Sinh viên Dược gieo mình tự tử vì không qua môn, ai ngờ do trường gửi nhầm kết quả
Một cô gái 21 tuổi đã kết liễu đời mình sau khi nhận được mail tự động từ nhà trường rằng cô đã trượt kỳ thi, chẳng ngờ đó chỉ là sự nhẫm lẫn.
Ngày 8/7/2020, Mared Foulkes 21 tuổi, sinh viên ngành Dược ở Đại học Cardiff nhận được mail tự động của trường rằng cô chỉ đạt 39 điểm trong bài thi, đồng nghĩa với việc không không thể vượt qua kỳ thi. Tuy nhiên, email này chưa thông báo số điểm thi lại của Foulkes – 62 điểm – ngưỡng đủ qua môn.
Ngay buổi tối nhận được mail, cô gái 21 tuổi quá tuyệt vọng nên đã gieo mình xuống cây cầu Britannia, nối Anglesey và xứ Wales. Sau 12 giờ mất tích, cảnh sát tìm thấy thi thể Foulkes trên trên những tảng đá dưới cây cầu.
Nữ sinh viên Mared Foulkes 21 tuổi
Hơn 1 năm từ ngày mất, điều tra viên North West và North Wales xác định nguyên nhân dẫn tới cái chết của nữ sinh này là do tự sát. Bố mẹ của Foulkes cho biết họ không thể tin nổi cách nhà trường giải quyết tình huống ‘phức tạp và khó hiểu’ với sinh viên mình như vậy. Nhà trường gửi nhầm điểm số của Foulkes và cập nhật lại ngay sau đó nhưng đã quá muộn.
Video đang HOT
‘Gia đình rất đau buồn bởi kết quả có thể sẽ khác thế này. Giờ đây, bố mẹ chỉ còn lại ký ức, những bức hình, sự tử tế và tất cả sự quan tâm của con dành cho gia đình, em trai và bạn bè. Mỗi lần nhớ lại kỷ niệm về con, chúng tôi không thể kiềm được nước mắt‘, bố mẹ Foulkes cho hay.
Gia đình của Foulkes cũng bày tỏ sự thất vọng về mối liên kết kém hiệu quả giữa nhà trường và sinh viên đồng thời khẳng định họ không phải là bậc cha mẹ đầu tiên cảm thấy như vậy. ‘Chúng tôi đã gửi gắm con gái cho trường và giờ đây chúng tôi chỉ hy vọng Đại học Cardiff sẽ tham gia vào việc ngăn chặn các ca tử vong trong tương lai’.
Đại học Cardiff nơi nữ sinh xấu số theo học
Giáo sư Mark Gumbleton, hiệu trưởng trường Đại học Cardiff cho biết, sinh viên Mared Foulkes có bài thi lâm sàng đầu tiên ngày 26/3 nhưng bị trượt, sau đó thi lại vào ngày 24/4 nên không được tính vào mail thông báo. Ông cho hay đây là hệ thống gửi mail tiêu chuẩn nhưng ‘đây là bài học cần rút kinh nghiệm’.
‘Nhà trường đã làm đúng theo quy định nhưng chúng ta cần hướng tới một hệ thống đơn giản hơn. Tình huống không mong muốn xảy ra do sự nhầm lẫn này. Chúng tôi sẽ xem xét lại và có sự điều chỉnh‘, Giáo sư Mark Gumbleton cho hay. Nhà trường sẽ phối hợp và chấp nhận phán quyết của cơ quan điều tra.
'Vax' được chọn là từ của năm
Hãng từ điển tiếng Anh Oxford chọn "vax", viết tắt của "vaccine", là từ của năm 2021 khi tần suất sử dụng nó tăng vọt trong năm qua.
Công ty xuất bản Từ điển Anh ngữ Oxford hôm 31/10 cho biết từ "vax" (viết tắt của vaccine) được sử dụng trong tháng 9 với tần suất gấp 72 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khiến nó "tự bơm mình vào dòng chảy Anh ngữ" năm 2021 trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Từ này, cùng với những từ khác liên quan tới tiêm chủng, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều bối cảnh khác nhau, như "fully vaxxed" (tiêm chủng đầy đủ) hay "vax cards" (thẻ chứng nhận tiêm chủng).
Một người phụ nữ cầm biển kêu gọi mọi người hãy tiêm vaccine (vax up) tại thành phố New York, Mỹ, ngày 25/10. Ảnh: AFP
Oxford theo dõi tần suất sử dụng những từ mới nổi liên quan tới vaccine như "phân phối vaccine" hồi tháng 12/2020 tới "triển khai vaccine" và "hộ chiếu vaccine" đang trở nên phổ biến từ giữa tháng 3 năm nay. "Vax" cũng được sử dụng trong các từ mô tả người bài vaccine như "anti-vax" hay "anti-vaxxers".
Công ty cho hay xu hướng này cũng xuất hiện trong một số ngôn ngữ khác. Từ "vacina" được sử dụng trong tiếng Bồ Đào Nha cao gấp 10 lần so với một thập kỷ trước, còn từ "vaccin" tiếng Pháp hiện gần như được dùng chỉ để đề cập tới tiêm chủng Covid-19.
Casper Grathwohl, chủ tịch Oxford Languages, cho hay "khi xem xét các bằng chứng về ngôn ngữ, từ vax nổi lên là một lựa chọn đương nhiên. Chúng tôi bị thu hút bởi việc tần suất sử dụng từ này đầu tiên. Sau đó, chúng tôi phân tích và tìm hiểu câu chuyện quanh nó, biết được làm thế nào mà vax trở thành từ của năm".
Khái niệm vaccine được sử dụng trong tiếng Anh từ cuối những năm 1970, vào lúc Edward Jenner phát hiện có thể dùng dịch chiết từ bệnh nhân nhiễm bệnh đậu mùa ở bò như một loại vaccine chống virus đậu mùa chết người.
Oxford đánh giá tần suất sử dụng từ này bằng cách xem xét nội dung tin tức thời sự khắp thế giới. Tiến sĩ Mercedes Durham, chuyên gia ngôn ngữ học xã hội học tại Đại học Cardiff, cho hay từ "vax" được chọn vì nó có khả năng thích ứng cao.
"Tôi cho rằng bản thân từ đó có hiệu ứng không kém gì meme. Với meme, bạn có thể chụp một bức ảnh rồi thêm hình vẽ, từ ngữ lên đó. Với vax, bạn cũng có thể gắn với nó nhiều từ khác như hộ chiếu, bài xích, hai mũi, mà bản thân nó là một từ ngắn nên có thể thêm nhiều thứ vào nó", bà nói.
Durham cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi từ của năm 2021 liên quan tới tiêm chủng bởi nó "mang tinh thần của thời đại và người ta đang dành nhiều thời gian hơn bao giờ hết để nghĩ tới vaccine".
Số trẻ em tự tử gia tăng kỷ lục tại Nhật Bản Theo một báo cáo của Bộ Giáo dục được công bố hôm 14/10, các vụ tự tử ở học sinh Nhật Bản cao kỷ lục trong năm học vừa qua. Một bé trai và bé gái đeo khẩu trang tại Công viên Thể thao Đô thị Aomi, Nhật Bản. Ảnh: Reuters Theo kênh CNN, Nhật Bản đã ghi nhận 415 vụ tự tử...