Sinh viên đi siêu thị hộ người dân trong dịch Covid-19
Trong thời gian không cần đến trường, sinh viên viên hỗ trợ mua thực phẩm, đồ dùng thiết yếu rồi đặt trước cửa nhà của những người dễ mắc Covid-19.
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ĐH Nevada, Mỹ, chuyển sang hình thức dạy online. Không cần đến trường, Jayde Powell quyết định dành thời gian để hỗ trợ người dân vượt qua thời kỳ khó khăn.
Tình nguyện viên mua sắm thực phẩm, các đồ dùng cần thiết rồi giao tận nhà những người có nguy cơ nhiễm virus corona cao. Ảnh: Nevada Today.
Theo Nevada Today, Powell thành lập Shopping Angels – tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ cho những người thuộc nhóm dễ mắc Covid-19 như người già, người có bệnh tim, phổi hay hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, họ cũng giúp đỡ các gia đình có con nhỏ.
Sáng kiến của nữ sinh ĐH Nevada nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Trong vòng 9 ngày, Shopping Angels thu hút hơn 2.800 tình nguyện viên tại 50 bang, thậm chí có thêm chi nhánh ở Canada, Vương quốc Anh, New Zealand, Australia, Nam Phi.
“Người trẻ tuổi không quá sợ hãi, lo lắng khi phải đi siêu thị mua các đồ dùng thiết yếu. Đối với những người có nguy cơ nhiễm virus corona cao, việc này rất đáng sợ. Tôi muốn giúp họ loại bỏ nỗi lo đó trong thời kỳ khó khăn này và triển khai chương trình cộng đồng, trao tận tay người dân những thứ cần thiết khi họ đang thực hiện biện pháp phòng ngừa”, nữ sinh chia sẻ.
Tình nguyện viên đến cửa hàng, mua thức ăn, các đồ dùng thiết yếu rồi giao tận cửa nhà mà không tính phí vận chuyển. Những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ chỉ cần đăng ký, Shopping Angels sẽ phân công người sống gần đó đến hỗ trợ.
Video đang HOT
Để đảm bảo an toàn, tình nguyện viên phải không tiếp xúc người nhiễm virus corona, không ra khỏi nước trong vòng 14 ngày trước đó, không có triệu chứng cảm cúm và phải đeo găng tay khi mua sắm, giao hàng. Nếu có thể, họ nên đeo khẩu trang.
Jayde Powell hiện theo học chương trình danh dự (sinh viên đạt điểm cao ở phổ thông trung học, có khả năng tự lập trong học tập, có triển vọng cao về học vấn và chuyên môn) ngành Tâm lý học. Cô là Phó chủ tịch Hội sinh viên Y khoa Phi Delta Epsilon, đồng thời là Giám đốc chương trình của Hội Ủng hộ Hiến tạng Sinh viên.
Nhắc đến Powell , Kimberly Bonnenfant, điều phối viên chương trình danh dự của ĐH Nevada, không ngần ngại dành lời khen ngợi vì những gì học trò làm trong thời gian qua.
“Jayde thể hiện tinh thần của ĐH Nevada và chương trình danh dự Reno – dịch vụ, sáng kiến và giúp đỡ cộng đồng. Em không chỉ là sinh viên gương mẫu của chương trình danh dự mà còn là người chăm chỉ làm việc, có năng lực dẫn dắt người khác trong phục vụ xã hội”, Bonnenfant nói.
Những thầy giáo dạy Toán "kiêm" nhạc sĩ trong dịch COVID-19
Luôn xuất hiện trên giảng đường với những dãy số dài ngoằng ngoẵng và khô khan, thế nhưng, trong thời gian dịch bệnh COVID-19, những người thầy dạy toán lại xuất hiện với những thanh âm trầm bổng trong một bản nhạc gây xôn xao cộng đồng mạng.
Không phải nhạc sĩ, thế nhưng thầy giáo Trần Phương - người đào tạo hàng trăm học sinh giành huy chương Toán quốc tế đã khiến nhiều người bất ngờ, xúc động khi thể hiện ca khúc "Thế giới cùng chống đại dịch virus Corona".
Được biết, ca khúc lấy cảm hứng từ bài thơ do TS. BS Nguyễn Mạnh Thắng sáng tác dựa trên các khuyến cáo của Bộ Y tế về dịch COVID-19, đã được thầy Trần Phương phổ nhạc chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Theo thầy Trần Phương, trong tình hình căng thẳng bởi dịch bệnh, xã hội rất cần thêm những động lực, giải pháp giúp người dân hiểu biết và trống dịch hiệu quả.
"Nhiều người không hiểu rõ dịch nên sợ, họ sợ đến mức chưa nhiễm virus thì đã phát ốm vì căng thẳng, lo nghĩ. Do vậy, trách nhiệm trống dịch COVID-19 không chỉ của bác sĩ hay của các cấp chính quyền, mà còn là trách nhiệm chung của toàn dân", thầy Phương cho biết.
Thầy giáo Trần Phương và TS. BS Nguyễn Mạnh Thắng.
Khởi nguồn từ ý nghĩ đó, sau khi nằm lòng bài thơ của bác sĩ Thắng, thầy Trần Phương đã đề xuất phổ nhạc cho bài thơ này. Ngay lập tức, các khổ thơ được phổ nhạc bằng cây guitar cũ mượn từ quán ăn ven đường, khiến không ít bạn bè tỏ ra hào hứng.
Thầy giáo Trần Phương cho rằng, giữa âm nhạc và toán học có sự tư duy gần gũi qua các quy tắc của hòa thanh hợp âm, sự đồng điệu giữa 2 lĩnh vực đã giúp cho vị "nhạc sĩ" khơi nguồn cảm hứng để sáng tác các ca khúc khác nhau.
"Sao chúng ta không phổ thơ thành nhạc, sao không viết thành một bài hát để tuyên truyền hiệu quả. Có thể nhiều người ngại đọc, nhưng họ lại thích nghe bài hát, sẵn sàng mở lòng đón nhận các giai điệu. Làm được điều này, nghĩa là đóng góp thêm một cách tuyên truyền hiệu quả", thầy Trần Phương nói.
Thầy Lê Tuấn Cường - giáo viên dạy Toán trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội).
Không có sự xuất hiện của dịch bệnh, khẩu trang hay virus, thế nhưng bài hát của thầy Lê Tuấn Cường - giáo viên dạy Toán trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) vẫn khiến cộng đồng mạng xôn xao những ngày qua.
Với mong muốn mang lại sự hứng khởi cho học sinh trong những ngày các em học online ở nhà để phòng tránh dịch COVID-19, thầy Cường đã biến những công thức Toán học có phần khô khan thành bài rap đầy hấp dẫn mang tên "Nguyên hàm".
Thầy Cường cho biết, cũng giống như bao giáo viên khác, trong thời gian dịch bệnh, thầy đã dạy online, giao bài tập cho học sinh qua mạng và gửi những kho học liệu đến học sinh. Tuy nhiên, việc dạy học online đã gây ra không ít rào cản cho thầy và trò. Bởi vậy, thầy đã triển khai một số biện pháp để tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tại nhà như: tổ chức trò chơi, tạo khoảng hở trong tiết học,.. và viết lại công thức bằng một bài rap.
"Việc dạy học online khiến tôi khó có thể tương tác nhiều với học sinh cũng như truyền cho các em những năng lượng tích cực để học tập. Bởi vậy, tôi nghĩ một bài rap sẽ giúp các em cảm thấy việc học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Thêm vào đó, âm nhạc có tính chất nghe lại, nên các em sẽ có thể tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng nhất", thầy Cường chia sẻ.
Khi được hỏi về thông điệp muốn truyền tải của bài rap trên, thầy Cường bộc bạch: "Chỉ là cảm thấy điều gì tốt cho học sinh thì tôi sẽ làm, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa gì quá lớn lao cả".
Hiện nay, 63 tỉnh, thành trên cả nước đều đã cho học sinh nghỉ đến hết tháng 3 hoặc đến khi có thông báo mới để phòng tránh dịch COVID-19.
Lớp học online, trường học ảo... là giải pháp được nhiều trường phổ thông, đại học áp dụng cho học sinh nhằm đảm bảo tiến độ học tập trong thời gian nghỉ. Theo đó, giáo viên các trường tổ chức quay video bài giảng và gửi cho học sinh qua mạng hoặc dạy học trực tuyến.
Theo Bộ GD&ĐT, khi học sinh đến lớp trở lại, nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet, truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học.
HOÀI ANH - TÙNG GIANG - TÔ THẾ
Trung tâm giáo dục dạy online một tháng miễn phí Trung tâm Everest Education của hai Việt kiều Mỹ tốt nghiệp ĐH Harvard và Stanford miễn phí một tháng lớp Toán và tiếng Anh online trong Covid-19. Hoạt động này nhằm hưởng ứng trào lưu #keeponlearning đang được chia sẻ rộng rãi gần đây. Trào lưu do cô Châu Bùi - cựu giáo viên Everest Education hiện học thạc sĩ tại Đại học...