Sinh viên bật mí số tiền ‘khủng’ làm thêm dịp Tết
Vào các dịp Tết cổ truyền, khi hàng vạn sinh viên đang hối hả bắt các chuyến xe cuối cùng để về quê đón Tết thì vẫn có những sinh viên chọn cách ở lại các thành phố lớn để làm thêm.
Làm Tết bằng cả năm
Vì những lý do khác nhau, nhiều sinh viên đã chấp nhận việc đón Tết xa quê để đổi lại những khoản thu nhập lớn chỉ trong một vài ngày Tết.
Thu Hà, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội năm nào cũng chọn cách bán muối và bán lộc đầu năm tại chùa Quán Sứ, một trong những ngôi chùa lớn nhất Hà Nội. Hà cho biết chỉ với số vốn bỏ ra khoảng 300 nghìn, nếu khéo mời chỉ trong đêm giao thừa có thể bán lãi tới 2 triệu đồng. Giỏ hàng của Hà luôn được khách du xuân để ý bởi lời mời chào nhẹ nhàng và một khuôn mặt luôn rạng rỡ. Hà tâm sự: “Nhiều bác mua lộc và muối khen mình nhanh nhẹn hy vọng sẽ mang may mắn đến trong năm mới. Biết mình là sinh viên làm thêm, khách thường mừng tuổi luôn tiền thừa”.
Nhiều bạn trẻ chọn việc bán muối bán lộc đầu năm là công việc làm thêm dịp Tết.
Năm nay, bán lộc đầu năm cùng Hà còn có Phương Nhung, sinh viên ĐH Thủy Lợi. Hà không ngần ngại rủ thêm cô bạn thân của mình cùng bán vừa kiếm thêm thu nhập lại có bạn cùng về sau giao thừa. Phương Nhung cho biết: “Chúng em dự định sẽ dành số tiền lãi để năm mới đăng ký khóa học tiếng Anh tại Language Link”.
Phạm Thanh Tùng, sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Quốc dân) cũng đã 2 năm không về quê ăn Tết. Đối với Tùng, Tết là “mùa làm ăn” và dễ kiếm tiền nhất trong năm. Năm nay, Tùng cùng cô bạn chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch buôn rau phục vụ ngày Tết.
Từ đêm 30 Tết, Tùng có nhiệm vụ chở rau từ chợ đầu mối Long Biên về tập kết trên vỉa hè phố Liễu Giai. Theo cậu sinh viên này, số tiền vốn bỏ ra tuy khá lớn nhưng lãi suất thì cao hơn gấp nhiều lần so với các công việc làm thêm khác. “Em chỉ tính đơn giản như một bông súp lơ em mua 10 nghìn thì sẽ bán với giá khoảng 30 nghìn, 35 nghìn. Các rau khác cũng thường bán gấp 3, 4 lần nên chỉ trong buổi tối ngày mùng 1, chúng em đã đủ vốn”, Tùng nói. Tùng cũng cho biết thêm, trời càng lạnh người dân sẽ ăn lẩu nhiều và rau xanh lại càng đắt giá. Chỉ bán tới ngày mùng 4 Tết, Tùng đã lãi gần 7 triệu đồng.
Video đang HOT
Gần Tết các bạn trẻ hối hả với những công việc làm thêm.
Phạm Thị Lan, sinh viên năm 3 ĐHKH XH&NV lại nhanh nhạy mượn đồ nghề của gia đình kinh doanh bún cá đầu năm. Lan cho biết, năm nay nhiều bạn trẻ đã chọn ăn bún cá từ ngay sau khi giao thừa. “Số lượng khách đông nhất thường vào sáng mùng 2 Tết. Nếu không có hai cô bạn giúp đỡ chắc em không bán kịp. Một bát có giá 35 nghìn đồng trừ các chi phí cũng lãi được 15 nghìn”, Lan khoe. Nhẩm tính một lúc, Lan cho biết năm nay đã thu được số tiền lãi khoảng 4 triệu đồng. Số tiền lãi nhờ bán bún cá mấy ngày Tết bằng đúng số tiền Lan đi dạy thêm trong một năm học.
Nhiều sinh viên khi không có điều kiện để buôn bán trong dịp Tết lại chọn cách làm thêm tại các quán ăn, quán cafe với số tiền công mỗi ngày cũng gấp 3,4 lần so với bình thường. Những nam sinh viên có phương tiện và sức khỏe lại chọn cách chở hàng thuê trong dịp Tết tại các chợ đầu mối. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại các bạn đều tích lũy được một số tiền khá lớn để trang trải việc học tập sau thời gian nghỉ Tết.
Không chỉ vì tiền
Đối với mỗi sinh viên, số tiền các bạn kiếm được trong dịp Tết có thể bằng cả năm đi làm thêm hay dạy thêm nhưng những gì họ được không chỉ có tiền.
Nhiều bài học về kinh doanh, về cuộc sống được bắt đầu từ chính trong những công việc làm thêm dịp Tết.
“Dịp Tết khách đến ăn bún cá đông đến nỗi mình không phục vụ kịp. Nhiều người cũng tỏ ra khó chịu và cáu giận, thậm chí có người còn to tiếng. Những lúc đó mình lại phải học cách nhẹ nhàng xin lỗi để chiều lòng khách. Nhờ đó mà cái tính nóng nảy của mình cũng được kiềm chế phần nào”, Lan tâm sự.
Đối với Thu Hà và Phương Nhung dù đều sinh ra trong những gia đình khá giả nên gia đình không khuyến khích việc hai cô bạn bán lộc đầu năm với lý do: “Nhà mình chưa thiếu tiền để các con phải đi làm thêm những ngày Tết. Ban đầu bố mẹ chúng em cũng cấm nhưng sau đó em phải kiên trì thuyết phục cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý. Khi tự kiếm được một chút tiền dù nhỏ chúng em sẽ biết trân trọng đồng tiền hơn. Số tiền lãi sẽ được dùng vào việc học tiếng Anh và các việc có ích”.
Việc buôn rau trong những ngày Tết cũng giúp Thanh Tùng rất nhiều trong công việc. Những bài học thực tế từ chính thương trường đã giúp cậu sinh viên này thêm tự tin khi sắp tốt nghiệp đại học. “Tuy chỉ là buôn bán nhỏ, thời vụ nhưng cũng giúp em rất nhiều trong công việc. Em học được cách lựa chọn mặt hàng kinh doanh, đối tượng khách hàng, khả năng đàm phán, thuyết phục ngay trên … vỉa hè. Điều đó cũng rất có ích đấy chứ”, Tùng cười tươi tâm sự.
Theo VTC
Cận Tết sinh viên kéo nhau đi làm thêm
Phải giải quyết làm sao với vài trường hợp hoàn cảnh khó khăn, tiền ăn không đủ nói chi mua vé về quê ăn Tết với gia đình. Và rồi giải pháp đi làm ngày Tết mới có thể "cứu nguy" mà thôi!
Không muốn những vẫn phải "cam"
Là một sinh viên loại khá, chăm ngoan của trường, Minh Khôi (Sv trường NT TPHCM) đành phải trốn học rồi đi bán nón bảo hiểm ở các góc ngã tư để kiếm thêm chút tiền về Tết năm nay.
Khôi tâm sự:"mình chỉ là một sinh viên bình thường từ dưới Vĩnh Long lên thành phố học. Ở nhà ngoài làm nông, nên khi lên tới thành thị ngoài chuyện học hành, thì mình chưa bao giờ thử buôn bán hay kiếm tiền gì cả. Ngặt cái cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ mãi rồi xài cũng hết. Nên năm nay tớ quyết kiếm thêm ít tiền mua vé xe về nhà.
Tuy buôn bán thế này lời lóm bao nhiêu... Có khi còn bị mấy anh trật tự đuổi rượt, hay tịch thu đồ. Nhưng rồi biết làm sao... không bán cho hết thì biết tìm tiền đâu về quê."
Hầu hết bạn sinh viên nào cũng muốn được đi làm dịp Tết. (Ảnh minh họa)
Cực khổ như thế, nhiều lúc còn phải bỏ mất vài tiết học trên trường vì tranh thủ khách đông là nấn ná lại bán cho hết hàng. Khôi cũng nói rằng mặc dù có tiết bị bỏ dỡ, nhưng chưa bao giờ bạn ấy bị mất hay thiếu bài vở. Khôi phải chịu cực hơn bạn bè bình thường là ngày hôm sau phải mượn cho bằng được tập vở của mấy đứa bạn trong lớp chép lại. Xong thì "hối lộ" thêm vài ly trà sữa để chúng nó giảng bài cho nghe... Thế đấy, tuy cực mà cũng rất thú vị.
Cuối năm là luôn cần... sinh viên
Hiểu được tâm lý này, các cửa hàng, shop thời trang, quán ăn, quán nước... đều đồng loạt treo bảng "cần tuyển nhân viên bán hàng cận Tết". Mà mức lương trả cho mỗi người theo ca chỉ có vài chục nghìn, không bao cơm, làm xong đến giờ dọn hàng là phải đi về. Ấy nên chia ra mỗi tháng thu nhập cao nhất của mỗi sinh viên làm thêm dịp Tết ở các cửa hàng chỉ vài trăm hay một triệu là cao.
Cực khổ, vất vả từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối mịt như thế nhưng nhiều bạn vẫn cố gắng tranh thủ từng giờ để đi làm.
Thảo Trang (Sv trường cao đẳng QT) đã bắt đầu đi làm hơn một tuần nay tại một cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi. Cứ sáng đi học, chiều tối lại chạy ù như "tên bay" đến nơi làm việc.
Công việc ở đây cũng không mấy cực, chiều đến Trang có trách nhiệm kiểm hàng, đứng bán, phục vụ khách cho đến 10h là có thể ra về. Có hôm trường thêm tiết kéo sang buổi chiều là Trang phải đành xin vắng trực để đến trường ôn tập, thành ra có mấy lần Trang bị bà chủ mắng và muốn đuổi việc. Mà cận Tết thế này, sinh viên nhiều, việc làm có khi phải xếp hàng để đợi mà còn bị đuổi thì biết đến bao giờ mới tới phiên mình.
Thế là Trang đành ngậm ngùi học thêm vào buổi tối để tránh mất kiến thức. Có mấy lần thầy cô biết làm việc vất vả, nên cũng nhiệt tình giảng lại bài cho Trang. Thế nên tuy đi làm nhưng Trang vẫn đảm bảo chất lượng bài tập trên lớp.
Có vẻ như là trào lưu
Các bạn cũng đừng vì thế mà chểnh mảng việc học nhé.
Dần dần sinh viên lại xem làm thêm ngày Tết như là chuyện hiển nhiên vậy. Có bạn vẫn muốn đi làm dù chẳng cần phải về quê hay chi tiêu món nào đó. Chỉ đơn giản là các bạn ấy muốn được như mọi người, được đi làm, được giống bạn bè, giống cuộc sống của một sinh viên.
Có bạn chấp nhận học miệt mài cả buổi tối để đi làm thêm, do thấy đi làm cũng rất vui, và vất vả thì mới được gọi là sinh viên thật sự.
Nếu bạn cũng đang có kế hoạch đi làm ngày Tết, thì nhất định phải biết thu xếp công việc sao thật hợp lý, chứ đừng mải làm mà bỏ quên bải vở thì chẳng hay ho gì đâu nhá.
Theo PLXH
Đắng lòng "kiếp" sinh viên không có Tết Đón Tết xa nhà cũng bát mì tôm (Ảnh minh họa) Tết đến, xuân về, ai cũng muốn về với gia đình. Song, đối với những sinh viên nghèo, các em phải ngậm ngùi đón Tết xa nhà để kiếm tiền lo cho việc học của mình trong năm mới. Vừa học ôn, vừa thi, vừa kiếm tiến Cuối năm, hầu như công...