Sinh viên lo phí khám sức khỏe đầu năm – mỗi trường mỗi kiểu
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục đại học chủ động đưa ra các mức giảm học phí, giảm các khoản thu đầu năm, giãn thời gian thu phí nhập học… thì cũng có trường đưa ra các khoản chi phí như phí khám sức khỏe, đoàn phí, thẻ sinh viên, thư viện điện tử, học liệu… dù sinh viên bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tuyến.
Sinh viên đang lo về các khoản phí đầu năm.Ảnh: Hải Nguyễn
Nhiều loại giá khám sức khỏe đầu năm
Thu chi phí khám sức khỏe đầu năm của nhiều trường đại học không lạ với sinh viên và các bậc phụ huynh. Nhưng, cùng một đầu mục phí khám sức khỏe, mỗi cơ sở lại có mức giá khác nhau. Có trường thu phí chỉ trên 140.000 đồng như Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Mở (160.000 đồng) thì cá biệt có những trường thu phí lên tới trên 300.000 đồng. Cụ thể, theo thông báo, sinh viên năm nhất Trường đại học Lao động và Xã hội sẽ đóng 337.300 đồng cho phí khám sức khỏe đầu năm hay Trường Đại học Mỏ địa chất có mức thu là 320.000 đồng.
Lý giải về việc thu khoản phí khám sức khỏe trong khi sinh viên chưa quay trở lại trường, các trường học cho biết, sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sau khi dịch bệnh ổn định, học sinh được quay lại trường học.
Tuy nhiên, sự chênh lệch bất thường trong lệ phí khám sức khỏe đầu năm khiến không ít phụ huynh thắc mắc vì sao cùng 1 khoản thu mà xảy ra tình trạng “loạn giá” tại các cơ sở giáo dục đại học như vậy.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải – khẳng định, mức giá khám sức khỏe tại mỗi cơ sở giáo dục đại học không thể như nhau. Mức giá này tùy thuộc vào đơn vị mà nhà trường liên kết tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên.
“Tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, hằng năm, chúng tôi ký kết hợp đồng với Bệnh viện Đại học Giao thông Vận tải vì đơn vị này gần trường, việc tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên sẽ thuận tiện hơn. Mức giá đưa ra hoàn toàn dựa trên các khoản phí mà bệnh viện kê khai. Nhà trường chỉ đóng vai trò đứng ra ký kết hợp đồng với bệnh viện. Mọi khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, khám cho các em sẽ do bệnh viện phụ trách” – lãnh đạo Trường Đại học Giao thông Vận tải thông tin.
Khám sức khỏe tại trường liệu có cần thiết?
Quan ngại về mức giá chi phí khám sức khỏe là một chuyện, nhiều sinh viên, phụ huynh cho rằng, việc khám sức khỏe ở các trường đại học thường được tổ chức qua loa, hình thức vì số lượng sinh viên quá đông và việc tổ chức khám chữa bệnh tại địa điểm “lưu động” không thể nào đảm bảo bằng việc trực tiếp đến các cơ sở, bệnh viện.
“Tôi đánh giá việc khám sức khỏe tại một số trường đại học không hiệu quả vì số lượng sinh viên rất đông, thời gian khám chữa bị giới hạn. Đa số các trường đều liên kết với bệnh viện, tổ chức khám tại trường và chắc chắn cơ sở vật chất, trang thiết bị không thể tốt như trực tiếp đến bệnh viện khám.
Chưa kể năm nay, trong tình hình dịch bệnh, dù học sinh được quay trở lại trường thì vẫn phải đảm bảo giãn cách nên việc tập trung sinh viên khám sức khỏe tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ” – vị phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Cùng chung quan điểm như trên, em Hoàng Cúc Phương – sinh viên năm nhất một trường học ở Hà Nội – cho rằng, các trường đại học không nên tổ chức khám sức khỏe tập trung cho sinh viên. Thay vào đó, có thể cho sinh viên khám sức khỏe tại địa phương và gửi phiếu khám sức khỏe về nhà trường khi quay trở lại học trực tiếp.
Trước quan ngại của phụ huynh, sinh viên chất lượng khám sức khỏe tại trường và ý kiến về việc các trường đại học nên tạo điều kiện để sinh viên khám sức khỏe tại địa phương, hoặc giãn cách khoản phí đầu năm học, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải – khẳng định: “Chúng tôi rất chú trọng trong công tác khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất. Thực tế, nhiều năm trước, qua buổi khám sức khỏe, nhà trường đã phát hiện ra nhiều trường hợp sinh viên có một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và đã có phương án cho các em tham gia chữa trị kịp thời. Nếu để sinh viên tự khám bên ngoài, tôi e là có tình trạng đối phó và không kiểm soát được chất lượng”.
Vị Phó Hiệu trưởng này chia sẻ thêm, những năm trước, việc khám sức khỏe và nhập học sẽ được tiến hành gói gọn trong 1 ngày. Nhưng năm nay, do dịch bệnh nên nhà trường đã tiến hành cho sinh viên nhập học và tổ chức khám sức khỏe sau khi sinh viên quay lại trường.
Truyền lửa nghiên cứu khoa học cho bạn trẻ
Khi nhận được thông tin mình lọt vào top 10 giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 tôi thấy rất bất ngờ, xen lẫn cảm xúc vui mừng, hồi hộp.
Tiến sĩ Đoàn Lê Hoàng Tân
Đây là giải thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, không chỉ ghi nhận thành quả của riêng cá nhân tôi mà còn ghi nhận kết quả lao động hăng say của tập thể, nhóm nghiên cứu. Bởi lẽ, một công trình nghiên cứu khoa học muốn đi đến thành công luôn cần sự chung tay, góp sức của cả êkíp thực hiện, ngay cả khi bản thân đã chuẩn bị ý tưởng tốt hay hướng tiếp cận sáng tạo.
Tôi sẽ dành tặng giải thưởng này cho Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu cấu trúc Nano và đặt tại nơi trang trọng nhất. Giải thưởng sẽ trở thành niềm động viên, năng lượng tích cực cho cán bộ, nhân viên trong trung tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu trẻ, các bạn sinh viên.
Ngoài nỗ lực hoàn thành tốt công tác chuyên môn, với vai trò là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020, tôi sẽ truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, vốn luôn có tính kế thừa.
Hiểu rõ sự vất vả trong cộng việc, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là hỗ trợ các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh tiếp cận công việc nghiên cứu khoa học thuận lợi hơn. Từ đó, giúp đỡ các bạn tránh được những thất bại và rút ngắn con đường đi đến thành công, đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm áp dụng vào thực tế đời sống. Bên cạnh đó, thành công của lớp người đi sau còn là thước đo hiệu quả công tác giáo dục.
Vận động viên Nguyễn Văn Đương, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia 2, TPHCM: Xúc động khi đứng dưới lá cờ Tổ quốc
Nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2020 đúng vào dịp kỷ niệm kỷ niệm 25 thành lập Giải, là cơ hội lớn để tôi giao lưu, học hỏi từ các anh chị đi trước, đặc biệt trong lĩnh vực thể thao. Bên cạnh đó, giải thưởng còn là động lực, niềm động viên lớn để tôi quyết tâm chinh phục Olympic Tokyo 2021 sắp tơi.
Vận động viên Nguyễn Văn Đương
Khi đứng dưới lá cờ Tổ quốc, hát vang Quốc ca sau mỗi lần chiến thắng luôn cho tôi cảm xúc tự hào và vinh quang. Nay được về Thủ đô Hà Nội, vào Lăng viếng Bác, tôi cảm thấy mình thật may mắn và biết ơn Bác Hồ, cùng lớp cha anh đi trước dày công xây dựng để chúng ta có ngày hôm nay.
Hơn ai hết, chính hình ảnh Bác Hồ đã thôi thúc tôi phải đứng dậy tiếp tục tập luyện, nỗ lực phấn đấu sau mỗi lần thất bại, vấp ngã. Tôi luôn mong muốn bản thân mình sau này có thể thành lập được một câu lạc bộ boxing. Đây sẽ là nơi tìm kiếm, phát hiện và đào tạo tài năng trẻ, sớm đưa các em tiếp cận với môi trường võ thật chuyên nghiệp.
Mục tiêu lớn hơn của câu lạc bộ là góp phần xây dựng những thế hệ "tay đấm" trẻ thật sự tài năng và có đạo đức, đặt nền móng cho bộ môn boxing nói riêng và võ thuật nói chung. Khi xây dựng được hệ thống câu lạc bộ, trung tâm đào tạo như vậy, tôi tin rằng võ thuật Việt Nam sẽ không còn yếu thế trên đấu trường quốc tế.
306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề UBND TP Cần thơ vừa có Công văn đề nghị Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH). Qua kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận...