Sinh viên 23 tuổi kiếm 100 triệu/tháng thú nhận: không bao giờnhận thực tập không lương hoặc lương quá thấp
Kiếm được thu nhập lên đến 100 triệu/tháng nhưng giới trẻ có đòi bỏ học để đi làm?
100 triệu/tháng là mức lương trong mơ ước của rất nhiều người, càng xuất sắc hơn khi là người trẻ, vẫn trong tuổi đi học. Nhưng kiếm nhiều tiền là vậy, rất nhiều câu chuyện khó cân bằng giữa học tập và đi làm nên dẫn đến tình trạng học tập không tốt, nhiều người phải bỏ học giữa chừng.
Hay thậm chí suy nghĩ dễ gặp nhất: Kiếm nhiều rồi thôi bỏ học kiếm tiền?
Thực tế với những “người giàu”, họ lại có suy nghĩ rất khác về việc đi học đấy!
Trịnh Minh Hằng (22 tuổi, Đại học Kinh tế)
Chắc không ai lạ lẫm gì với cô bạn Minh Hằng (biệt danh Miha Chan) – nữ sinh đến từ trường Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Cô nàng sở hữu kênh TikTok hơn 700.000 lượt follow trên mạng xã hội, cô bạn từng nổi lên là khi chia sẻ câu chuyện của bản thân khi kiếm được 100 triệu/tháng khi làm cùng lúc 4 công việc.
Minh Hằng từng chia sẻ khi có người thắc mắc tại sao cô bạn kiếm được nhiều tiền vậy nhưng sao không nghỉ học? Cô bạn từng chia sẻ một số quan điểm của mình trong học tập và câu chuyện thực tập khi đang học Đại học.
Nữ sinh tâm sự: “ Đối với mình, đại học không phải nơi để lấy kiến thức đi làm bên ngoài. đại học cho mình môi trường, có cơ hội tiếp xúc những người bạn làm thay đổi tư duy. Điều đó cho mình mở rộng thế giới quan, biết được trong môi trường kinh doanh thì người ta sẽ tư duy thế nào “ .
“Mình cũng có nguyên tắc khi đi làm thêm là không bao giờ thực tập không lương hoặc nhận mức luơng quá thấp. Mình cần tôn trọng bản thân thì người khác mới tôn trọng mình được” – Minh Hằng chia sẻ về câu chuyện thực tập khi học đại học.
Dù không phải người tập trung quá nhiều vào học hành nhưng Minh Hằng tự bản thân mày mò tự học nhiều thứ trên mạng, kỹ năng khác để công việc tốt hơn nhưng vẫn không chủ quan trong việc học đại học.
Hot TikToker kể chuyện kiếm 100 triệu/tháng, làm nhiều việc một lúc, ngày chỉ ngủ 3 tiếng
Anh Tuấn (21 tuổi, Học viện tài chính)
Cậu bạn Anh Tuấn, 21 tuổi có thể kiếm được gần 100 triệu/tháng nhờ bán hàng online, đầu tư chứng khoán. Tuấn luôn phải làm song song cùng lúc 2-3 công việc. Bên cạnh việc học online tại nhà, để hoàn thành đúng KPI bán hàng đặt ra, Tuấn luôn dành phần lớn thời gian để tư vấn cho khách hàng.
Tuy công việc kinh doanh bận rộn nhưng Anh Tuấn không hề lơ là việc học. Anh Tuấn chia sẻ: “GPA các kì của mình vẫn giữ được mức ổn định, mình sẽ lên kế hoạch tập trung vào các môn học nào quan trọng trước để tạo nền tảng. Trên lớp mình sẽ cố gắng nghe giảng viên giảng bài, những phần nào chưa hiểu thì mình sẽ chủ động hỏi thầy cô luôn. Trong khoảng thời gian ôn thi, nhất là thời gian cuối thì mình sẽ tăng việc học môn nào dễ trước để ăn điểm”.
Là một sinh viên có điểm số cao nhưng ngay từ khi vào đại học, Anh Tuấn đã xác định rõ “Điều quan trọng khi học đại học không chỉ là điểm số, bằng đẹp mà còn là kỹ năng và khả năng làm việc”.
Bởi Anh Tuấn nhận thấy, các nhà tuyển dụng luôn đánh giá ứng viên trên nhiều khía cạnh, điểm số hay bằng đẹp chỉ là một trong những phương diện để họ nhìn nhận ứng viên. Bên cạnh đó, lý thuyết học ở trường và thực tế đi làm thường có sự khác nhau, nên nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các bạn có kĩ năng và khả năng làm việc.
Mặc dù vậy, việc có bảng điểm hay bằng đẹp sẽ tạo thuận lợi cho các bạn trong quá trình nộp CV, vì với một số doanh nghiệp, lượng CV quá lớn nên họ sẽ dùng một số tiêu chí như loại bằng để lọc bớt số lượng CV. Đồng thời việc học tập ở trường cũng cho bạn tư duy, kỹ năng, giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian đào tạo, nên cần phải cân đối cả học tập và kỹ năng làm việc.
Với Tuấn, là một sinh viên của trường kinh tế, anh chàng quan niệm không bao giờ “để trứng ở cùng một giỏ”, muốn dòng tiền của mình luôn chảy vì nếu đứng yên là đồng tiền chết. Khi bỏ vốn đầu tư bất cứ một dự án nào, nam sinh phải đọc thêm rất nhiều sách, học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh.
Mai Anh (23 tuổi, Đại học Ngoại Thương)
Mai Anh là cựu học sinh chuyên Anh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Cô nàng khởi nghiệp cách đây 6 năm với đam mê makeup và kinh doanh: “Trước đây mình chưa từng nghĩ sẽ làm gì liên quan đến tiếng Anh. Hồi đó chỉ đơn thuần coi tiếng Anh như một công cụ học tập, làm việc, giao tiếp.
Ngoài makeup, đam mê lớn nhất của mình là kinh doanh và phát triển tư duy. Dần dần mình nhận ra việc học tiếng Anh hoàn toàn có thể diễn ra rất tự nhiên bằng cách gắn với đam mê hoặc công việc mình yêu thích. Đó là khi cách học tiếng Anh rất bền vững”.
Nữ sinh Gen Z chia sẻ: “Để tạo nên bất cứ sự thay đổi nào, mình cần tập trung vào một thứ duy nhất. Sau khi thử qua các lĩnh vực, mình nhận ra, tập trung làm tốt một lĩnh vực, ít nhất là cho đến khi mình đạt được mục tiêu nhất định về mặt tài chính hay danh vọng,… Nếu không làm được điều đó thì hành trình của mình mãi mãi là cưỡi ngựa xem hoa”.
Mai Anh tôn thờ sự tự học tuy nhiên tự học không bao gồm việc bản thân phải làm tất cả mọi thứ. Trong quá trình tự học và tự kinh doanh, xuất phát điểm chưa tìm được phương hướng sẽ mất nhiều thời gian, kéo dài quá trình rất dễ nản.
Khi mà làn sóng khởi nghiệp đang ngày nhiều, người người nhà nhà khởi nghiệp, nhiều sinh viên cũng ấp ủ mộng làm giàu, chấp nhận đánh đổi con đường học tập để có thể kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng để vừa có thể làm việc hiệu quả, vẫn lo cho chuyện học tập như các bạn trẻ trên đúng là không phải chuyện dễ dàng.
Những bạn trẻ tháng kiếm 100 triệu/tháng là do sự nỗ lực, cố gắng, kèm theo sự may mắn,… Nhưng việc học tập vẫn rất là quan trọng để rèn luyện tư duy, kỹ năng cũng như tiếp thu thêm nhiều kiến thức. Điều bạn cần là hiểu rõ bản thân mình cần gì, muốn gì và có gì!
“Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?”, bạn đã trả lời được câu hỏi này chưa – hay vẫn còn đang trong quá trình tìm kiếm “kịch bản” riêng cho mình? Đó cũng chính là chủ đề 1 của Làm giàu tuổi 20 – cuộc thi sáng tạo nội dung đầu tiên khai thác về chủ đề Tài chính Giới trẻ.
Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn lên trang cá nhân ở chế độ công khai kèm hashtag #LamGiauTuoi20 #CafeF #Kenh14 hoặc gửi bài dự thi về BTC qua: email lamgiautuoi20@vccorp.vn hoặc fanpage Kenh14.vn và CafeF. Chủ đề “Tôi đã kiếm 1 tỷ đầu tiên như thế nào?” sẽ diễn ra từ 17/2/2022 đến 9/3/2022 với nhiều giải thưởng hấp dẫn:
Giải nhất: Kỷ niệm chương và 20.000.000 VND
Giải Yêu thích do độc giả chọn: Kỷ niệm chương và 2.000.000 VND
Giải yêu thích do BGK lựa chọn: Kỷ niệm chương và 3.000.000 VND
Các bài dự thi chất lượng sẽ được đăng tải trên 2 trang tin CafeF và Kenh14.vn.
Cuộc thi Làm giàu tuổi 20 được đầu tư thực hiện, phối hợp tổ chức bởi Kenh14.vn, CafeF cùng sự góp mặt đặc biệt bởi các khách mời là Chuyên gia tài chính uy tín, những người có tầm ảnh hưởng và đam mê về lĩnh vực tài chính. Mọi thông tin chi tiết xem tại đây.
Thực tập sinh lương 2 triệu/ tháng, đi làm nghe "phím hàng", ở nhà bị "Tóp Tóp" dụ dỗ: Kết quả chơi chứng khoán lỗ chổng vó ra!
Một câu chuyện có thật về cô nhân viên văn phòng từng "all-in" chứng khoán.
Lúc còn đi học, là sinh viên kinh tế, tớ cũng được giảng viên bảo là nên đầu tư chứng khoán thử xem. Cọ xát nhiều, kinh nghiệm tăng lên, cái gì cũng phải thử một chút cho biết. Nhưng học rồi thấy rủi ro nhiều lắm, mình thì "hèn", sợ mất tiền không dám đầu tư.
Nhưng là người bình thường, ai lại chê tiền bao giờ. Đợt năm 2020, thị trường tăng chóng mặt. Thế là một đứa vừa bắt đầu đi làm như tớ, từng thề sẽ không đầu tư chứng khoán, lại bước vào con đường này. Vừa là nhân viên văn phòng, có chút nghề tay trái là đầu tư chứng khoán.
HT
Sinh năm 1999
Tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội
Nhân viên văn phòng tại công ty truyền thông
Bắt đầu chơi chứng khoán do các anh chị trên văn phòng "dụ dỗ"
Khi bắt đầu đi thực tập cuối năm 2020 đầu năm 2021, trong công ty cũng có nhiều anh chị "chơi chứng". Thời đó, chứng khoán nở rộ, người người nói về chứng khoán, nhà nhà đổ tiền vào đầu tư chứng khoán. Thế là với một chút tâm lý sợ bị "bỏ rơi", có chút tò mò, tớ cũng tập tành vừa đi làm văn phòng vừa "chơi chứng".
Bỏ vào một số vốn siêu ít so với thị trường chứng khoán, khoảng 10 triệu đồng, bắt đầu đầu tư vào tháng 1/2021. Lúc đấy mua cổ phiếu cũng "random" lắm, nghe người này người kia, nghe tên nổi nổi thì mua thôi. Vẫn nhớ sau 1 tuần tớ mua, cũng hên hên ăn được 2-3% gì đó. Thấy là đầu tư chứng khoán cũng dễ mà, vận may mình cũng tốt.
Thế nhưng "đùng", thị trường giảm sâu, bảng điện "xanh lơ", cổ phiếu giảm sàn. Tớ đặt lệnh bán tháo còn không được. Vừa làm vừa nghĩ về chứng khoán, chẳng tập trung được. 10 triệu thôi nhưng với một đứa đi làm thực tập lương có 2 triệu thì đó là một khoản tiền vô cùng lớn rồi.
Sau đó, sợ quá, tớ cũng kệ danh mục đó, không quan tâm cũng không mua vào nữa. Nghĩ thầm chắc không bao giờ đầu tư nữa đâu.
Đến lượt "Tóp Tóp" dụ dỗ, canh bảng điện quá nhiều, xao nhãng công việc
Nhưng người tính không bằng trời tính, đợt Hà Nội cách ly tháng 7, 8 năm ngoái, nằm nhà lướt Tóp Tóp thì 10 video có đến 7 video về chứng khoán. Thế là "lòng tham" lấn át "lý trí", tớ quyết định đầu tư lại.
Lần này không làm người chơi hệ random nữa, đầu tư cổ phiếu nào cũng tìm hiểu rõ hơn. Thị trường "uptrend", đầu tư đúng ngành nên cũng lời sương sương. Hồi đấy, mỗi lần vào bảng chứng khoán nhìn là sướng lắm. Xanh mướt luôn mà, hôm nào mà có mã tím thì vui cả ngày.
Thị trường đợt cuối năm 2021, người "ăn" được trên thị trường rất nhiều. Đi làm cũng toàn nói chuyện chứng khoán, mã này mã kia. Có hôm đi trên đường đi làm về, tớ còn nghe "lỏm" được người ta nói chuyện chứng khoán. Đứng trong thang máy cũng bàn về "3 chữ cái".
Chiến lược đầu tư của tớ vốn dĩ là đầu tư dài hạn, nhưng lại thấy các cổ phiếu penny toàn nhân 2, nhân 3 lần. Thế là một lần nữa FOMO, quyết định chơi lướt sóng. Lần này còn quyết định "all-in" hết tiền tiết kiệm vào. May vẫn còn biết sợ một chút, không margin, không thì không có tớ ngồi đây gõ những dòng này nữa đâu.
Từ lúc đấy, mỗi khi đến văn phòng, thay vì kiểm tra lại công việc hôm nay, việc đầu tiên tớ làm là xem bảng điện. Có cái lạ là bảng điện chứng khoán hấp dẫn lắm. Có những hôm cả sáng chẳng làm được gì vì ngồi nhìn bảng chứng khoán nhiều quá. Không thì tâm trí cũng quanh quẩn mấy mã mình vừa mua. Đặc biệt khi chơi penny, biên độ dao động lớn. Lãi nhiều thì lỗ cũng chẳng thiếu. Nó mà đâm đầu đi xuống thì chẳng khác gì rơi thang máy.
Lắm lúc trễ deadline cũng vì vậy. Mà cái lời kiếm được từ thị trường chứng khoán chắc gì đã bù lại được khoản phạt do trễ deadline. Chưa kể chắc gì đã lời, làm cú sập thị trường thì lại "đi bụi" hết. Chưa kể, nhìn thấy bản thân lỗ sinh ra tâm lý lắm. Sợ mất tiền (all-in toàn bộ tiền rồi mà), xong táy máy tay chân đặt lệnh bán mua không suy nghĩ. Lại sinh ra lỗ thêm. Người ta thì mua đáy bán đỉnh, tớ thì đu đỉnh cắt lỗ ở đáy.
Sau cũng nhận ra cái gì phù hợp với bản thân, cái gì không. Dần dần tìm được trạng thái cân bằng, biết phong cách đầu tư nào phù hợp với bản thân nên cũng đỡ hơn.
Mà đi làm được cái còn hay nghe các anh chị "phím hàng". Bảo mã cổ phiếu này hay lắm, mã kia nên bán đi xấu lắm rồi. Lắm lúc cũng dở khóc dở cười, lỗ "chổng vó" ra vì những lời khuyên kiểu này. Vì phong cách đầu tư khác nhau, nguồn lực tài chính, khả năng chịu rủi ro cũng khác, nên thảo luận vậy thôi, quyết định vẫn ở mình.
Bài học kinh nghiệm rút ra
Là dân văn phòng, đầu tư chứng khoán cũng tốt đấy. Về dài hạn, nắm giữ cổ phiếu tốt, cũng là một khoản thu nhập thụ động hợp lý. Nhưng không kiểm soát được cảm xúc thì dễ bị ảnh hưởng đến công việc lắm. Bảng điện đỏ xanh là cái gì đó vô cùng hấp dẫn, một khi đã ngồi nhìn biến động là không dứt ra được.
Sau 2 năm vừa đi làm, vừa có chút kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán, mình đã đúc kết được một số bài học:
- Nên tìm hiểu trước khi vào thị trường. Đừng như mình, nhân một ngày đẹp trời hứng lên thì mua cổ phiếu, sau lỗ chổng vó. Dù vậy, vẫn nên đầu tư khi sớm. Mình hay bảo với bạn là tiếc vì không đầu tư đợt tháng 3/2020 (giảm kỷ lục trên thị trường). Kiến thức là nền tảng, còn trải nghiệm giúp bạn hiểu thị trường hơn.
- Là dân văn phòng, đầu tư chứng khoán thì nên xác định là nguồn thu nhập thụ động thôi. Do vậy phân bổ thời gian hợp lý đừng để ảnh hưởng đến công việc chính của mình.
- Trên văn phòng, nghe phím hàng ít thôi. Có chiến lược riêng, đầu tư bắt chước hên thì lời, xui thì lỗ không còn "cái nịt". Nguy hiểm lắm, hãy quản lý rủi ro thật tốt.
25 tuổi tốt nghiệp trường đại học top đầu, cô gái nói gì mà dân tình thi nhau mỉa mai: Thôi đừng đi làm đâu nữa! Nếu cứ giữ thái độ làm việc như này, chắc hẳn cô gái sẽ chẳng thể vui vẻ đi làm ở đâu được. Giai đoạn đầu bước vào thị trường lao động, nhiều người trẻ gặp phải những khó khăn trong quá trình lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Đặc biệt đối với những bạn trẻ tốt nghiệp các...