Sinh viên ở quê chưa tiêm vắc xin Covid-19 có được trở lại TP.HCM sau 1.10?
Về quê tránh dịch 4 tháng qua, học trực tuyến liên tục khiến nhiều sinh viên mong muốn được trực tiếp nghe giảng ở giảng đường, số khác mong sớm quay lại TP.HCM để tìm việc phụ giúp gia đình.
Sinh viên trong lần rời khỏi KTX khu A ĐH Quốc gia TP.HCM cuối tháng 6. Ảnh THANH DUNG
Nhiều sinh viên lo sợ nếu không được tiêm vắc xin phòng Covid-19 sớm sẽ khó có thể trở lại TP.HCM để học tập và làm thêm.
“Học” trực tuyến khó đi đôi với “hành”
Sinh viên bắt đầu về quê tránh dịch từ cuối tháng 6 nên việc thi cử và học tập vẫn diễn ra xuyên suốt bằng hình thức trực tuyến. Học trực tuyến là phù hợp trong thời điểm này nhưng học không đi đôi với hành khiến nhiều sinh viên “than trời”.
Nguyễn Hải Yến, sinh viên ngành chăn nuôi thú y Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, còn phải tìm thêm các bài giảng khác ngoài giờ học và xem phần thực hành trên mạng. Khi học trực tiếp trước đây, mỗi tuần Yến có khoảng 3 buổi thực hành để đảm bảo sinh viên sẽ thực hành ngay sau lý thuyết.
Do đó, nữ sinh viên mong muốn được học trực tiếp nếu TP.HCM kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, Hải Yến vẫn chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên việc trở lại TP.HCM để học tập là khá khó khăn. Ở quê, chính quyền địa phương đã lấy danh sách đăng ký tiêm khá lâu nhưng hiện tại vẫn chưa có thông báo khiến cô nóng ruột.
KTX khu B, ĐH Quốc gia TP.HCM vẫn đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Ảnh THANH DUNG
“Tiêm chủng sớm không chỉ bảo vệ tôi và gia đình mà sau này, nếu trường yêu cầu sinh viên quay lại học, tôi cũng dễ dàng lên lại TP.HCM”, cô nói.
Giáp ranh với TP.HCM nhưng sinh viên Lý Uyển Quỳnh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, quê ở Long An đang đếm từng ngày để được quay lại thành phố học tập và làm việc. Theo chia sẻ, Quỳnh học song ngành nên thời điểm này, cô đang học cùng sinh viên khóa dưới. Làm việc nhóm, trao đổi bài… cũng khó khăn hơn do không quen biết ai.
“Về quê gấp khiến tôi không kịp mang tài liệu, laptop… nên phụ thuộc hoàn toàn vào bài giảng của giảng viên. Học trực tuyến cũng thú vị vì giảng viên luôn tìm cách làm mới bài dạy nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với bạn bè nên thiếu sự kết nối hơn”, Quỳnh chia sẻ.
Dù đã tiêm mũi 1 vào ngày 9.9 nhưng Quỳnh vẫn không thể trở lại TP.HCM vì không có quy định cho sinh viên di chuyển liên tỉnh.
Xóm trọ nghèo Sài Gòn sau 4 tháng thất nghiệp: ‘Nôn nao đi làm vì kiệt quệ rồi’
“Chôn chân” ở nhà suốt 4 tháng
Còn Trịnh Tuấn Nhi (sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM) dự định trong thời gian chờ xét tốt nghiệp sẽ tìm việc làm để học hỏi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên dịch Covid-19 bùng phát, Nhi di chuyển về quê nhà ở tỉnh Đồng Nai đã hơn 3 tháng. Thời gian nhàn rỗi, Nhi tập viết lách để trau dồi bản thân, chờ cơ hội lên TP.HCM tìm việc.
“Ở nhà, tôi cảm giác như mình “thất nghiệp”, suốt ngày chỉ quanh quẩn trông em và quét dọn phụ mẹ. Thấy thông tin TP.HCM sẽ mở cửa sau ngày 30.9 nhưng tôi vẫn chưa được tiêm mũi vắc xin nào, làm sao để quay lại?”, cô đặt câu hỏi.
“Học đi đôi với hành” bị ảnh hưởng bởi việc dạy trực tuyến. Ảnh ĐÌNH BẮC
Dù chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Nai đã lên danh sách nhưng mới đây lại ra thông báo hết vắc xin phòng Covid-19 và kêu gọi người dân chờ. Trước kia, Nhi cứ đi về liên tục do khoảng cách 2 tỉnh thành khá gần. Còn hiện tại, cô phải “chôn chân” tại nhà, chỉ mong sớm được tiêm chủng.
“Thật sự khá khó khăn khi tôi đang cần lên thành phố tìm việc vì bản thân đã học xong từ lâu. Huyện tôi sống đang áp dụng Chỉ thị 15, chỉ di chuyển trong huyện nhưng để lên được TP.HCM thì rất khó, chưa tiêm mũi vắc xin nào càng kéo dài thời gian đi lại”, cô nói.
Dù đã tiêm mũi 1 nhưng Quỳnh vẫn không biết khi nào được trở lại TP.HCM. Ảnh UYỂN QUỲNH
Sinh viên đa phần học trực tuyến nên vẫn chưa nằm trong diện được di chuyển sau ngày 30.9. Tuy nhiên, nhiều sinh viên mong muốn được trở lại TP.HCM để học tập và làm thêm. “Vì là sinh viên năm cuối nên tôi mong có thể học trực tiếp để nhanh hoàn thành chương trình, song song đó là tìm việc làm thêm theo chuyên ngành để thực hành nhiều hơn”, Yến nói thêm.
“Bốn tháng qua, thu nhập gia đình tôi gần như bằng không. Vì vậy, tôi mong sớm được tiêm vắc xin và sẽ có thêm quy định đi lại cho người dân ở các tỉnh để thuận lợi cho việc học tập và làm việc”, Nhi nói thêm.
Sóc Trăng: Kêu gọi người dân đang ở vùng dịch cân nhắc việc trở về địa phương
Trước tình hình người dân Sóc Trăng xa quê đang tự phát trở về địa phương ngày càng nhiều, nguy cơ khó kiểm soát tỉnh hình dịch bệnh, chiều 26/9, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng đã có văn bản kêu gọi người dân Sóc Trăng đang sinh sống và làm việc ở các tỉnh cùng đồng lòng, hỗ trợ tỉnh phòng, chống dịch COVID-19.
Trong những ngày qua, đã có hàng trăm người chạy xe máy về các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau được tỉnh Hậu Giang cử lực lượng dẫn đường qua địa bàn tỉnh. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Theo Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, trong những ngày qua, đã có hàng trăm người dân tỉnh Sóc Trăng đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về địa phương bằng phương tiện cá nhân, được cách ly tại các huyện, thị xã, thành phố. Qua xét nghiệm nhiều người đã có kết quả dương tính với SARS-COV-2, gây áp lực lớn, quá tải cho các khu cách ly tập trung, năng lực điều trị của tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Tại địa bàn một số huyện, thị xã trong tỉnh đã phát sinh nhiều ca nhiễm trong cộng đồng, nguyên nhân là do mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào tỉnh qua các lái xe luồng xanh và nguyên nhân do tâm lý chủ quan, lơ là của người dân trong thực hiện các hiện pháp phòng, chống dịch.
Trong những ngày gần đây, tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An... đã cơ bản được kiểm soát; dự kiến sau ngày 30/9/2021 sẽ chuyển sang trạng thái từng bước "Thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh". Từ đó, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh sẽ tổ chức tuyển dụng số lượng lớn lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp, góp phần ổn định đời sống, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn.
Trong điều kiện các khu cách ly tập trung, năng lực điều trị chưa đáp ứng đủ số lượng lớn người dân từ các vùng dịch trở về tỉnh, trong khi cơ hội việc làm tại các tỉnh, thành phố sau 30/9/2021 là rất lớn, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng kêu gọi người dân hết sức cân nhắc việc quyết định trở về địa phương.
Tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức đón người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về tỉnh theo Kế hoạch và kêu gọi người dân hãy cùng chung sức, đồng lòng cùng với tỉnh để kiểm soát dịch bệnh, để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của người dân, ổn định cuộc sống.
Thông tin chưa đầy đủ của các địa phương, trong 3 ngày gần đây, số người dân Sóc Trăng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác tự ý trở về Sóc Trăng khoảng trên 800 người, ngoài ra, trong ngày 25/9, tỉnh Sóc Trăng cũng đã tổ chức đoàn xe lên Thành phố Hồ Chí Minh đón trên 280 người là phụ nữ mang thai, học sinh sinh viên và người khó khăn trở về tỉnh, tất cả những công dân trở về tỉnh đều được bố trí xét nghiệm, cách ly y tế tập trung 14 ngày theo quy định.
TP.HCM: Tổ chức hoạt động GD ngoài nhà trường phải đảm bảo an toàn phòng dịch Đối với các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường khi tổ chức phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch. Học sinh TP.HCM được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào trường trong. Ảnh minh hoạ Đó là một trong những nội dung được Sở GD-ĐT TP yêu...