhập, hiện nay cầm cự nhờ tiền bố mẹ gửi lên. “Phòng trọ chỉ còn ít rau, thực phẩm cũng không dám mua nhiều, mắm muối cũng vừa mới hết nhưng giờ không được ra ngoài”, nữ sinh viên nói.
Đoạn đường một bên thuộc TP.HCM, bên còn lại của tỉnh Bình Dương. Ảnh QUANG HIẾU
“Xin hãy hỗ trợ cho sinh viên ở trọ”
Chống chọi với dịch hơn một tháng qua, nhiều sinh viên bắt đầu kiệt sức. Khi biết tin về “Siêu thị mini 0 đồng” ở Nhà văn hóa Thanh Niên (Q.1, TP.HCM) có chính sách hỗ trợ, nhiều sinh viên mừng rỡ nhưng rồi nhận ra chương trình chỉ áp dụng cho sinh viên ở ký túc xá (KTX) chứ không phải ở trọ.
Nữ sinh viên Bích Như khá buồn vì không nằm trong đối tượng nhận được hỗ trợ. “Chúng tôi cũng là sinh viên, cũng khó khăn như các bạn. Phòng trọ của tôi có 6 người ở ghép để tiết kiệm, tiện đi học, đi làm thêm chứ không phải khá giả gì. Tôi mong rằng sinh viên ở trọ cũng được hỗ trợ như KTX”, Như nói.
Phiếu đi chợ mà Như nhận được. Ảnh NVCC
Còn Nguyễn Thị My (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn), ngụ ở hẻm 876, đường Cách mạng tháng 8, P.5, Q.Tân Bình (TP.HCM), đem hết tiền tiết kiệm ra dùng. Bố mẹ ở quê cũng khó khăn do dịch bệnh nên My càng không dám xin tiền gia đình mà ăn uống tằn tiện hơn. “Tôi chỉ ăn đồ khô sống qua ngày, ra chợ xếp hàng đông nhưng đến lượt mình thì không còn gì cả. Về nhà có gì em ăn nấy, cũng không biết cố được đến khi nào”, My chia sẻ.
Thấy được thông tin về siêu thị mini hỗ trợ sinh viên, My ngậm ngùi đem nỗi buồn kèm nỗi lo khi nhận được câu trả lời chỉ hỗ trợ SV ở KTX. “Tiền dành dụm không còn bao nhiêu, dịch cứ dai dẳng, sinh viên ở trọ cũng khổ lắm. Tôi chỉ mong sinh viên ở trọ cũng được hỗ trợ”, My tâm sự.
Hiện nhiều sinh viên rơi vào cảnh khó khăn, ăn uống cầm cự qua ngày khi không thể đi làm thêm. “Chúng tôi nói với gia đình là mình ổn nhưng thật lòng là không ổn chút nào. sinh viên đều mong nhận được hỗ trợ dù chỉ là gói mì hay bó rau vào thời điểm này”, Hiếu nói.
TP.HCM đã đón 4.473 y bác sĩ, sinh viên chi viện chống dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tại TP.HCM diễn biến phức tạp, sự chi viện của y bác sĩ, sinh viên trên cả nước là điều rất đáng quý trong giai đoạn này.
Dịch Covid-19 tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp. ẢNH: DUY TÍNH
Sáng 17.7, Sở Y tế TP.HCM, cho biết tính đến ngày 15.7, Sở Y tế TP.HCM đã đón 24 đoàn công tác đến từ Sở Y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Bộ, ngành và 11 trường cao đẳng, đại học chi viện chống dịch Covid-19 tại TP.HCM với tổng cộng 4.473 người.
TP.HCM yêu cầu đưa F0 mắc Covid-19 vào bệnh viện trong vòng 12 tiếng
Trong đó, có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên tham gia hỗ trợ. Cụ thể:
1. Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia tổng cộng 262 người, bao gồm 106 bác sĩ, 156 điều dưỡng.
2. Bệnh viện Thống Nhất tham gia tổng cộng 92 người, bao gồm 31 bác sĩ, 61 điều dưỡng và kỹ thuật viên.
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tham gia tổng cộng 276 người, bao gồm 100 bác sĩ, 176 điều dưỡng.
4. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM tham gia tổng cộng 95 người, bao gồm 30 bác sĩ, 65 điều dưỡng.
5. Bệnh viện đa khoa Bưu Điện tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
6. Bệnh viện quân y 7A tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 24 điều dưỡng, 6 kỹ thuật viên.
7. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên tham gia tổng cộng 79 người, bao gồm 21 bác sĩ, 55 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 11 bác sĩ, 26 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
9. Bệnh viện quân y 175 tham gia tổng cộng 75 người, bao gồm 25 bác sĩ, 48 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
10. Bệnh viện 74 Trunh ương tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
11. Bệnh viện 71 Trung ương tham gia tổng cộng 30 người, bao gồm 10 bác sĩ, 18 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
12. Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh tham gia tổng cộng 70 người, bao gồm 10 bác sĩ, 60 điều dưỡng.
13. Sở Y tế tỉnh Thái Bình tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
14. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tham gia tổng cộng 25 người, bao gồm 5 bác sĩ, 20 điều dưỡng.
15. Sở Y tế TP. Hải Phòng tham gia tổng cộng 114 người, bao gồm 14 bác sĩ, 100 điều dưỡng.
16. Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa tham gia tổng cộng 58 người, bao gồm 8 bác sĩ, 50 điều dưỡng.
17. Sở Y tế tỉnh Nghệ An tham gia tổng cộng 60 người, bao gồm 20 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 10 kỹ thuật viên.
18. Sở Y tế tỉnh Hải Dương tham gia tổng cộng 41 người, bao gồm 11 bác sĩ, 29 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên.
19. Sở Y tế tỉnh Yên Bái tham gia tổng cộng 44 người, bao gồm 12 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
20. Sở Y tế tỉnh Hà Nam tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 8 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 5 kỹ thuật viên.
21. Sở Y tế tỉnh Ninh Bình tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 10 bác sĩ, 30 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên.
22. Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tham gia tổng cộng 52 người, bao gồm 12 bác sĩ, 40 điều dưỡng.
23. Sở Y tế tỉnh Nam Định tham gia tổng cộng 42 người, bao gồm 7 bác sĩ, 35 điều dưỡng.
24. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tham gia tổng cộng 40 người, bao gồm 10 bác sĩ, 27 điều dưỡng, 3 kỹ thuật viên.
Y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch. ẢNH: DUY TÍNH
Ngoài ra, Sở Y tế còn tiếp nhận 2.663 cán bộ giảng viên, sinh viên từ các trường đại học trên khắp cả nước.Trường đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (320 giảng viên, sinh viên), Trường đại học Y Dược Thái Bình (350 sinh viên), Trường đại học Y tế Công cộng (103 sinh viên), Trường đại học Huế (95 sinh viên), Trường đại học Y Dược TP.HCM, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường dao đẳng Viễn Đông, Trường cao đẳng Quân y 2 (Quân khu 7) tình nguyện tham gia truy vết phòng chống dịch Covid-19.
Sở Y tế, TP.HCM cho biết dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế rất trân trọng và cám ơn sự chi viện thiết thực và đầy ý nghĩa này của các bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành trên địa bàn TP và các bệnh viện từ các tỉnh, thành trên cả nước.
Sở Y tế xin ghi nhận và trân trọng tình cảm quý báu mà Sở Y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa các tỉnh, các bệnh viện Bộ, ngành, các trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước đã dành cho TP.HCM nói chung và Sở Y tế TP.HCM nói riêng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. TP.HCM.
Trước đó, kết luận tại cuộc họp trực tuyến ngày 8.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "tất cả vì TP.HCM" và yêu cầu dành tất cả những gì tốt nhất cho TP.HCM phòng chống dịch Covid-19.
Sinh viên ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương vẫn miệt mài lấy mẫu xét nghiệm Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến căng thẳng, hàng ngàn sinh viên của các trường đại học trên cả nước đã không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện lên đường hỗ trợ TP.HCM chống dịch. Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM. Trường Đại học Kỹ...