Sinh sống cùng thời với khủng long, tại sao cá sấu không tuyệt chủng?
Cá sấu là loài bò sát ăn thịt cỡ lớn rất cổ xưa. Chúng đã sống trên Trái Đất 230 triệu năm.
Ai có thể ngờ rằng cá sấu lại là kẻ săn mồi hàng đầu cùng thời với khủng long. Khi khủng long thống trị, cá sấu đã tung hoành khắp thế giới theo từng hệ thống nước.
Trong thế giới tiền sử, đã có nhiều loài cá sấu to lớn, thậm chí chúng còn có thể sánh ngang với khủng long bạo chúa. Khủng long trên cạn dù có hung dữ đến đâu thì cũng phải cảm thấy đề phòng mỗi khi tiếp cận gần nguồn nước, bởi dưới nước có những con cá sấu nguy hiểm rình rập.
65 triệu năm trước, hầu như tất cả các loài khủng long đều tuyệt chủng nhưng rất nhiều loài cá sấu cùng thời kỳ vẫn sinh sống trên Trái Đất. Cho tới tận ngày nay, ngay cả ngoại hình, phương thức săn mồi và tập quán sinh hoạt của cá sấu cũng không có nhiều thay đổi so với tổ tiên của chúng.
Cá sấu thuộc ngành động vật có xương sống, bò sát và lớp màng, ngày nay vẫn còn 23 loài cá sấu đã được công nhận, trong đó các loài cá sấu được biết đến nhiều nhất bao gồm: cá sấu sông Hằng, cá sấu sông Nin, cá sấu Xiêm, cá sấu Trung Quốc… Cơ thể của cá sấu được bao phủ bởi một lớp áo giáp biểu bì siêu cứng, giống như áo giáp bằng sắt của những vị tướng cổ đại.
Cá sấu thích sống ở vùng nước ngọt như sông, hồ, vũng, đầm lầy… và có cả một số loài cá sấu có thể sống ở vùng nước mặn. Cá sấu luôn được coi là kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn nơi chúng sinh sống.
Con mồi của chúng cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm cá, rùa, chim, ếch nhái, nhiều loài ăn cỏ và ăn thịt, đối với những con cá sấu to lớn, con mồi của chúng thậm chí có thể là sư tử, báo đốm Mỹ và cả voi rừng châu Phi chưa trưởng thành.
Video đang HOT
Cá sấu mặc dù di chuyển chậm, tuy nhiên tỷ lệ săn mồi thành công của chúng lại rất cao, đạt khoảng 75% và thường có thể bắt được cá và chim di chuyển nhanh, điều này cho thấy cá sấu phải có phương pháp săn mồi độc đáo của riêng mình.
Thông thường cá sấu sẽ nằm trên bờ phơi nắng, hoặc lặng lẽ nổi trên mặt nước bất động, chúng kiên nhẫn chờ đợi con mồi, nếu không nhìn kỹ có thể bạn sẽ tưởng đó là một khúc gỗ đang trôi dạt.
Khi cá sấu ở dưới nước tìm thấy con mồi, chúng sẽ lặn xuống dưới mặt nước và từ từ tiếp cận con mồi, khi tiếp cận tới cự ly phù hợp với mục tiêu dưới nước, chúng sẽ bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước và tung một đòn chí mạng tới con mồi, sau đó lăn nhanh tại chỗ, sử dụng động tác “cuộn tử thần” để giết chết con mồi ngay lập tức.
Nếu con mồi vẫn còn hơi thở, cá sấu sẽ lôi con mồi ra chỗ nước sâu dìm chết, rồi xé xác và nuốt chửng con vật xấu số, khi gặp con mồi lớn, cá sấu sẽ kéo con mồi vào chỗ khuất để ẩn nấp, chờ đợi cho xác con mồi bị thối rữa rồi sau đó mới ăn.
Nhiều người cho rằng khi săn mồi, cá sấu ngoài việc sử dụng hàm răng sắc nhọn, chúng còn dùng đuôi để đánh con mồi, nhưng thực tế, loài cá sấu rất ít khi sử dụng phương pháp săn mồi này bởi nó tiêu tốn nhiều năng lượng và sức lực hơn.
Tuy nhiên, nếu chúng gặp những con thú lớn như sư tử và báo đốm trên bờ, cá sấu có thể tấn công bằng đuôi của chúng, so với những loài mèo lớn, cá sấu có thể là loài chậm chạp trên cạn và chúng dễ dàng bị tấn công từ bên cạnh, do đó thời điểm này đuôi sẽ trở thành vũ khí của cá sấu.
Cách sống và thói quen độc đáo của cá sấu khiến cho chúng không đột nhiên tuyệt chủng như khủng long. Các nhà khoa học cũng đã kết luận một số đặc điểm của cá sấu khác với các loài động vật khác thông qua nghiên cứu các loài cá sấu hiện có.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong đàn cá sấu tương đối hài hòa, ngoại trừ một số ít cá sấu nhỏ hơn sẽ trở thành thức ăn cho những con cá sấu lớn thì các thành viên khác đều có thể chung sống hòa thuận.
Khi cần thiết, chúng cũng có thể hợp tác với nhau để săn con mồi lớn hơn, cá sấu khi săn được con mồi cũng khá hào phóng, chúng có thể chia sẻ bữa ăn cho các thành viên khác trong đàn, mối quan hệ hợp tác này giúp cải thiện đáng kể khả năng sống sót của từng cá thể cá sấu, đồng thời cũng tăng tỷ lệ sống sót của quần thể cá sấu.
So với sư tử, hổ, báo và thậm chí cả khủng long, cá sấu khi săn mồi luôn quan tâm đến thời gian, chúng thường tiêu tốn ít năng lượng nhất để có được con mồi lớn nhất. Đây rõ ràng là một lợi thế lớn, và có thể giúp bản thân chúng sống sót qua mùa thiếu lương thực.
Trong cuộc đại tuyệt chủng toàn cầu cách đây 65 triệu năm, nhiều loài sinh vật đã biến mất vĩnh viễn, trong đó có khủng long, mặc dù con mồi của cá sấu đã giảm đi đáng kể. Theo đó, sự tuyệt chủng hàng loạt cũng khiến quần thể cá sấu giảm nhanh chóng, nhưng những con cá sấu còn sống sót thì vẫn có đủ thức ăn, còn khủng long thì không may mắn như vậy.
Sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng, những con cá sấu khổng lồ cũng trở thành kẻ đứng đầu trong giới tự nhiên, ngoại trừ con người, hầu như không có loài động vật nào có thể tấn công những con cá sấu trưởng thành, và những nơi cá sấu sinh sống cũng theo đó mà trở thành vùng tử địa đối với nhiều loài động vật.
Những con khủng long thực sự có màu gì, câu trả lời gây bất ngờ
Một số có ánh kim và một số có bộ lông sặc sỡ với màu sắc và hoa văn tươi sáng.
Không có loài động vật nào trải qua một cuộc lột xác ngoạn mục hơn trong vài thập kỷ qua như loài khủng long. Hai câu hỏi khiến nhiều nhà khoa học đâu đầu đó là thực sự thì những con khủng long có màu gì và làm sao con người biết được khi loài động vật này đã tuyệt chủng từ rất lâu.
Những con khủng long có màu gì?
Bằng cách phải phân tích và nghiên cứu nhiều loài bò sát ngày nay có quan hệ gần với những con khủng long, các nhà khoa học suy đoán rằng khủng long ăn cỏ lớn có màu xám và xanh lá cây, khủng long ăn thịt lớn chủ yếu là có màu nâu sẫm.
Năm 1996, các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu một hóa thạch khủng long từ Trung Quốc phát hiện ra rằng loài khủng long này có lông vũ. Sau đó, việc phát hiện ngày càng có nhiều khủng long lông dài khiến các nhà cổ sinh vật học chú ý hơn về màu sắc của chúng và đưa ra suy đoán khác hoàn toàn khác. Khủng long có màu sắc đa dạng giống như loài chim ngày nay.
Jakob Vinther, phó giáo sư về tiến hóa vĩ mô tại Đại học Bristol, Anh đã có câu trả lời cho cả hai câu hỏi băn khoăn lúc đầu. Kể từ khi phát hiện những chiếc lông khủng long hóa thạch đầu tiên vào năm 1996, các nhà khoa học đã nhận thấy những cấu trúc cực nhỏ hình tròn bên trong chúng, đó là vi khuẩn đã hóa thạch.
Nhưng Vinther nhận ra rằng những cấu trúc đó có thể là một cái gì đó hơn thế nữa. Ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu và phát hiện ra rằng cấu trúc tròn nhỏ melanosome, chính là những đốm màu cực nhỏ của melanin, sắc tố tạo màu sắc cho tóc, da, lông và mắt của thế giới động vật.
Các nhà khoa học khác phần lớn tin rằng sắc tố không thể tồn tại trong quá trình hóa thạch, nhưng khám phá của Vinther và cộng sự không chỉ cho thấy rằng sắc tố vẫn tồn tại mà còn chứng minh màu sắc thực tế của các loài động vật đã tuyệt chủng.
Các melanosome lớn, to chỉ ra sắc tố xám hoặc xanh lam, trong khi các melanosome dài và nhỏ, phẳng hoặc rỗng là dấu hiệu của ánh kim.
Vinther nói: "Bằng cách sắp xếp melanin theo một cách cụ thể bên trong lông khủng long tạo ra các cấu trúc tương tác với ánh sáng. Hình dạng phẳng hoặc rỗng của các melanosome riêng lẻ giúp chúng khớp với nhau tạo ra ánh kim loại giống như chim ruồi hoặc chim công".
Các loài khủng long cũng có cách ngụy trang phức tạp. Loài khủng long đầu tiên mà Vinther từng nghiên cứu là một loài động vật nhỏ giống chim là Anchiornis. Dựa trên các melanosome, Vinther và nhóm của ông kết luận rằng nó có thân màu xám, lông cánh màu trắng với các đốm đen ở đầu và vương miện màu đỏ giống như chim gõ kiến.
Khủng long Sinosauropteryx, loài khủng long đầu tiên phát hiện có lông vũ, có đuôi sọc và đeo mặt nạ giống như một con gấu trúc. Nó cũng có lớp chống nắng đặc biệt, các bộ phận ở trong bóng tối có sắc tố nhạt hơn các bộ phận thường tiếp xúc dưới ánh sáng mặt trời.
Siêu quái vật Trung Quốc 162 triệu tuổi: Chỉ phần cổ đã dài 15 m Các nhà cổ sinh vật học đã phục dựng thành công vẻ ngoài gây kinh ngạc của "quái vật kỷ Jura" Mamenchisaurus sinocanadorum sau 30 kể từ khi những mảnh hóa thạch đầu tiên lộ diện ở Tân Cương. Theo Sci-News, Mamenchisaurus sinocanadorum là một loài chưa bao giờ được mô tả đầy đủ trước đó của dòng họ khủng long siêu khổng...