Sinh viên Harvard không thông minh như tưởng tượng: Chỉ cần có 3 chữ “Ệ”, dù bạn học kém thì vẫn hiên ngang bước vào trường
Chiếm đến 43% sinh viên trường ĐH Harvard là đối tượng nằm trong danh sách “đặc biệt”, được tuyển thẳng vào trường mà chẳng phải tốn nhiều công sức.
Đại học Harvard liệu có bình đẳng, văn minh?
Đại học Harvard là ngôi trường nổi tiếng nước Mỹ bởi sự giàu có và lâu đời. Kể từ khi thành lập, Harvard luôn theo đuổi sự hoàn hảo trong việc giảng dạy và nghiên cứu. Chúng ta không còn lạ khi Harvard luôn lọt top trường đại học tốt nhất thế giới theo xếp hạng của Tạp chí Forbes.
Cứ ngỡ những người học Harvard đều sở hữu trí tuệ siêu phàm nhưng thực tế có nhiều điều khiến chúng ta phải “ngơ ngác – ngỡ ngàng – bật ngửa”. Hóa ra, sinh viên Harvard không phải ai cũng là “con nhà người ta”. Chiếm non nửa sinh viên trong trường phải cần 3 chữ “ệ” mới có thể bám trụ.
Đó là 3 chữ “ệ” mà ai ai cũng biết đến: Tiền tệ – Quan hệ – Hậu duệ.
GenZ thường thắc mắc làm sao để vào được trường ĐH Harvard? Liệu điểm số cao ngất ngưởng, điểm ngoại lai ấn tượng có phải là điều kiện quyết định? Theo nghiên cứu công bố gần đây, khả năng tài chính và việc phụ huynh làm việc trực tiếp tại trường là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Theo thống kê, 57% sinh viên vào được trường Harvard dựa vào thực lực bản thân. 43% sinh viên còn lại là vận động viên được tuyển chọn, sinh viên kế thừa (cha hoặc mẹ là cựu sinh viên của trường), sinh viên nằm trong danh sách “đặc biệt” của Hiệu trưởng (Nghĩa là cha mẹ các em có “đóng góp” cho trường). Ngoài ra, nếu là “hậu duệ” (con cháu) của giảng viên và nhân viên cũng sẽ chễm trệ nằm trong nhóm ưu tiên.
Video đang HOT
Đại học Harvard.
Vậy những người bị knockout thì sao? Họ chiếm khoảng 3/4 những người nộp đơn vào trường bị loại từ “vòng gửi xe” nếu cha mẹ không có tài chính tốt hoặc không có “quan hệ”, “hậu duệ”.
Để có tấm vé vào ngôi trường danh tiếng này, các sinh viên sẽ có cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Tỷ lệ nhập học năm 2025 là 3,43% – tỷ lệ thấp nhất trong lịch sử và trong bối cảnh lượng đơn đăng ký gia tăng chóng mặt.
Thông tin về quy trình tuyển sinh của Harvard xuất hiện càng nhiều, chúng ta càng thấy rõ những điều bất cập. Rõ ràng là khả năng cạnh tranh không chỉ dựa trên năng lực học tập, điểm số.
Sự phân biệt chủng tộc tại các ngôi trường top đầu thế giới
Theo nghiên cứu, 70% tổng số sinh viên kế thừa tại Harvard là người da trắng. Theo nghiên cứu, cơ hội được nhận vào trường học của sinh viên da trắng cao gấp 7 lần sinh viên da màu nếu gia đình của họ có đóng góp cho trường. Trong khi đó, sinh viên người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á và người gốc Tây Ban Nha chỉ chiếm dưới 16%.
Đằng sau ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới là những quy tắc ngầm, là sự thiên vị có hệ thống. Chẳng sai khi nói đây là trò chơi gian lận – một trò chơi mà người da trắng sẽ ở vị thế áp đảo.
Năm 2019, một vụ bê bối tuyển sinh đại học gây chấn động nước Mỹ. Hàng chục cha mẹ giàu có đã chi trả số tiền lớn để chạy cho con họ suất học tập tại các trường đại học nổi tiếng như Stanford, Yale,…
Đã có khoảng 50 người bị bắt giữ vì dính líu bê bối này. Đối tượng bị truy tố gồm người đứng đầu đường dây William “Rick” Singer, 33 phụ huynh chi tiền mua suất, Mark Riddell – người chịu trách nhiệm thi hộ cho nhiều thí sinh – và nhân viên các trường hợp tác với Singer để vận hành đường dây.
Singer, thông qua các “đối tác”, đưa ra phương án “luồn lách” như mua chuộc quản trị viên của kỳ thi SAT hoặc ACT, thuê người thi hộ, làm chứng nhận thiếu năng lực học tập giả cho con để có thêm thời gian làm bài thi,…
Trong một số trường hợp, Singer mua chuộc các huấn luyện viên hoặc quản lý các trường để họ đứng ra giới thiệu sinh viên theo diện thể thao hoặc nhận họ vào đội thể thao của trường. Đây là hai căn cứ để nhân viên phòng tuyển sinh ưu tiên xét tuyển thí sinh.
Thực tế, khi nghiên cứu và đánh giá số liệu của Harvard, có một nhóm người da trắng phân biệt chủng tộc chưa ý thức được hành động gian lận, hối lộ là xấu. Họ cho rằng đó là đặc quyền riêng của người da trắng giàu có. Và cho rằng người da trắng “xứng đáng” bước chân vào trường Harvard ưu tú.
ĐH Harvard và một số ngôi trường khác từ lâu được ca ngợi là thế giới của những thiên tài. Đa số người trẻ suy nghĩ như vậy, tuy nhiên, thực tế rất khác. Giảng đường đó tràn ngập thế hệ “con ông cháu cha”. Những người sẽ không bao giờ có mặt ở đó nếu không có tiền bạc và mối quan hệ ở mức độ “khủng”.
Mỹ có đô đốc 4 sao chuyển giới đầu tiên
Với việc phong đô đốc 4 sao chuyển giới đầu tiên, chính quyền Mỹ muốn thúc đẩy các giá trị văn minh trước thế giới, chứng minh Mỹ là "miền đất hứa" với nhiều cơ hội.
Đô đốc Rachel Levine (Ảnh: Hhs.gov).
Theo NPR , ngày 19/10, bà Rachel Levine, 64 tuổi, Trợ lý Bộ trưởng Y tế Mỹ, đã được phong danh hiệu đô đốc 4 sao trong Đoàn Ủy nhiệm Y tế Công cộng Mỹ (USPHS) và là nữ đô đốc 4 sao đầu tiên của tổ chức này.
USPHS, với khoảng 6.000 người, là lực lượng đồng phục liên bang thuộc Cơ quan Y tế Công cộng Mỹ (PHS) và một trong 8 lực lượng đồng phục của Mỹ, thay mặt chính phủ liên bang ứng phó với thiên tai và khủng hoảng y tế, trong đó có việc phân phối vaccine ngừa Covid-19 và cung cấp sự chăm sóc y tế cần thiết sau các thảm họa thiên tai.
Theo NPR , sự kiện bác sĩ Rachel Levine tuyên thệ nhậm chức cho thấy chính phủ Mỹ muốn đề cao "các giá trị văn minh" trước thế giới, chứng minh với thế giới rằng Mỹ là vùng đất hứa của nhiều cơ hội. Trước đó, hồi tháng 3, bà Levine được phê chuẩn làm Trợ lý Bộ trưởng Y tế, trở thành người chuyển giới công khai đầu tiên được Thượng viện phê chuẩn cho một chức vụ liên bang.
"Tôi nghĩ đây là biểu tượng của cam kết đó, riêng đối với các cá nhân chuyển giới khác, không có giới hạn nào mà họ không vượt qua. Nhiệm của tôi là một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với sự đa dạng, hòa nhập và bình đẳng", bà Levine nhấn mạnh.
Bà Levine tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của cộng đồng trên khắp đất nước, đặc biệt là vượt qua đại dịch Covid-19.
Trước khi trở thành quan chức liên bang, và trước khi chuyển giới vào năm 2011, bà Rachel Levine mang tên Richard Levine. Bà từng đảm nhận giám đốc sở y tế Pennsylvania, có nhiều thành tích trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, đối phó trước nạn dịch opioid, sức khỏe bà mẹ trẻ em, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em....
Levine xuất thân từ Wakefield, tiểu bang Massachusetts. Bà là người Do Thái và lớn lên theo học trường Do Thái, tốt nghiệp phổ thông học ở Belmont. Về gia đình riêng, bà có hai con. Levine và vợ cũ chính thức ly hôn vào năm 2013.
Tòa án Nhật từ chối cho vợ chồng giữ nguyên họ Một tòa án hàng đầu của Nhật từ chối đơn xin giữ nguyên họ của ba cặp vợ chồng, yêu cầu chọn lựa một họ theo hiến pháp. Nguyên đơn là ba cặp vợ chồng, nộp hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng vẫn giữ nguyên tên họ năm 2018. Các nguyên đơn lập luận rằng luật quy định các cặp vợ chồng...