Sinh viên làm thiết bị cảm ứng khử khuẩn chống Covid-19
Trong thời gian ngắn được nghỉ học ở nhà để phòng dịch Covid-19, em Thái Minh Tín (22 tuổi), ngụ khu phố A, thị trấn Tân Hiệp (Tân Hiệp, Kiên Giang) đã chế tạo thành công thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng, không cần chạm tay vẫn lấy được dung dịch, góp phần hiệu quả vào phòng, chống dịch Covid-19.
Thiết bị này được em Tín chế tạo gồm các bộ phận chính: Pin sạc 4400mAh sử dụng liên tục hơn 1 ngày, bình chứa dung dịch 500ml, máy bơm, ống dẫn, bộ cảm biến tiệm cận, vòi phun dung dịch.
Theo em Tín, sau khi có ý tưởng, trong suốt 1 tuần lắp ráp thử nghiệm, Tín đã chế tạo thành công thiết bị, với thiết kế gọn nhẹ, khả năng di động cao, có thể đặt cố định trên bàn hoặc trên treo trên tường. Hầu hết linh kiện lắp ráp thiết bị đều do Việt Nam sản xuất nên thiết bị rửa tay của Tín có thể lắp ráp nhanh với 2 kiểu điều chỉnh vòi phun dung dịch dạng tia hoặc phun sương.
Thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng do em Thái Minh Tín chế tạo được lắp đặt tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hiệp. Ảnh: NQ.
Hiện Tín có 2 sản phẩm để khách hàng tiện lựa chọn là thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng sử dụng pin sạc và nguồn điện trực tiếp, với giá bán 590.000 đồng/sản phẩm.
Điều đáng mừng là thiết bị của Tín vừa chế tạo thành công đã được một số khách hàng trong và ngoài huyện đặt mua sử dụng, trong đó có Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hiệp đã trang bị 2 thiết bị để lắp đặt tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ.
Video đang HOT
“Sau khi sử dụng, tôi thấy thiết bị khử khuẩn của em Tín chế tạo rất gọn nhẹ, dễ sử dụng, nhất là không cần chạm tay vào để lấy dung dịch rửa tay, mà chỉ cần đưa tay vào là một lượng dung dịch tự động phun ra, đủ để vệ sinh tay. Thông thường, Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hiệp giao dịch khoảng 100 khách hàng/ngày. Việc bố trí máy khử khuẩn tay tại bộ phận tiếp khách hàng sẽ góp phần ngăn ngừa dịch Covid-19 và một số bệnh lây qua đường tiếp xúc khác”, ông Nguyễn Minh Bính – Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Tân Hiệp nhận xét.
Em Thái Minh Tín giới thiệu thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng do em chế tạo với tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh (bên trái) – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang. Ảnh: NQ.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh trao giấy khen và tiền thưởng cho em Tín vì đã có thành tích nghiên cứu, chế tạo thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng góp phần cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: NQ.
Ngày 16/4, Trường Đại học Kiên Giang đã thành lập Hội đồng đánh giá sáng kiến “Nghiên cứu, sản xuất thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng” để đánh giá sản phẩm của Tín. Qua kết quả đánh giá, nhà trường đã tặng giấy khen cho em Tín kèm tiền thưởng 1 triệu đồng vì đã có thành tích nghiên cứu, chế tạo thiết bị góp phần cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang, cho biết: “Hội đồng nghiệm thu sáng tạo, nghiên cứu nhà trường vừa tổ chức cuộc họp đánh giá sản phẩm do Tín chế tạo, kết quả đánh giá đối với sáng kiến khoa học – kỹ thuật này của Tín rất cao. Đây là sản phẩm đầu tay nhưng Tín đã lựa chọn công nghệ thích hợp, linh kiện lắp ráp đều là sản phẩm trong nước sản xuất nên chi phí sản xuất khá thấp. Nhà trường sẽ hỗ trợ Tín tiếp tục hoàn thiện sản phẩm về chất lượng, mẫu mã, đồng thời, tiến hành làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ Tín khởi nghiệp với sản phẩm này”.
Ưu điểm lớn nhất của thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng là người dùng không cần chạm tay vào bất cứ vật gì để lấy dung dịch. Ảnh: NQ.
Được biết, hiện Tín là sinh viên năm thứ tư lớp B16TT2 ngành công nghệ thông tin, Trường Đại học Kiên Giang. Tín chia sẻ: “Mong muốn của em là tạo ra sản phẩm có ích cho mọi người, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay. Thời gian tới, em dự định kêu gọi vốn để sản xuất thiết bị khử khuẩn tay cảm ứng bán đại trà, phục vụ rộng rãi hơn”.
Được biết, sau khi tham gia 2 kỳ thi sáng tạo Robot – Robocon năm 2018 và 2019 do Đài Truyền hình Việt Nam VTV tổ chức, em Tín được thầy Nguyễn Văn Rạng – Phó trưởng Khoa Thông tin và Truyền thông tiếp tục định hướng để em nghiên cứu lập trình điều khiển các thiết bị IOT, từ hướng dẫn thực tập chuyên ngành điều khiển tự động thiết bị điện đến hướng dẫn nghiên cứu khoa học điều khiển và giám sát các thông số môi trường trong không gian nhà lưới.
Ngọc Quyên – Chúc Ly
Biwase (BWE) đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 10% năm 2020
Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã chứng khoán BWE) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 trình ĐHCĐ dự kiến diễn ra vào ngày 17/3 tới đây.
Theo đó, BWE dự kiến đạt doanh thu tối thiểu 3.150 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tối thiểu 470 tỷ đồng. Cả hai chỉ số tăng trưởng ít nhất 10% so với năm trước. Đặc biệt, BWE dự kiến cổ tức là 12% cao hơn so với mức trả 10% của năm trước.
Tính đến cuối năm 2019, BWE đang quản lý và khai thác tổng cộng khoảng 4.276 km đường ống cấp nước các loại từ D60 -D1400, trong đó tăng thêm trong năm trước đạt 276 km.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân, trong năm 2019, một số nhà máy nước của BWE đã phải chạy vượt công suất như Tân Hiệp, Tân Uyên, Uyên Hưng, Dĩ An và Chơn Thành. BWE đã đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy và mạng lưới cấp nước, tăng cường đấu nối khách hàng kể cả việc mở rộng cấp nước khu vực nông thôn.
Năm 2019, doanh thu của BWE tăng 17% và lợi nhuận tăng 49% so với năm 2018.
Kết quả thất thoát nước là 5,54% thấp hơn chỉ tiêu cho phép là 5,75%. Tuy nhiêm số lượng đấu nối khách hàng cấp nước tăng 30.254 điểm đấu nối, chỉ đạt 89% kế hoạch được giao
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kiên Giang: Trở lại trường, sinh viên ĐH Kiên Giang học ngay cách phòng virus Corona Sáng 10/2, sau kỳ nghỉ Tết và tạm nghỉ để phòng virus Corona sinh viên Trường Đại học Kiên Giang đã chính thức quay trở lại trường nhập học và học ngay cách phòng virus Corona. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Trường ĐH Kiên Giang cho biết nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng, chống dịch...