Sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng thử nghiệm máy rửa tay tự động ở bệnh viện
Các máy rửa tay sát khuẩn tự động do nhóm SV Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng chế tạo đã được sử dụng thử nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng trong hai ngày 25-26/3, phục vụ mỗi ngày 1.000 lượt người dùng.
Máy rửa tay sát khuẩn tự động do nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng chế tạo có dung tích 1,5 lít
“Bệnh viện là nơi có hàng ngàn lượt người ra vào hàng ngày, máy rửa tay sát khuẩn sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong tình hình dịch Covid-19″ – anh Ngô Đình Thanh – giảng viên hướng dẫn nhóm sinh viên Khoa Điện – Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng chế tạo sản phẩm chia sẻ về ý nghĩa sáng chế máy rửa tay sát khuẩn tự động.
Anh Thanh cho biết, hiện các máy rửa tay sát khuẩn tự động đầu tiên đã được sử dụng thử nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng trong hai ngày 25 và 26/3, phục vụ trung bình mỗi ngày 1.000 lượt người dùng. Chỉ cần đưa tay lại gần vòi thì nước rửa tay sát khuẩn sẽ tự động phun xịt theo cơ chế cảm ứng. Điều này giúp cho người dùng không phải chạm tay vào bình xịt, giảm nguy cơ lây nhiễm khi chạm tay vào bề mặt bình dung dịch rửa tay sát khuẩn như thông thường.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động hoàn thành sản phẩm để đưa vào sử dụng thử nghiệm trong 3 ngày
Trong 2 ngày đầu sử dụng thử nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng, thiết bị nhận được phản hồi tích cực từ các y, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà
Với nhóm sinh viên đã từng tham gia nhiều dự án chế tạo sản phẩm tương tự ở ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng thì việc nghiên cứu, chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động không quá khó. Nhóm đã mất thời gian có khoảng 3 ngày để chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm ở đây có tính khác biệt là dùng trong môi trường bệnh viện nên cần thời gian sử dụng thử nghiệm thực tế.
Để sản phẩm có tính ứng dụng cao ở môi trường bệnh viện, nhóm sinh viên chế tạo đã nhận được nhiều góp ý thiết thực từ chính các y, bác sĩ. Ví dụ như các bác sĩ góp ý sản phẩm rất tiện dụng, hiện đại; tuy nhiên lượng dung dịch mỗi lần rửa tay chưa đủ liều lượng.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sáng chế cũng xin ý kiến phản hồi từ bệnh nhân và người nhà. Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện sản phẩm sát nhu cầu sử dụng thực tiễn hơn trước khi sản xuất số lượng lớn hơn.
Khánh Hiền
Người bệnh, thân nhân, khách đến bệnh viện phải khai báo y tế
Sở Y tế TP.HCM vừa gửi công văn khẩn đến các cơ sở y tế trên địa bàn về việc đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trước nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện.
Trong công văn được ký ngày 25/3, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, cho biết trước tình hình dịch bệnh trên diễn biến phức tạp, Việt Nam đã có nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Do đó, Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị khẩn trương thực hiện việc sàng lọc thông tin qua tờ khai y tế đối với tất cả người bệnh, thân nhân và khách đến liên hệ công tác tại cơ sở y tế.
Nhân viên y tế hướng dẫn mọi người khi vào cơ sở khám, chữa bệnh phải mang khẩu trang, sát trùng tay nhanh hoặc rửa tay bằng xà phòng. Tổ chức đội thân nhiệt nhanh cho người dân và đánh dấu để nhận diện người đã qua sàng lọc. Tất cả trường hợp có thông tin nghi ngờ qua sàng lọc cần bố trí ưu tiên khám theo lối đi riêng biệt.
Nhãn dán nhận biết người đã qua sàng lọc Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: Nam Phương.
Sở Y tế quy định phòng khám sàng lọc cần bố trí ngay gần cổng hoặc tiền sảnh ở vị trí thông thoáng, biệt lập với các khoa, phòng khác. Tất cả nhân viên y tế tham gia tiếp nhận, sàng lọc, chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc nghi mắc Covid-19 phải được tập huấn kiểm soát nhiễm khuẩn và hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh lãnh đạo các đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để nhân viên y tế tham gia khám sàng lọc, thực hiện kỹ thuật cận lâm sàng và trực tiếp chăm sóc người bệnh, nghi mắc bệnh (kể cả sinh viên, bác sĩ nội trú) không được trang bị đồng phục, phương tiện phòng hộ theo quy định.
Dịch COVID-19 và nguy cơ lây nhiễm chéo: Bảo vệ bác sĩ tuyến đầu Hôm qua 23-3, một điều không mong muốn đã xảy ra: bệnh nhân nhiễm corona thứ 116 của VN là một bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã bị lây bệnh COVID-19. Trước đó là 2 điều dưỡng Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Nhân viên bệnh viện mặc trang phục chống dịch (ảnh chụp tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới...