Sinh vật sở hữu báu vật quý hơn vàng có thể sắp biến mất vĩnh viễn
Kỳ lân biển là loài động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng, sống quanh năm ở vùng Bắc cực, sở hữu chiếc ngà quý hiếm bị săn lùng bậc nhất châu Âu.
Kỳ lân biển sở hữu chiếc ngà độc nhất vô nhị.
Theo Daily Star, cả một cộng đồng kỳ lân biển gần như bị tận diệt, đẩy loài sinh vật bị đe dọa này đến nguy cơ bị tuyệt chủng, theo các nhà nghiên cứu.
Kỳ lân biển là một loài cá voi có ngà dài tới 3 mét, sống ở vùng biển Bắc Cực quanh Canada, Greenland, Na Uy và Nga.
Sinh vật “có sừng của biển cả” nằm trong Sách đỏ các loài động vật bị đe dọa năm 2008. Các nhà khoa học làm việc ở Greenland nói chính quyền trên đảo đã thất bại trong việc bảo vệ kỳ lân biển.
Video đang HOT
“Đây là vấn đề nghiêm trọng với loài kỳ lân biển ở phía đông đảo Greenland”, một chuyên gia nói. “Sinh vật này không chỉ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mà quần thể kỳ lân biển còn bị tác động bởi nạn đánh bắt quá mức”.
Kỳ lân biển đang bị săn bắt quá mức ở đảo Greenland, dẫn dến sự tuyệt diệt của cả một quần thể.
“Chính quyền trên đảo Greenland biết việc săn bắt kỳ lân biển từ năm 2017 là quá mức, nhưng khoanh tay làm ngơ”, chuyên gia cho biết.
Theo các nhà khoa học, năm 2008, ước tính có 1.945 kỳ lân biển trong khu vực, nhưng đến năm 2017, con số này chỉ còn 246. Điều này cũng tác động mạnh đến số lượng kỳ lân biển trên toàn cầu và khiến cho loài sinh vật này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần.
Ngày nay, ngà kỳ lân biển không còn được ví như sừng của kỳ lân trong huyền thoại nhưng vẻ đẹp và sự hiếm có của chúng vẫn khiến giới siêu giàu săn tìm bằng được. Ước tính giá của những chiếc ngà kỳ lân biển từ 4.000-15.700 USD và thường được so sánh quý hơn vàng. Nữ hoàng Anh Elizabeth I (1533-1603) từng trả một mức giá tương đương một tòa lâu đài để sở hữu ngà kỳ lân biển.
Theo danviet.vn
Phát hiện chim cánh cụt màu vàng hiếm hoi dọc bờ biển Nam Cực
Khách du lịch trong chuyến hành trình đến Nam Cực vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một con chim cánh cụt vàng tuyệt đẹp ở giữa một đàn cánh cụt đen và trắng.
Thật đặc biệt vì chim cánh cụt màu vàng rất hiếm và hầu như chưa từng thấy trong tự nhiên. Chim cánh cụt lông vàng sống ở bờ biển Nam Thái Bình Dương và Nam Cực. Sinh vật đáng yêu này là loài chim đột biến gen, nên sắc tố lông của chúng bị giảm. Hiện tượng này không phổ biến ở động vật hoang dã vì nó làm chúng nổi bật hơn so với đồng loại và có thể khiến chúng bị kẻ thù tấn công.
Tuy nhiên, đột biến gen sẽ tạo ra những cá thể vô cùng đáng yêu, chẳng hạn như con hươu cao cổ trắng Omo được phát hiện gần đây ở Tanzania. Đặc biệt ở loài chim, tình trạng này được gọi là isabellinisim (thuật ngữ được sử dụng cho loại bệnh bạch tạng một phần, ở chứng bệnh này xảy ra hiện tượng làm sáng sắc tố đồng đều, dẫn đến màu vàng xám thay vì màu đen).
Mặc dù đồng loại dường như không để ý đến vẻ ngoài của chú chim nên nó không gặp khó khăn trong việc tìm bạn tình. Màu đen và trắng điển hình của một con chim cánh cụt giúp ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi và con mồi. Do đó, cuộc sống của chú chim cánh cụt kì lạ này rất dễ bị đe dọa.
Yến Phạm
Theodulich.petrotimes.vn
"Quái vật biến hình" 35 triệu tuổi lộ diện giữa sa mạc Ai Cập Một bộ xương "quái vật biển" kỳ dị, gần như nguyên vẹn, có giá trị lớn đối với ngành cổ sinh vật học đã được tìm thấy tại "thung lũng cá voi" Wadi Al Hitan (Ai Cập). Cá voi là một động vật có vú đã có một bước tiến hóa lạ lùng bậc nhất trái đất: từ bỏ mặt đất, "biến hình"...