Sinh viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chính thức tham gia chống dịch Covid-19
Sáng nay (13/4), 50 giảng viên trẻ và sinh viên trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) đã ra quân tham gia hỗ trợ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) phòng chống dịch Covid-19.
Các giảng viên trẻ và sinh viên trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) trong lễ ra quân tham gia hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Trong tháng 4/2020, đội ngũ giảng viên, sinh viên này sẽ hỗ trợ 6 nhóm hoạt động phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể gồm: nhập và rà soát dữ liệu xét nghiệm; Thu thập, thống kê, phân tích, biên soạn tài liệu khoa học liên quan đến dịch bệnh; Thực hiện truyền thông gián tiếp và hỗ trợ tuyền thông trực tiếp; Giám sát lây nhiễm tại doanh nghiệp; Thống kê, báo cáo thông tin các ca lây nhiễm và các thông tin khác; Quản lý dữ liệu (hành chính) tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn TPHCM.
Đây đều là những bước rất quan trọng việc khống chế và ngăn chặn dịch lây lan trên địa bàn TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.
PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trưởng phòng khám ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Thông qua hoạt động này, các giảng viên trẻ và sinh viên đã thể hiện được tinh thần xung kích của ngành y trong cuộc chiến chống dịch. Để giúp cho việc hỗ trợ được hiệu quả, thông qua Tổ Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, nhà trường đã có nhiều hoạt động thường xuyên để cập nhật tình hình dịch bệnh cho đội ngũ tình nguyện nắm bắt”.
“Với nền tảng kiến thức về y khoa tôi tin cách các em đủ khả năng hỗ trợ tốt cho công tác chống dịch. Trường cũng đã thành lập Ban điều phối thông qua các trưởng đơn vị, nhóm của Trung tâm bằng các hoạt động như giao ban trực tuyến thường kỳ. Từ đây sẽ nắm bắt được hiệu quả hoạt động, tâm tư nguyện vọng của đội ngũ tình nguyện. Và để giúp các tình nguyện viên vững tâm khi tham gia các “mặt trận” chống dịch, nhà trường đang kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ kinh phí đi lại, sinh hoạt cho đội ngũ sinh viên, thầy thuốc trẻ tham gia tình nguyện”, ông Hiệp chia sẻ.
Video đang HOT
Đặc biệt, Phòng khám Đa khoa của trường cũng xây dựng kế hoạch chi tiết phối hợp với Thành đoàn và Sở GD&ĐT TPHCM triển khai thực hiện công tác truyền thông phòng chống dịch Covid-19 tại các trường học trên địa bàn TPHCM.
Theo kế hoạch, đội ngũ sinh viên, thầy thuốc trẻ tham gia tình nguyện sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với các ca nhiễm bệnh, giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm cộng đồng. Nhưng vần phải hiểu rõ tính chất và phạm vi tham gia hỗ trợ từ đó có biện pháp tự trang bị và bảo vệ bản thân. Phòng khám còn trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ và nước rửa tay sát khuẩn để đảm bảo an toàn trong qua trình chống dịch.
Tại lễ ra quân, Đỗ Phạm Nguyệt Thanh – sinh viên năm 6 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhóm trưởng tình nguyện chia sẻ: “Tôi rất tự hào khi có cơ hội tham gia hỗ trợ trong công tác phòng chống, dịch cùng HCDC. Đây không chỉ là trách nhiệm của người thầy thuốc tương lai mà còn là cơ hội cơ hội ứng dụng những kiến thức trên giảng đường vào thực tế sinh”.
Trước đó, vào giữa tháng 3, UBND TPHCM đã yêu cầu trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo sự hướng dẫn của Sở Y tế, chủ động xây dựng kế hoạch huy động lực lượng sinh viên năm cuối, đội ngũ y, bác sĩ trẻ của Hội Thầy thuốc trẻ thành phố sẵn sàng tham gia tình nguyện phòng chống dịch bệnh.
Lê Phương
Hơn 10 năm dạy võ thuật miễn phí
'Bị ốm tôi vẫn đến lớp, chỉ khi nào thật sự không thể sắp xếp được, tôi mới xin vắng. Hơn 10 năm qua, tôi nghỉ chưa đến 10 buổi', huấn luyện viên Đỗ Thành Tài (32 tuổi), chủ nhiệm CLB Karatedo miễn phí cho mọi người chia sẻ.
Lớp học võ miễn phí do anh Đỗ Thành Tài (ảnh nhỏ) là chủ nhiệm trong hành lang Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - THÚY HẰNG - MAI ANH HẢI
Quá nửa lớp võ là sinh viên ngành y và các y bác sĩ
CLB Karatedo miễn phí được thành lập năm 2004 bởi võ sư Tống Viết Tập, sau đó thầy chuyển về Buôn Mê Thuột sinh sống. Từ năm 2009, anh Đỗ Thành Tài (Tứ đẳng quốc gia, Nhị đẳng quốc tế môn karatedo), học trò, người gắn bó với CLB từ những ngày đầu, thay thầy Tập làm chủ nhiệm, dẫn dắt đàn em. Mỗi tuần lớp học 3 buổi: kỹ thuật, quyền, thực hành đối kháng, mỗi buổi hơn 2 tiếng, hoàn toàn không thu phí. "Lớp võ đã trải qua 15 năm, mỗi năm khoảng 150 học viên, đến nay hơn 1.500 bạn trẻ đã trưởng thành từ lớp võ này", anh Tài cho biết.
Đỗ Thành Tài đang là sinh viên năm 4 ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM). Điều thú vị là hiện tại CLB võ này có hơn 50% là sinh viên ngành y dược, các y bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện như: Từ Dũ, ĐH Y Dược TP.HCM, Xuyên Á, Trưng Vương, Nguyễn Tri Phương... Còn lại là học sinh, sinh viên, có nhiều bạn từ Q.2, Q.9, Q.Thủ Đức rất xa vẫn đều đặn 3 buổi tối hằng tuần đến CLB để học.
Anh Tài cho biết, hơn 10 năm qua anh không thu phí của bất kỳ học viên nào, xuất phát từ câu chuyện khó khăn của chính mình thời mới lên TP.HCM học ĐH. "Ngày ấy, nhiều lúc trong túi tôi chỉ còn 1.000 đồng, đủ để mua gói mì dùng cho 1 ngày. Bây giờ, dẫu biết cuộc sống nhiều bạn đã khá giả hơn, nhưng biết đâu trong hơn 100 bạn ở đây, có những bạn cũng khó khăn như tôi của ngày xưa, khi ấy thay vì chỉ còn 1.000 đồng thì các bạn có thể còn mấy chục ngàn trong túi để có thể trang trải thêm cho cuộc sống sinh viên xa nhà", anh bộc bạch.
Câu chuyện đầy cảm hứng của người thầy
Đỗ Thành Tài là con thứ 3 trong một gia đình 4 anh chị em, cha mẹ làm nông ở H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Hoàn cảnh khó khăn nhưng cả 4 anh chị em đều học rất giỏi (chị gái là cử nhân Trường ĐH Luật TP.HCM; anh trai của anh Tài là GS Đỗ Thanh Toàn, đang giảng dạy công nghệ thông tin tại ĐH Liverpool, Vương quốc Anh; em gái út là bác sĩ nội trú - giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM). Anh Tài ước mơ được làm bác sĩ từ rất nhỏ, tuy nhiên năm đầu thi ĐH anh chỉ đậu hệ cử nhân Trường ĐH Y Dược TP.HCM. Không muốn làm cha mẹ buồn, anh vẫn học rất tốt, là thủ khoa đầu ra của hệ cử nhân, sau đó có 5 năm làm tại phòng chẩn đoán điện cơ ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
Luôn được đánh giá cao trong công việc, nhưng giấc mơ được là bác sĩ vẫn chưa bao giờ thôi nung nấu trong Tài. Năm 2015, anh thi lại bác sĩ đa khoa nhưng bị thiếu 0,5 điểm. Thất bại không đánh gục được người võ sĩ. Năm 2016, ở tuổi 29, một lần nữa thử sức mình, Đỗ Thành Tài chính thức trở thành sinh viên ngành bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Anh nói với cha mẹ, giờ anh đã có thể tự lo liệu những năm học tiếp theo bằng số tiền tiết kiệm sau 5 năm đi làm, mong cha mẹ ủng hộ để anh được sống với đúng giấc mơ của mình.
Đang là sinh viên năm thứ tư, việc học và đi thực tập tại bệnh viện rất căng thẳng, tuy nhiên anh Tài luôn sắp xếp để CLB Karatedo không bị gián đoạn. "Bị ốm tôi vẫn đến lớp, chỉ khi nào không thể sắp xếp được, tôi mới xin vắng. 15 năm qua, tôi nghỉ chưa đến 10 buổi", anh Tài tâm sự.
"Tôi đã có lời hứa với thầy tôi, người khai sinh ra lớp võ, là sẽ luôn cố gắng thật nhiều để duy trì CLB, để ngày càng nhiều hơn những bạn trẻ được tập luyện võ thuật, rèn luyện ý chí, sức khỏe, khả năng tự vệ và hoàn thiện bản thân. Điều mong mỏi lớn nhất của tôi là các trò dù sau này làm gì, ở đâu, cũng đều thành công trong cuộc sống, làm được thật nhiều việc thiện để giúp người, giúp đời", anh Tài chia sẻ.
Ý kiến
Tôi đã học karatedo ở đây hơn 2 năm. Từ một người nóng nảy, tôi đã được rèn luyện rất nhiều nhờ lớp võ của thầy Tài. Tôi luôn nhớ lời thầy, ngoài học võ, còn học để làm người. Giản dị, nhân hậu và luôn tràn đầy năng lượng tích cực, đó là những điều tôi cảm nhận được từ thầy.
Nguyễn Thị Thu Uyên - (Sinh viên Khoa Sư phạm Anh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Tôi từng gắn bó với CLB 5 năm, CLB rất có ý nghĩa với tôi, đã đi theo tôi suốt chặng đường học đại học và là một ngôi nhà thứ hai. Là CLB miễn phí, nhưng tâm huyết người thầy không bao giờ lung lay, sự tận tụy và hy sinh của thầy Tài hơn 10 năm qua để duy trì lớp học khiến tôi vô cùng khâm phục.
Lâm Thị Xuân Nguyệt - (Bác sĩ nội trú Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Theo Thanh niên
Sinh viên ngành y góp sức chống dịch COVID-19 Khi diễn biến của dịch COVID-19 ngày càng trở nên phức tạp, hàng trăm sinh viên ngành y chung tay hỗ trợ cho công tác chống dịch. Trưa cuối tuần, căn phòng nằm ở dãy lầu 6 của Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm, thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC, quận 8, TP.HCM) vẫn sáng đèn. Bên trong, 36 sinh...