Sinh ra là đàn bà đã khổ, làm đàn bà ở Việt Nam còn khổ gấp nhiều lần!
Làm vợ, làm mẹ, làm dâu hẳn là công việc khó nhất thế giới.
Bởi người đàn bà phải nấu ăn ngon, biết chăm lo nhà cửa nhưng phải giỏi kiếm tiền, biết chăm chút không để bản thân xuề xòa nhưng lại phải biết tiết kiệm. Đàn bà phải ngoan hiền, dịu dàng nhưng ở trên giường phải giỏi “chiều chồng” như gái bán hoa.
Đã là phận đàn bà thì ai cũng lắm gian truân. Khổ bởi mang nặng đẻ đau, bởi phải trải qua cảm giác “đàn bà vượt cạn mồ côi một mình”. Đàn bà rồi ai cũng sẽ trải qua nỗi khổ ải ấy. Thế nhưng, làm đàn bà ở Việt Nam còn khổ sở hơn nhiều bởi những định kiến, những quan niệm xưa cũ.
Đàn bà chăm chút cho bản thân sẽ bị nói là chưng diện – Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà xinh đẹp, chăm chút vẻ bề ngoài sẽ bị nói là chưng diện. Đàn bà ăn mặc giản dị sẽ bị chê quê mùa. Đàn bà bước ra xã hội đi làm sẽ bị nói không biết chăm lo cho gia đình. Đàn bà ở nhà vun vén nhà cửa, chăm sóc con cái sẽ bị thiên hạ mặc nhiên hai từ “ăn bám”.
Đàn ông thành công thì nhờ tài giỏi, đàn bà thành đạt thì nhiều người nói sau lưng là nhờ nhan sắc tiến thân. Đàn bà muốn sống độc thân thì bị chê rằng gái ế, chẳng ai thèm rước. Đàn bà bỏ chồng tệ bạc thì thiên hạ bĩu môi: “Cái ngữ chẳng ra gì mới đi bỏ chồng”. Vậy làm đàn bà ở Việt Nam chẳng phải là khó vạn lần những người phụ nữ khác hay sao?
Ngay từ khi còn là đứa con gái, chúng ta đã được cái bà, các mẹ rỉ vào tai những điều để sau này trở thành một người vợ hoàn hảo. Phải nấu ăn ngon, phải biết chăm chút nhà cửa. Lỡ vụng về liền bị mắng: “Sau này đừng để người ta nói nhà này không biết dạy con”. Như vậy mới thấy, những quan niệm về “công, dung, ngôn, hạnh” vẫn ăn sâu rất nhiều trong nếp sống của nhiều người.
Video đang HOT
Đàn bà phải biết vun vén nhà cửa nhưng phải giỏi kiếm tiền – Ảnh minh họa: Internet
Làm vợ, làm mẹ, làm dâu hẳn là công việc khó nhất thế giới. Bởi người đàn bà phải nấu ăn ngon, biết vun vén nhà cửa nhưng phải giỏi kiếm tiền, biết chăm chút không để bản thân xuề xòa nhưng lại phải biết tiết kiệm. Đàn bà phải ngoan hiền, dịu dàng nhưng ở trên giường phải giỏi “chiều chồng” như gái bán hoa. Đàn bà phải biết đối nhân xử thế, làm vui lòng cha mẹ, bà con nhà chồng. Nuôi con hiện đại nhưng phải biết kết hợp với những biện pháp dân gian. Đàn bà Việt Nam từ lâu đã trở thành những “siêu nhân” như thế đó!
Có những nỗi khổ ải, cô đơn tận cùng mà chỉ những người đàn bà mới thấu. Áp lực và sự mệt mỏi không đến từ xã hội mà đến từ những người bên cạnh. Lẽ ra, những người phụ nữ, những người vợ phải được trân trọng, được quan tâm bởi những cố gắng của họ cho gia đình. Thế nhưng, chồng, gia đình chồng – bất kì ai cũng có thể lên tiếng chê bai, nhiếc móc bởi những gì đàn bà chưa làm được. Phận đàn bà khổ như thế đó!
Cuộc đời đàn bà lắm nỗi gian truân – Ảnh minh họa: Internet
Đàn bà ai cũng muốn sống cho mình, ai cũng muốn được chăm sóc và yêu thương bản thân. Nhưng nếu họ thương bản thân thì ai sẽ thay họ chăm sóc con cái và vun vén gia đình? Trái tim đàn bà không như đàn ông, họ gom hết những nỗi cô đơn, những giọt nước mắt cho riêng mình để sống cho con, cho chồng. Đàn ông à, mấy ai có tâm để hiểu thấu người đàn bà bên cạnh mình đã sống cô đơn như thế nào?
Theo phunuvagiadinh.vn
Tâm sự của đàn bà chọn con đường ly hôn: Tôi xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc hơn
Nhìn những người đàn bà khác được chồng giúp đỡ, thương yêu mà tôi tủi thân ghê gớm. Cũng là phận đàn bà sao bao nhiêu cơ cực lại cứ trút xuống đời mình. Chồng tôi ngày càng đổ đốn, có lần đánh, bạt tai tôi trước mặt con.
Tôi là một người đàn bà rất đỗi bình thường. Khi có chồng, tôi cũng như bao người đàn bà khác, mong muốn được hạnh phúc, được thương yêu. Thế nhưng, hạnh phúc đâu phải là thứ ai muốn cũng có được. Bước vào nhà chồng, cũng chính là lúc cuộc đời tôi bước qua một trang đầy đen tối và buồn bã.
Lấy chồng, đời tôi bắt đầu trải qua những ngày u tối - Ảnh minh họa: Internet
Khi quen nhau, chồng tôi khéo léo che đậy con người mình. Lúc ấy, tôi thấy anh hiền lành, không ăn nhậu, biết quan tâm mọi người. Nhưng "ở trong chăn mới biết chăn có rận", tôi dần nhận ra bản chất con người anh: Ích kỉ, tham lam, cộc cằn thô lỗ. Sống với anh tôi chịu rất nhiều ấm ức.
Nhà mẹ ruột tôi cách có vài cây số nhưng hiếm khi tôi về thăm nhà. Bởi khi biết tôi về thăm chồng lại bóng gió hoặc xỉa xói: "Lại giấu giếm cái gì mang về nhà hả?", "À, hôm qua mới lãnh lương, thảo nào...". Chồng tôi coi ba mẹ vợ như người dưng, hiếm khi qua thăm hỏi. Chỉ những dịp không thể vắng mặt như đám giỗ, lễ tết... anh mới miễn cưỡng đến.
Tôi buồn vô cùng. Chồng tôi lại là bợm nhậu. Sau những buổi chiều làm lụng mệt nhọc, chiều nào cũng tạt vào quán nhậu đến say mềm. Tiền làm ra không được bao nhiêu nhưng ném gần hết số tiền ấy vào những bữa nhậu. Hàng tháng đưa tôi vài đồng nuôi con coi như xong trách nhiệm.
Tôi còng lưng làm lụng, kiếm tiền nuôi con, chịu đựng những thói hư tật xấu của chồng. Ấy vậy mà chồng tôi còn có tính đàn bà. Hễ cái gì không vừa ý là đem tôi ra nhiếc móc, xỉa xói. Nuôi hai con ăn học, bao nhiêu thứ phải lo, chồng thì làm không ra tiền vậy mà anh còn bảo tôi đem hết của cải về cho cha mẹ. Tôi sống trong sự cam chịu, nhẫn nhịn vì con. Tình yêu ngày nào cũng đã chết dần theo năm tháng. Nhiều khi tôi cứ giả vờ mắt nhắm, mắt mở sống cho qua ngày chứ chẳng thiết tha gì người chồng bên cạnh mình.
Tôi không còn thiết tha gì người chồng bên cạnh mình - Ảnh minh họa: Internet
Nhìn những người đàn bà khác được chồng giúp đỡ, thương yêu mà tôi tủi thân ghê gớm. Cũng là phận đàn bà sao bao nhiêu cơ cực lại cứ trút xuống đời mình. Chồng tôi ngày càng đổ đốn, có lần đánh, bạt tai tôi trước mặt con. Tôi còn nghe phong thanh chồng tôi ngủ với gái bán hoa. Tôi mặc kệ, chẳng còn hơi sức đâu để hờn ghen. Nếu nói ra, lại bị chửi, bị đánh nhiều hơn.
Mẹ tôi bệnh nặng, cần một khoản tiền lớn để phẫu thuật. Anh chị em bên nhà, mỗi người gom góp một ít. Người không có tiền thì bán bò, bán vịt. Ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, sức khỏe của mẹ vẫn là trên hết. Tôi lo cho mẹ đến mất ăn mất ngủ, nhà chẳng có gì đáng giá. Tôi bán đi hai chỉ vàng mình dành dụm được. Chồng tôi biết, anh ta đánh tôi một trận thừa sống thiếu chết. Chẳng những không lên thăm mẹ mà anh còn tuyên bố: "Mày mà đem tiền lên bệnh viện thì tao ly hôn".
Ly hôn thì ly hôn, tôi còn tình nghĩa gì với kẻ hẹp hòi, tàn nhẫn đó. Mẹ tôi vẫn là quan trọng nhất. Tôi nhận ra rằng, nếu mình cứ tiếp tục nhẫn nhịn và cam chịu thì vĩnh viễn cuộc đời chẳng có niềm vui. Lo cho mẹ xong, tôi viết đơn ly hôn. Anh ta sửng sốt vì không nghĩ rằng tôi dám bỏ anh ta.
Tôi xứng đáng được hạnh phúc - Ảnh minh họa: Internet
Tôi chọn cho mình một cuộc sống khác. Tuy không sung sướng, giàu có nhưng ít ra phải được thanh thản, bình yên. Tôi đã cam chịu quá lâu, đã sống không nụ cười quá lâu rồi! Tôi cần cởi trói cho mình và bản thân tôi xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Theo phunuvagiadinh.vn
Cưới là cho mình, không phải cưới cho xã hội 27 - chẳng còn trẻ trung theo kiểu đầy năng lượng, nhưng nói cho công bằng, cô gái 27 vẫn trẻ, thậm chí họ mặn mòi hơn cả về sắc đẹp lẫn cốt cách. Cô gái 27 có sức hút đặc biệt khiến người khác nửa muốn tiến lại gần nửa lại dè chừng bâng khuâng... Quê tôi cách Sài Gòn ngàn cây...