Sinh viên có được tự ý thi lại vào trường khác?
Nhiều bạn đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nhưng chưa đúng nguyện vọng của mình nên rất muốn thi lại vào trường khác, nhưng để làm được điều đó phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
Các sinh viên muốn thi lại phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường đang học. (Ảnh: Thái An)
Dưới đây là những thắc mắc và giải đáp của chuyên gia về vấn đề này:
- Các thầy cô cho em hỏi, em đang học tại một trường đại học nhưng bây giờ em muốn thi lại vào trường khác thì cần phải làm những giấy tờ gì? – thí sinhở địa chỉ email changtraiphumy@gmail.com.
- Hiện em đang học hệ trung cấp và muốn thi lại đại học, vậy em có cần phải bảo lưu kết quả học tập ở trường trung cấp rồi đi thi hay em vẫn vừa học, đến ngày thi em vẫn tham dự được không ạ? – thí sinh ở địa chỉ email thanhhoang7604119@gmail.com.
Video đang HOT
Thầy Trần Từ Duy: Thường trực Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐHQG TP.HCM:
Theo quy định, đối với sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp, nếu muốn tham gia kỳ thi tuyển sinh của cả nước, phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường đang theo học. Do đó, em hãy liên hệ với phòng đào tạo của trường để được hướng dẫn các thủ tục cụ thể để thực hiện dự định của mình.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Trường trung cấp gặp nhiều thách thức trong tuyển sinh
Đó là nhận định được nhìn nhận trong buổi Họp bèn về công tác giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn TPHCM năm 2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm 28/2. Chỉ tiêu nhiều nhưng các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) chỉ tuyển được 60%, thậm chí có trường chỉ được 20%.
Các năm có khoảng 330.000 chỉ tiêu vào hệ TCCN nhưng năm 2012 các trường tuyển được trên 60% so với chỉ tiêu. Đặc biệt, TPHCM lại tuyển được thấp hơn các năm trước. Phía Bộ GD-ĐT cho rằng các quy định, văn bản về TCCN đã khá thông thoáng, việc xác định chỉ tiêu được giao cho các trường dựa trên cơ sở cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thế nhưng các trường vẫn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có trường chỉ tuyển được 20-30%. Trong buổi họp hôm qua, phía Bộ GD-ĐT và các trường cùng tìm nguyên nhân của vấn đề.
Dự kiến tuyển sinh TCCN trong năm 2013 sẽ khó khăn.
Ông Đỗ Hữu Khoa - hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn chia sẻ: "Cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô đầy đủ, trường khang trang đó nhưng buồn một nỗi là vắng học sinh. Hình như là tổng cung đang vượt cầu, các em đang tập trung vào các trường CĐ, ĐH nhiều, nếu thi lỡ năm nay thì tiếp tục thi năm sau chứ nhất quyết không chịu vào trung cấp. Do vậy, xu hướng tuyển sinh năm nay sẽ rất căng thẳng". Trong khi đó, ông Huỳnh An Lộc - phó hiệu trưởng trường Trung cấp Việt Khoa than thở rằng; "Giữ giáo viên đã khó nhưng tuyển sinh không được, trường vẫn phải trả lương giảng viên. Thực sự quá nặng nề với trường".
Ông Lương Quang Ngọc - hiệu trưởng trường Trung cấp Bến Thành kiến nghị rằng vấn đề là Bộ GD-ĐT phải ổn định chính sách vĩ mô chứ nay chính sách này, mai thay đổi khác thì khó phát triển được. "Thú thật là 3 năm qua, chúng tôi xoay vần với chính sách tuyển sinh. Trong tình cảnh tìm người học đã khó thì chính sách liên thông mới ra đời đã chặn ngay trong tư tưởng học sinh muốn vào học trung cấp". Theo ông Ngọc: sau 3 năm mới được liên thông thì quá dài, đề nghị rút ngắn xuống còn 2 năm.
Vụ trưởng vụ GDCN Hoàng Ngọc Vinh cho rằng các trường phải tự nâng chất lượng đào tạo để thu hút người học.
Nhiều ý kiến các trường cho rằng cần đánh giá tác động của Thông tư 57 để xem lợi, hại mà có điều chỉnh. Thông tư 57 hơi bất công khi xác định chỉ tiêu, các trường ĐH lại cạnh tranh học sinh với trường trung cấp.
Ông Phạm Như Nghệ - phó vụ trưởng vụ GDCN (Bộ GD-ĐT) phân tích rằng: Các nước trên thế giới cũng thế chứ không riêng gì Việt Nam, người học có quyền lựa chọn và đa phần học sinh vẫn không muốn vào trung cấp. Mục đích đào tạo của hệ TCCN là để đi làm chứ nếu cứ muốn vào trung cấp để lên ĐH thì xoá luôn TCCN đi. Ông Nghệ đánh giá Thông tư 57 đã tiến bộ hơn nhiều khi trước đây chỉ tiêu do Bộ ấn định xuống thì nay đã cho phép các trường tự xác định. "Nói là các trường ĐH có đào tạo TCCN giảm dần chỉ tiêu đến năm 2017 nhưng thực tế số lượng giảm rất nhiều nên các trường trung cấp không nên lo ngại", ông Nghệ trấn an.
TS Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng vụ GDCN (Bộ GD-ĐT) đánh giá thách thức rất lớn đối với tuyển sinh TCCN khi quy mô số lượng học sinh THPT đang có chiều hướng giảm. Theo định hướng phân luồng người học thì các trường trung cấp nên hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS. Đặc biệt, vấn đề mấu chốt cần giải quyết là các trường phải tự nâng chất lượng đào tạo của mình trước. Nâng chất lượng đào tạo vì sự phát triển của quốc gia chứ không phải chỉ riêng trường mình.
Lê Phương
Theo dân trí
Mỗi năm hơn 10.000 giáo viên có đề tài khoa học Thông tin từ hội nghị tổng kết cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 7-12 cho biết mỗi năm có hơn 10.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông, trường trung cấp và CĐ tại TP.HCM đăng ký đề tài nghiên cứu...