Sinh viên Đại học Y dược TP HCM tri ân người hiến xác
Chiều 4/2, các thầy cô bộ môn Giải phẫu và sinh viên Trường Đại học Y dược TP HCM đã thành kính tổ chức lễ Macchabée: Tri ân người hiến xác.
Sinh viên xếp thành hai hàng dọc các hành lang, cầu thang, sân trường để đón tiếp thân nhân của người hiến xác tới tham gia lễ tri ân.
Sinh viên đã kết đèn, hoa trang trí căn phòng học thường ngày trở nên trang nghiêm.
Đông đảo thân nhân những người hiến xác đến tham dự lễ tri ân.
Nghi lễ được tổ chức tại đại giảng đường, sau đó làm lễ rước hương đến phòng thực tập giải phẫu.
Các bộ thi hài được phủ bạt trắng, xếp hoa cúc trong lễ tri ân.
Video đang HOT
Từng sinh viên cúi đầu lạy, bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến những người đã hiến thân cho khoa học.
Từng sinh viên nhẹ nhàng thắp hương cho những người đã khuất.
Rất nhiều thân nhân của người hiến xác bật khóc khi “gặp” lại người nhà của mình.
Lễ Macchabée là lễ hội mang tính nhân bản, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất của phương Tây.GS.TS Lê Văn Cường, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM cho biết, lễ tri ân những người hiến xác cho khoa học được Trường Đại học Y dược thực hiện từ năm 1990.
Năm 1993 Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM đã nhận được 1 đơn tự nguyện hiến thi hài đầu tiên, cho đến nay số lượng đăng ký là 23.850 người, gồm đủ các thành phần như công an, bộ đội, trí thức, công nhân, cán bộ hưu trí, thương nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, tu sĩ và các thành phần khác trong xã hội. Đến năm 1996, bộ môn nhận được 1 thi hài đầu tiên, đến nay bộ môn đã nhận được tổng cộng 642 thi hài; trong đó đã và đang sử dụng cho dạy học và nghiên cứu khoa học là 503.
Số lượng thi thể được sử dụng hàng năm để giảng dạy và nghiên cứu khoa học là trên 50 thi thể. Riêng năm 2014, việc nghiên cứu, phân tích trên các thi thể đã phục vụ cho trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 12 đề tài luận án tiến sĩ, 4 đề tài luận văn thạc sĩ, 4 đề tài luận văn bác sĩ nội trú.
Tuy nhiên cũng có những khó khăn như: nhiều trường hợp muốn đăng ký hiến thân cho khoa học nhưng ở rất xa TP HCM như Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên,…. Vì ở xa, thời gian tiếp nhận thi thể quá dài, không đảm bảo kỹ thuật bảo quản tốt thi thể nên không thể tiếp nhận. Ngoài ra, có một số trường hợp người hiến thân cho khoa học làm đơn tự nguyện đăng ký nhưng đến khi qua đời người thân trong gia đình lại không đồng tình.
Những thi thể hiến cho khoa học được tập thể sinh viên, thầy thuốc, cán bộ giảng dạy kính trọng yêu mến như một báu vật vô giá vì đã dạy cho biết bao sinh viên nắm vững giải phẫu để trở thành thầy thuốc có kiến thức, vững tay nghề, giúp cho các thầy thuốc thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị để phục vụ cho y khoa. Vì vậy chúng tôi luôn tôn vinh những thi hài hiến thân cho khoa học như những người “Thầy im lặng”", GS.TS Lê Văn Cường, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM chia sẻ.
Theo_Zing News
Xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Trên cơ sở đề nghị của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Ảnh minh họa
Theo đó, sẽ xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thành một bảo tàng thiên nhiên quốc gia đầu hệ có năng lực nghiên cứu khoa học về thiên nhiên, hỗ trợ cho các bảo tàng thành viên trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam về nghiên cứu khoa học, sưu tầm, chế tác và trưng bày bảo quản mẫu vật thiên nhiên.
Đồng thời lưu giữ các giá trị, trưng bày, bảo tồn lịch sử tự nhiên, giá trị thiên nhiên của Việt Nam và thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ý thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, nâng cao tự hào về thiên nhiên đất nước và quảng bá các giá trị thiên nhiên Việt Nam.
Địa điểm xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại Khu đô thị sinh thái Quốc Oai, thuộc địa giới hành chính xã Liệp Tuyết, Ngọc Liệp và Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; hoặc Khu Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Dự án sẽ xây dựng trên diện tích 32 ha, bao gồm các khu chức năng: Khu trưng bày trong nhà, khu dành cho bộ sưu tập mẫu vật quốc gia, rừng kín thường xanh, hang động, núi đá, công viên đá, khu vườn địa chất, khu trưng bày kết hợp học tập, trung tâm nghiên cứu và văn phòng, khu dịch vụ, hồ nước đảo nổi và aquarium, khu kỹ thuật và chế tác mẫu vật.
Tổng mức vốn đầu tư dự án được xác định trên cơ sở thẩm định các dự án đầu tư cụ thể, phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực đầu tư và được bảo đảm từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác. Đối với nguồn ngân sách nhà nước, việc lập dự toán ngân sách hàng năm thực hiện theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ và bố trí vào dự toán ngân sách của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2015-2020, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tổ chức tìm kiếm, tiếp nhận, thu thập, sưu tầm mẫu vật, xây dựng kịch bản trưng bày và trưng bày, triển lãm, xây dựng kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực.
Giai đoạn II từ năm 2021 - 2025 và giai đoạn tiếp theo sẽ hoàn thiện các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, tìm kiếm, tiếp nhận, thu thập, sưu tầm mẫu vật, bổ sung hoàn thiện kịch bản trưng bày và trưng bày triển lãm, đào tạo nguồn nhân lực.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan quyết định đầu tư Dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành có liên quan.
Ở nước ta một số cơ sở về bảo tàng thiên nhiên đã có từ thời Pháp thuộc chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học ở một số trường đại học, viện nghiên cứu. Đến nay đã lưu giữ được một số bộ sưu tập có giá trị, là những tư liệu khoa học đặc biệt có giá trị không chỉ với Việt Nam mà còn cả trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có hệ thống bảo tàng thiên nhiên nên tác dụng phổ biến khoa học, giáo dục, tuyên truyền còn hạn chế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020, theo đó Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam là bảo tàng cấp quốc, đầu hệ trong hệ thống bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam; có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ trong mạng lưới bảo tàng thiên nhiên; có chức năng nghiên cứu, trưng bày giới thiệu về thiên nhiên Việt Nam một cách tổng hợp, đại diện tiêu biểu.
Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhấn mạnh cần đẩy nhanh việc xây dựng Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Phương Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Chương trình thí điểm giúp kiếm 150 triệu mỗi tháng ở TP HCM Bốn đơn vị đầu tiên của TP HCM sẽ thí điểm chương trình thu hút chuyên gia công nghệ cao, mức lương họ nhận được lên đến 150 triệu một tháng. Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà vừa ký quyết định thí điểm chương trình thu hút nhân tài trong lĩnh khoa học, công nghệ. Lương dành cho chuyên gia...