Sinh non làm sao để phòng tránh?
Mặc dù hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc ngăn chặn việc chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại không phải lúc nào cũng mĩ mãn. Do đó, cách tốt nhất vẫn là phòng tránh.
Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Sinh cực non là khi thai dưới 28 tuần. Sinh rất non là khi thai từ 28 tuần đến 33 tuần 6 ngày. Sinh non muộn là khi thai nhi từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Sanh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, trên 50% trường hợp chuyển dạ sinh non không tìm được nguyên nhân nhưng vẫn có một số yếu tố có thể gây ra như sau:
Do thai
- Vỡ ối non: Hiện tượng vỡ ối non chiếm 30% các cuộc chuyển dạ sinh non, 80% các trường hợp vỡ ối non không xác định được nguyên nhân.
- Đa thai: Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày đối với đơn thai, song thai là 261,5 ngày và 3 thai là 246,5 ngày.
- Đa ối: Chiếm 0,4-1,6% các thai. Khoảng 1/3 trường hợp đa ối có thể gây chuyển dạ sinh non.
- Thai dị dạng: Cũng thường gây chuyển dạ sinh non nhất là khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ), hoặc thiểu ối (không có thận).
- Viêm màng ối do nhiễm trùng.
Sinh non là trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần cho đến trước khi hết 36 tuần
Do bệnh lý của mẹ
- Cao huyết áp do thai đôi khi cần chấm dứt thai kỳ sớm do tình trạng bất ổn của mẹ và thai nhi.
- Viêm đài bể thận, nhất là khi kết hợp với sốt.
- Viêm ruột thừa thường đi kèm với chuyển dạ sinh non. Có 2 giả thuyết giải thích tình trạng này, một là tử cung bị kích thích do các cơ quan lân cận bị viêm nhiễm, hai là sự phóng thích nội độc tố của vi trùng cùng với sự tăng nhiệt độ.
- Tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.
- Hở eo tử cung.
- Tiền căn sinh non, nguy cơ tái phát sinh non chiếm 25-50%. Nguy cơ càng cao nếu càng có nhiều lần sinh non trước đó.
- Tiền căn sẩy, nạo thai ảnh hưởng lên sinh non nhưng chưa được chứng minh.
- Tỷ lệ sinh non cao ở những sản phụ có tình trạng kinh tế xã hội thấp. Những yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này gồm dinh dưỡng kém, không được chăm sóc tiền sản đầy đủ, mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn trên 40 tuổi và lao động nặng nhọc quá sức.
- Mẹ hút thuốc, uống rượu.
- Mẹ bị stress trầm trọng.
Do nhau
- Nhau tiền đạo, nhau bong non.
Video đang HOT
- Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ.
- Có 4 cơn gò trong 20 phút hay 8 cơn gò trong 60 phút.
- Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc xóa ít nhất 80%.
- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định trong nhiều lần khám liên tiếp.
- Vỡ ối.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu và triệu chứng giúp chẩn đoán sớm chuyển dạ sinh non như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy cổ tử cung, đau thắt lưng, trì nặng bụng, chuột rút, đau quặn ruột có thể kèm tiêu chảy…
Cần có chế độ ăn hợp lý và khám thai định kỳ để tránh sinh non
Một số biện pháp dự phòng trường hợp sinh non
Mặc dù có nhiều loại thuốc ngăn chặn chuyển dạ sinh non đã được đưa vào sử dụng, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng thành công, do đó phòng bệnh vẫn tốt hơn là điều trị.
Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như ngưng hút thuốc, điều trị viêm nhiễm như viêm nha chu, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo…
Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao là bước đầu trong việc ngừa chuyển dạ sinh non, cần chú ý tiền căn sinh non và các trường hợp cổ tử cung mở sớm.
Các biện pháp phòng tránh tổng quát
- Chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non. Do đó cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tránh sinh non.
- Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.
- Thuốc lá là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.
- Không uống rượu.
- Tinh dịch chứa nhiều prostaglandins và sự hiện diện của nó trong âm đạo có thể gây cơn co tử cung. Những cơn co tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm. Vì vậy không cần kiêng giao hợp trong thai kỳ bình thường nhưng cần phải tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non.
- Thai phụ nên đến khám khi có những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sinh non như đau lưng, thoát dịch âm đạo bất thường hoặc tiêu chảy. Chẩn đoán sớm là cơ hội tốt để điều trị thành công.
- Viêm âm đạo và cổ tử cung – nhiễm trùng tại chỗ có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non, vì thế thai phụ cần xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp.
- Nhiễm trùng đường tiểu như viêm bể thận thường kết hợp với gia tăng tần số sinh non.
- Sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào cũng có thể gây sinh non nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực.
Những biến chứng nội khoa như các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường nếu được theo dõi và xử trí thích hợp sẽ tránh được nhiều trường hợp phải chỉ định chấm dứt thai kỳ sớm.
Những biện pháp phòng tránh đặc biệt:
- Hiện nay chưa có bằng chứng nào chắc chắn cho thai phụ nằm nghỉ có thể ngăn ngừa khởi phát chuyển dạ sinh non. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nằm nghỉ có tác dụng tốt trong đa thai và là một biện pháp vô hại. Do đó thai phụ có nguy cơ sinh non cần được khuyến khích nghỉ ngơi hợp lý.
- Thuốc giảm co beta – adrenergic được sử dụng ngày càng nhiều để ngăn chặn sinh non ở những thai phụ có nguy cơ cao. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng tốt trong đa thai.
- Chế độ chăm sóc tiền sản đặc biệt cho những thai phụ có nguy cơ sinh non. Thai phụ sẽ được theo dõi và thăm khám hàng tuần.
- Dự phòng sinh non bằng cách khâu eo tử cung trong trường hợp hở eo tử cung, progesterone đặt âm đạo.
Theo Duocanbinh
Làm thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh?
Khỏe mạnh trong suốt thai kỳ là một điều vô cùng quan trọng, bởi khỏe mạnh không chỉ giúp cải thiện cuộc sống mà còn giúp thai nhi được phát triển hoàn thiện hơn. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên để các mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Chế độ ăn uống
Theo các chuyên gia, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn một vài loại thực phẩm nào đó. Những cơn thèm này là hoàn toàn bình thường, miễn là bạn không ăn quá mức quy định và ăn những thực phẩm không dành cho bà mẹ mang thai.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, các mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để giúp bé phát triển ngay từ trong bụng mẹ một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều có thể khiến bạn và thai nhi bị bệnh. Tốt nhất là nên ăn khi bạn cảm thấy đói.
Xem lượng vitamin bổ sung
Vitamin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bà bầu. Ở phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin tăng cao so với bình thường nên cần chú ý bổ sung để cả mẹ và con đều khỏe. Đặc biệt là vitamin D có thể giúp trẻ phát triển lành mạnh và giảm nguy cơ phát triển tiểu đường loại 1 ở trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên bổ sung quá nhiều vitamin D vì dùng vitamin D quá liều có thể làm chậm quá trình hình thành thể chất và trí tuệ ở bé.
Tập trung thư giãn
Tránh căng thẳng ngay cả khi bạn đang làm việc trong quá trình mang thai, sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn trong thời gian này. Một số cách đơn giản giúp thư giãn như:
Massage
Theo các chuyên gia, massage là phương pháp tuyệt vời nhất giúp giải tỏa căng thẳng và thư giãn cơ bắp cho bà bầu. Hãy nhờ các chuyên gia massage hoặc các đức lang quân xoa bóp giúp bạn nhé.
Thiền
Thư giãn tinh thần cũng quan trọng như thư giãn thể chất nhưng mức độ lại khó khăn hơn. Để giảm thiểu tình trạng căng thẳng, bạn có thể tham gia một lớp học thiền hoặc mua đĩa CD về nhà tự tập. Phương pháp này tuy "khó nhằn" nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả đấy.
Tham gia lớp học Yoga tiền sản
Đây được xem là "một mũi tên trúng 2 đích" vì khi tham gia vào những lớp học này, bạn có được tư tưởng thoải mái, tránh căng thẳng, đồng thời còn có cơ hội tiếp xúc với những kiến thức nuôi dạy trẻ sau này, cũng như chuẩn bị tinh thần đón em bé chào đời nữa.
Nghe nhạc
Hãy tìm một không gian yên tĩnh và bật những ca khúc hay bản nhạc nhẹ nhàng để tận hưởng. Bạn nên chọn những dòng nhạc nhẹ mà mình yêu thích đặc biệt là những đĩa nhạc cho bà bầu, nằm nhắm mắt và lắng nghe nhé. Cách này giúp bạn thư giãn rất tốt đấy.
Uống sữa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa không những mang lại vitamin D mà còn có lợi cho răng và xương của mẹ và bé nữa đấy. Nguồn vitamin D bên cạnh sữa còn bao gồm các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai. Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tự nhiên, cá béo và trứng cũng mang lại nguồn vitamin D dồi dào.
Nếu bạn lựa chọn cá như một nguồn cung cấp vitamin D, hãy cẩn thận lựa chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp vì tiêu thụ cá có mức thủy ngân cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, cá cũng là loài thực phẩm có chứa các axit béo Omega-3 có tác dụng làm tăng sức mạnh của não và được khuyến khích trong khi mang thai.
Bổ sung đầy đủ Axit Folic
Axit Folic là một dạng vitamin nhóm B có vai trò rât quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Axit Folic rất cần thiết cho sự phát triển cột sống của em bé và hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh gồm tật nứt đốt sống và dị tật như hở hàm ếch hay sứt môi. Ngoài ra, Axit Folic còn giúp thúc đẩy tăng trưởng tế bào khỏe mạnh, tái tạo da và mọc tóc.
Axit Folic có nhiều trong các loại rau lá thẫm, đậu, trứng, rau bina và gan.
Thử những bài tập dành cho phụ nữ mang thai
Tập thể dục khi mang thai rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi vì nó làm tăng lưu lượng máu và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất. Một số phụ nữ mang thai thì thích các bài tập Yoga hay Pilates, số khác thì thích đi bộ hoặc chạy từ từ. Theo các chuyên gia, dù tập thể dục với bất kỳ loại nào thì cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ để giữ an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Kiểm soát cân nặng khi mang thai
Khi mang thai, người mẹ luôn có tâm lý ăn thật nhiều để giúp cho thai nhi phát triển và hấp thu được đầy đủ các dinh dưỡng. Bên cạnh đó, quan niệm dân gian "ăn cho 2 người" luôn đè nặng và gây áp lực lên các bà mẹ trẻ dẫn đến hiện tượng tăng cân quá nhiều khi mang thai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng tăng cân quá nhiều ở các mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật, sảy thai, thậm chí sinh non hoặc thai chết lưu.
Do đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các thai phụ nên kiểm soát cân nặng của mình theo tỉ lệ 3 - 4 - 5, tức là 3 tháng đầu tăng 3kg, 3 tháng giữa tăng 4kg và 3 tháng cuối cùng nên tăng 5 kg là đủ chuẩn cho một em bé khoẻ mạnh. Theo đó, chỉ cần tăng 12 kg đã là số cân nặng hợp lý cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Lưu ý:
Nghén là dấu hiệu bình thường ở phụ nữ mang thai và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người không có dấu hiệu buồn nôn nhưng một số khác lại buồn nôn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Để giảm tình trạng này, bạn có thể ăn bánh quy giòn, vừa giảm buồn nôn, vừa làm dịu dạ dày của bạn và tránh những cơn đau dạ dày hành hạ nữa.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để cung cấp cho bé đầy đủ vitamin nhất.
Thư giãn càng nhiều càng tốt vì việc này sẽ giúp bạn và thai nhi cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn.
Không bao giờ hút thuốc vì hút thuốc sẽ khiến thai nhi nhẹ cân, thậm chí gây sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu hút thuốc còn gây nên bệnh phổi và hen suyễn cho trẻ.
Không bao giờ được uống rượu. Theo các chuyên gia, uống rượu khi mang thai có rất nhiều bất lợi. Uống rượu có thể giết chết thai nhi, sinh non, thai nhi nhẹ cân, dị tật bẩm sinh và khiến thai nhi chậm phát triển. Do đó, hãy tránh xa rượu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Theo Duocanbinh
Chứng mất kinh Amenorrhea (chứng mất kinh) là người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt. Có thể là chứng mất kinh sơ cấp hay thứ cấp. Mất kinh sơ cấp là khi bạn chưa có kinh nguyệt khi đã 16 tuổi hay lớn hơn. Mất kinh thứ cấp là khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng biến mất trong liên tục...