Sinh viên Ngoại thương tạch Google vì câu hỏi: “Hãy kể câu chuyện thất bại của bạn”, bật mí cách trả lời siêu khéo để nhà tuyển dụng nào cũng ưng
Sau lần tạch Google, cựu sinh viên FTU đã rút ra được bài học trước câu hỏi liên quan đến điểm yếu của bạn là gì.
Để trở thành nhân viên của công ty, bạn luôn cần phải trải qua cuộc phỏng vấn. Nhiều câu hỏi tưởng chừng cơ bản như “điểm mạnh/yếu của bạn là gì”, “kế hoạch trong 5 năm tiếp theo” … nếu không được trả lời đúng thì cũng có thể khiến bạn bị tạch khỏi công ty.
Anh chàng Minh Đạo là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương, từng làm việc 6 năm tại Microsoft, Nielsen và Boston Consulting Group mới đây đã có những chia sẻ khi trả lời câu hỏi: “Hãy kể một câu chuyện thất bại của bạn”.
Tưởng chừng chỉ là câu phỏng vấn bình thường, song chính vì sự chưa chuẩn bị tốt mà anh chàng này đã bị tạch khỏi Google. Làm sao để qua được ải này dễ dàng? Và dưới đây là chia sẻ của Minh Đạo:
Ảnh minh họa
” LÝ DO MÌNH RỚT GOOGLE
Năm 2018, khi mình phỏng vấn cho Google Singapore cho chương trình APMM. Mình vượt qua hai vòng CV và PV Nhân sự, để đến tới vòng phỏng vấn với Hiring Manager. Mọi thứ diễn ra khá ổn, đến khi mình được hỏi câu hỏi như sau
Câu hỏi: Hãy kể một câu chuyện thất bại của bạn.
Trả lời: Vào năm 2015, có một lần, em đã bị lỡ mất một cuộc gọi của sếp cho một cuộc họp đột xuất quan trọng bên ngoài với khách hàng. Sếp sau đó là có chê em khá nặng lời. Nói thiệt là em rất buồn và… trầm cảm. Và từ đó em luôn cố gắng luôn để ý điện thoại để không bao giờ để bản thân mình lâm vào tình huống này bao giờ nữa.
Nói thiệt là mình không chuẩn bị cho câu này, nên chọn một chuyện cũng hơi… trớt quớt. Chi tiết mình sẽ nói ở bên dưới, nhưng ngắn gọn thì là, câu chuyện này (1) Chỉ nêu lên vấn đề, nhưng thiếu những giải pháp và sự cải thiện cụ thể và (2) thừa các chi tiết và cảm xúc tiêu cực (thất vọng, buồn bã) khiến cho người nghe cũng không thấy thoải mái. Tóm lại, khi trả lời như vậy, mình là người không có giải pháp và rất tiêu cực trước thử thách. Rớt là phải rồi!
Ảnh minh họa
ĐIỂM YẾU KHÔNG PHẢI LÀ GÌ?
Trở lại với chủ đề chính của chúng ta, hãy nhìn nhận một điều: Điểm yếu không phải là gì?.
1. Điểm yếu không phải là tính cách (hoặc giống như tính cách)
Một vài bạn, nếu không chuẩn bị, hay trả lời: Em là người rụt rè hay Em là người nóng nảy. Khi trả lời như vậy, bạn đang muốn nói với nhà tuyển dụng: Đây là những tính cách của tôi. Chúng rất khó thay đổi. Tôi đã như vậy và sẽ luôn như vậy.
Đôi khi cách nói của bạn cũng khiến cho một điểm yếu vốn là một hành vi, trông giống như một tính cách không đổi. Ví dụ như lỗi thường gặp nhất của người trẻ: Em là người hay trễ deadline. Rõ ràng là bạn chỉ đã từng trễ deadline MỘT VÀI LẦN. Nhưng cách nói này khiến cho bạn giống như là người LUÔN LUÔN trễ deadline.
Với cách nói này bạn đang thể hiện mình là một người không có chí cầu tiến. Không có ý thức cải thiện những điểm yếu của bản thân.
Video đang HOT
2. Điểm yếu không phải là điểm mạnh giả mạo/ điểm mạnh giả đò làm điểm yếu
Những bạn chịu khó google cách trả lời câu hỏi này, thường copy-paste những câu trả lời mẫu trên mạng. Chúng không phải là những điểm yếu THỰC SỰ của chính bạn mà là những điểm yếu chấp nhận được của số đông. Tệ hơn, chúng thường là những điểm mạnh giả đò làm điểm yếu. Ví dụ như
- Dạ điểm yếu của em là sự cầu toàn.
- Điểm yếu của em là em làm việc quá nhiều.
Bạn tin đi, nhà tuyển dụng đã phỏng vấn hàng trăm, nếu không nói đến hàng ngàn ứng viên. Nếu nghe câu trả lời kiểu này, họ sẽ cho rằng bạn là một người máy móc, trả lời lạc đề, hoặc thậm chí giả tạo, giấu giếm điểm yếu thực sự của bản thân.
Ảnh minh họa
ĐIỂM YẾU THỰC SỰ LÀ GÌ?
Một điểm yếu THỰC SỰ là một vấn đề của cá nhân bạn xuất hiện TRONG MỘT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ, mà bạn đã CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN và có KẾT QUẢ TÍCH CỰC.
Một ví dụ cho cách trả lời ở trên. Thay vì nói em là người HAY TRỄ DEADLINE, hay là người chưa quản lí tốt thời gian. Bạn có thể nói như sau:
Ví dụ: Khi em mới bắt đầu đi làm tại công ty X vào khoảng năm 2016, em có được giao những dự án mới, những công việc mới. Lúc đó em hay bị hoàn thành công việc sau deadline đã cam kết. Ví dụ em cam kết deadline 3 ngày nhưng thực tế làm đến 5 ngày. Nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm, em thường đánh giá thấp những tiểu tiết của công việc và cam kết deadline ngắn hơn thời gian thực tế. Điều này khiến cho em thường phải làm việc nhiều giờ hơn nhưng vẫn bị nhìn nhận như là một người làm việc thiếu trách nhiệm, trễ deadline. [Còn tiếp...]
Như bạn thấy, đầu tiên đây phải là một ĐIỂM YẾU THỰC. Bạn bị trễ deadline (hậu quả) do chưa ước tính được thời gian cần hoàn tất cho công việc của bạn (nguyên nhân). Thứ hai, những điểm yếu này xuất hiện trong một tình huống cụ thể (trong những dự án mới, công việc mới).
Ảnh minh họa
Ví dụ [tiếp tục]: Khi được sếp góp ý, em cũng nhận thấy đây là một điểm yếu quan trọng cần cải thiện. Em đã cải thiện bằng 3 cách. Đầu tiên hỏi những anh chị đồng nghiệp đã làm những công việc tương tự để đưa ra những deadline sát thực tế hơn. Thứ hai, khi được giao công việc, em cũng cố gắng liệt kê chi tiết những điều bên trong để có thể thuyết phục được sếp chấp nhận một deadline phù hợp nhất. Thứ ba, em cải thiện cách giao tiếp với sếp, luôn cập nhật tiến độ công việc, chia sẻ những khó khăn và yêu cầu những sự hỗ trợ phù hợp để đạt được thời hạn đã đề ra.
Sau 6 tháng tập trung nhiều vào điểm yếu này, đánh giá cuối năm của em đã gia tăng lên 2 mức (trên thang điểm 5, từ 2 lên 4) về việc hoàn thành công việc đúng thời hạn.
Như bạn thấy, điều quan trọng hơn của một ĐIỂM YẾU TỐT là bạn phải đã có những hành động cụ thể để cải thiện tình hình (3 giải pháp để cải thiện) và có những kết quả tích cực (đánh giá cuối năm tăng).
Tóm lại, công thức để trả lời câu hỏi này có thể được viết như sau:
Trong những [Tình huống của thể], em hay có xu hướng [Làm gì đó tạo ra vấn đề cho công ty và team]. Điều này khiến cho em bị đánh giá như là một người [Điểm yếu cụ thể]. Sau khi được sếp feedback và suy nghĩ, em nhận ra điều này là do [Nguyên nhân cụ thể].
Em đã cố gắng [Làm điều gì đó để cải thiện]. Sau đó em đã cải thiện được điểm yếu này, cụ thể là [Kết quả định lượng hoặc lời khen của sếp/ đồng nghiệp]
Ảnh minh họa
CÁCH TÌM RA CÂU TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI:
Mình có 2 câu hỏi để giúp tìm ra điểm yếu
1. Đâu là những thất bại lớn bạn đã gặp phải trong quá khứ? Đâu nguyên nhân cốt lõi TỪ PHÍA BẠN gây ra những thất bại này?
2. Đâu là một feedback quan trọng mà sếp đã đưa cho bạn trong quá trình làm việc? Bạn có đồng tình với feedback đó (có) và nhận thấy nguyên nhân cốt lõi từ phía bạn?
Lúc này bạn sẽ có một danh sách những điểm yếu của riêng bạn. Đừng lo, danh sách này hoàn toàn của cá nhân bạn và bạn không cần phải cho ai thấy.
Từ đây, hãy chỉ lựa chọn những điểm yếu bạn ĐÃ CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN và CÓ KẾT QUẢ cụ thể. Hãy viết rõ câu chuyện của những điểm yếu đó và sẵn sàng chia sẻ trong buổi phỏng vấn.
Nếu chưa cải thiện, tốt nhất bạn đừng nói những điểm yếu đó. Đẹp khoe xấu che thôi mà! Ở hậu trường thì bạn đi cải thiện chúng thôi”.
Nguồn: Lê Minh Đạo
Bí quyết đạt hơn 67.000 lượt đăng ký của cậu bạn YouTuber luôn nỗ lực vì đam mê
Sở hữu hơn 67.000 lượt đăng ký YouTube, Trần Xuân Đức (lớp 12A2, Hanoi Adelaide School) là đại diện cho thế hệ học sinh không ngại thất bại và dám theo đuổi đam mê.
Cùng xem cậu bạn có bí quyết gì để hiện thực hóa mơ ước trở thành YouTuber nhé!
Từng gặp phải cú sốc tinh thần lớn - "Đừng sợ thất bại. Đó chỉ là sự khởi đầu!"
Trần Xuân Đức (học sinh tại Hanoi Adelaide School) là chủ sở hữu kênh YouTube DUCKYSAYHELLO với thành tích ấn tượng - đạt mốc hơn 67.000 lượt đăng ký. Kênh của Xuân Đức chủ yếu đăng tải những Vlog đời thường, các xu hướng được giới trẻ quan tâm, livestream tương tác với người xem.
Kênh Youtube của Xuân Đức (học sinh tại Hanoi Adelaide School)
Tuy nhiên, con đường theo đuổi đam mê của bạn không hề dễ dàng. Khi bắt đầu làm YouTube, Xuân Đức đã gặp phải "cú sốc" tinh thần lớn: "Ở video chủ đề thử thách ăn mì cay, dù đạt hơn 2 triệu lượt xem nhưng em nhận được không ít ý kiến trái chiều. Nhiều bình luận ác ý về ngoại hình của em, chê bai 'video nhạt nhẽo thế này mà cũng nhiều nguời xem'. Thời gian đó, em cảm thấy suy sụp và phần nào mất đi sự tự tin."
Dù gặp phải sự đả kích lớn ở độ tuổi khá nhỏ, Xuân Đức vẫn quyết định đứng lên đương đầu với thử thách: "Tinh thần của em một lần nữa được 'vực dậy' nhờ trò chuyện với giáo viên tâm lý ở Tổ tâm lý học đường Hanoi Adelaide School. YouTube là niềm đam mê rất lớn với em, nên em không thể dễ dàng từ bỏ. Cùng với đó, sự ủng hộ và tạo điều kiện tích cực từ bạn bè, thầy cô đã giúp em có thêm động lực sáng tạo nhiều video hay và bổ ích hơn."
Đối với các bạn có cùng mơ ước trở thành YouTuber, Xuân Đức nhắn nhủ: "Các bạn đừng sợ thất bại hay video chưa hay, nhận nhiều lời chê bai. Đó chỉ là khởi đầu mà thôi!"
Bí quyết lớn nhất: Chất lượng hơn số lượng
Để nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và hơn 67.000 lượt đăng ký như hiện tại, bí quyết của Xuân Đức là "chất lượng hơn số lượng": "Thay vì đăng video liên tục, một tuần em chỉ cập nhật 1-2 video được đầu tư nhiều về nội dung và cảnh quay. Em ghi nhận mọi bình luận và tham khảo các góp ý mang tính xây dựng để cải thiện chất lượng video. Nhờ vậy, kênh của em có nội dung ngày càng đa dạng, hấp dẫn và nhận được sự yêu mến."
Chia sẻ về định hướng phát triển tương lai, Xuân Đức dự định làm các nội dung chuyên nghiệp và được đầu tư mạnh theo định hướng đạo diễn hình ảnh, với tôn chỉ: Chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
Tích luỹ kinh nghiệm bằng cách tự thành lập CLB Truyền thông
Để nuôi dưỡng đam mê làm Youtube, Xuân Đức sáng lập CLB Truyền thông Hanoi Adelaide School - nơi hội tụ các bạn học sinh có cùng sở thích làm phim và nhiếp ảnh.
"Em rất vui vì được học tập tại một môi trường mở, luôn khuyến khích chúng em chủ động sáng tạo và phát triển tiềm năng bản thân. Tại đây em được tạo điều kiện tích cực để thành lập CLB và cùng các bạn theo đuổi đam mê." - Xuân Đức chia sẻ.
Xuân Đức và các bạn thuộc CLB đã sản xuất ra nhiều video ấn tượng như Video giới thiệu về trường, Vlog một ngày là học sinh Hanoi Adelaide School hay các video tổng hợp khoảnh khắc đẹp của sự kiện bế giảng, khai giảng...
Ngoài ra, Xuân Đức còn rất đa tài khi là thành viên của CLB Bóng rổ và CLB Biểu diễn Hanoi Adelaide School. Bạn cũng phụ trách quay, dựng video truyền cảm hứng về các CLB này. Đây đều là các CLB do học sinh thành lập và nhận được sự khuyến khích, cũng như tạo cơ hội từ nhà trường.
Hiện thực hoá ước mơ
Ở ngưỡng cửa vào đại học, Xuân Đức quyết định hiện thực hoá đam mê làm phim qua việc nỗ lực vào ngành Nghệ thuật đương đại: "Lộ trình học tập cá nhân hoá tại Hanoi Adelaide School đã giúp em có cơ hội được xây dựng Portfolio lý tưởng, từ đó mở rộng cơ hội vào trường đại học em mơ ước."
Đặc biệt, gần đây bạn đã đạt 7.0 IELTS - một kết quả khá ấn tượng. Chị Nguyễn Việt Hà, mẹ Xuân Đức chia sẻ: "Con chủ yếu tự học và học trên trường chứ không qua trung tâm ngoại ngữ hay luyện thi. Chương trình học tại Hanoi Adelaide đã giúp con có kết quả tiếng Anh đạt đầu vào trường đại học con yêu thích, tôi vô cùng tự hào."
Lộ trình học tập cá nhân hoá đã giúp Xuân Đức đạt 7.0 IELTS và hiện thực hoá ước mơ làm phim ở bậc đại học
Hy vọng câu chuyện của Xuân Đức sẽ truyền cảm hứng dám mơ ước, dám thực hiện cho các bạn trẻ đang ấp ủ nhiều hoài bão và đam mê!
Hanoi Adelaide School là trường đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Chương trình tích hợp giữa Chương trình THPT Nam Úc (Úc) và Việt Nam.
Học sinh tốt nghiệp Song bằng THPT Úc và THPT Việt Nam có cơ hội được tuyển thẳng vào các trường đại học hàng đầu trên thế giới và trong nước. Chi tiết tại đây.
Chàng trai 26 tuổi bán hàng thời trang với số vốn 30 triệu đồng, bật mí những mẹo kinh doanh nếu tiền ít và mặt bằng đắt đỏ Sau 4 lần kinh doanh thất bại, Tuấn trở nên "gan lỳ" hơn và cũng đúc rút được nhiều bài học quý báu để làm lại từ đầu. Khởi nghiệp với vỏn vẹn 30 triệu đồng giữa lòng Sài Gòn, tưởng khó nhưng cuối cùng Tuấn cũng đã vượt qua. Muốn kinh doanh thành công, ngoài những yếu tố thị trường, sản phẩm......