Sinh kế bền vững: Hướng mới phát triển kinh tế địa phương
Với các mô hình sinh kế bền vững áp dụng nhân rộng, thu nhập của người dân địa phương đã được cải thiện đáng kể.
Mô hình nuôi lợn trắng theo chương trình hỗ trợ của AAV mang lại hiệu quả cao, thu nhập gia tăng, cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể
Sau hơn 10 năm đồng hành cùng chính quyền và nhân dân địa phương, chương trình Hỗ trợ phát triển huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện, đã hỗ trợ hiệu quả việc tăng cường phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần hỗ trợ sinh kế bền vững để nâng cao đời sống kinh tế cho người dân, đồng thời cải thiện quản trị nhà nước, nâng cao trách nhiệm giải trình và tăng tính minh bạch trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Với tổng ngân sách hỗ trợ khoảng 20 tỷ đồng, các hoạt động của chương trình này tập trung vào 6 lĩnh vực chính: phát triển các mô hình sinh kế bền vững, nâng cao năng lực thông qua các lớp xóa mù chữ, tăng cường bình đẳng giới và quyền phụ nữ, nâng cao điều kiện học tập và sinh hoạt của trẻ em, nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương, tập huấn kỹ năng phòng ngừa thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, chương trình tập trung thúc đẩy các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững nhằm giúp người dân địa phương thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Với hoạt động chính là huy động các nguồn vốn từ dự án để áp dụng vào sản xuất kinh tế, ứng dụng các mô hình chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phù hợp với điều kiện của địa bàn và người dân, áp dụng các kiến thức khoa học từ các khóa tập huấn, các mô hình sinh kế bền vững đã giúp cho hàng nghìn hộ dân được hưởng lợi từ việc nhân rộng các điển hình thành công, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Trường hợp của anh Lù A Páo, người dân tộc Dao, là một trong những hộ thành công điển hình về ứng dụng phát triển mô hình nuôi lợn trắng theo chương trình hỗ trợ của AAV. Từ khi được tập huấn mô hình nuôi lợn trắng sinh sản và được dự án hỗ trợ 1 con lợn nái, được tập huấn kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi mới, mô hình nuôi lợn của hộ gia đình anh đã mang lại hiệu quả cao, thu nhập gia tăng, cuộc sống được cải thiện đáng kể. Năm 2015, gia đình anh Páo đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư, hướng tới mở rộng trồng trọt và chăn nuôi.
Với các mô hình sinh kế bền vững áp dụng nhân rộng, thu nhập của người dân địa phương đã được cải thiện đáng kể. Theo số liệu đánh giá độc lập cuối kỳ năm 2015, so với số liệu khảo sát năm 2013, thu nhập trung bình năm của các hộ gia đình tại huyện Tam Đường trong dự án đã tăng từ 20 triệu đồng lên 27,9 triệu đồng, thể hiện tính hiệu quả rõ rệt của các mô hình.
Bên cạnh đó, dự án còn tập trung vào mục tiêu cải thiện quản trị nhà nước cấp địa phương, nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch trong việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, nâng cao năng lực nhận thức, giám sát và tham gia của người dân.
Các hoạt động cụ thể được triển khai là tập huấn về cải cách hành chính và dịch vụ công, giúp giảm thời gian và phiền hà cho người dân khi làm thủ tục hành chính. Cả cán bộ địa phương và người dân đều được tham gia tập huấn hoạt động phân tích ngân sách xã để nắm bắt và nâng cao năng lực giám sát, quản lý tốt hơn ngân sách địa phương.
Video đang HOT
Theo đánh giá của người dân, sau khi được tham gia các lớp tập huấn này, thái độ của cán bộ xã khi giải quyết các dịch vụ công liên quan đến cấp Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đã có sự cải thiện tích cực, cán bộ chính quyền đã có thái độ hướng dẫn tốt hơn để người dân hiểu và làm theo đúng luật.
Đồng thời, người dân được tăng năng lực giám sát, từ đó tăng khả năng đối thoại với chính quyền, hướng tới cải thiện các dịch vụ công nói chung, cũng như môi trường hành chính công nói riêng, để phục vụ đời sống người dân tốt hơn.
Đánh giá tổng thể về hiệu quả chương trình, bà Tần Thị Quế, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Đường chia sẻ: “Với sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu của Chương trình và định hướng phát triển kinh tế của huyện, của địa phương, các mô hình sinh kế, mô hình điểm đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của người dân tại cộng đồng nơi dự án hỗ trợ, từ đó giúp mang lại những đổi thay tích cực về kinh tế-xã hội cho địa phương”.
Cũng theo bà Quế, cách tiếp cận dựa trên sinh kế bền vững là cách tiếp cận mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững tại địa phương. Với ưu điểm là bền vững trong cách thức triển khai, các chính sách đảm bảo thống nhất và đồng bộ, việc triển khai không chồng chéo, giảm đầu mối quản lý, phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội địa phương của Chính phủ hiện nay, do đó cần được nhân rộng để nâng cao hơn nữa sự hiệu quả.
Hiếu Minh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Những dự báo lạc quan cho kinh tế Việt Nam 2016
Năm 2016 sẽ là năm khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, một khởi đầu của tiến trình phát triển mới của nền kinh tế.
Thêm vào đó, đây cũng là năm khởi đầu một tiến trình hội nhập mới khi hàng loạt các cam kết hội nhập có hiệu lực. Các chuyên gia đã đưa ra những dự báo lạc quan cho bước ngoặt mới của nền kinh tế.
Tiến sỹ kinh tế Trần Du Lịch: Cần có động lực mới cho tăng trưởng
Từ năm 2016 trở đi, tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng sủa. Tôi đồng tình với mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5 đến 7% cho năm 2016. Nhưng để đạt được mục tiêu trên, theo tôi cần có động lực mới, nếu không sẽ khó đạt được.
Về chính sách tiền tệ, trong thời gian qua đã có những kết quả tích cực như góp phần ổn định vĩ mô, xử lý nợ xấu, giải quyết ngân hàng đổ vỡ... Tuy nhiên, mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế vẫn còn khó. Trong điều kiện hiện nay, tất cả các nguồn lực tín dụng kể cả nhà nước doanh nghiệp đều dựa vào ngân hàng thương mại là chưa thật bền vững.
Để ổn định hệ thống ngân hàng, cần tiếp tục tái cấu trúc, tạo lập cơ sở để nâng cao quản trị phát triển mới. Nếu như chúng ta không quyết liệt giải quyết những "điểm nghẽn" và không nâng cao kỹ năng quản trị sẽ khó thực hiện các mục tiêu ổn định hệ thống ngân hàng như đã đặt ra.
Hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh)
Tôi cũng cho rằng phải tái cơ cấu nợ công để giảm áp lực hàng năm cho vấn đề nợ công; trong đó kể cả phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, phải giải quyết đồng bộ giữa thị trường vốn, tức là thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm theo tinh thần tái cấu trúc.
Hiện nay tất cả mọi gánh nặng đều đổ lên ngân hàng thương mại khi không thể nào giải quyết được bài toán về vốn.
Về chính sách tài khóa, trọng tâm nhất là phải xem lại cân đối thu chi. Phải giảm cho được chi thường xuyên bằng các biện pháp; trong đó có cải cách hành chính.
Phó hiệu trưởng Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Hoàng Ngân: Nâng cao chất lượng tăng trưởng
Việt Nam đã dành 5 năm (2011-2015) tập trung chủ lực cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Xuyên suốt mục tiêu đó, chúng ta đã tạo được ổn định kinh tế vĩ mô cho tới ngày hôm nay. Với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định như vậy sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2016 và những năm tiếp theo.
Trong năm 2015, tăng trưởng kinh tế đã tăng vượt so với chỉ tiêu đề ra và đạt mức 6,68% (chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,2%). Với nền tảng đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2016 hoàn toàn có thể đạt mức 6,7%.
Trong quá trình phát triển, điều quan trọng nhất là phải làm sao nâng cao được chất lượng tăng trưởng và tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Cũng trong 5 năm qua, chúng ta đã dành thời gian, trí tuệ cho việc hoàn thiện thể chế cơ chế thị trường, tạo lập được nền móng của thể chế vững chắc.
Cụ thể là Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, hoặc là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Từ đó, giúp ta có cơ sở về thể chế thúc đẩy cho quá trình tăng trưởng kinh tế tốt hơn trong giai đoạn tới.
Theo kế hoạch đã được Quốc hội thông qua về các chỉ tiêu kinh tế xã hội; trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,7%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 10%; tốc độ nhập siêu 5%. ... Các chỉ tiêu này là hoàn toàn khả thi; đồng thời Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp mà phải triển khai quyết liệt.
Đặc biệt, lần này các giải pháp được đặt nặng vào các vấn đề xã hội; trong đó có đảm bảo an sinh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm tải y tế; tai nạn giao thông... Những vấn đề này đã được ghi vào Nghị quyết của Quốc hội.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đức Thụ: Nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định
Căn cứ vào tình hình kinh tế-xã hội trong những năm gần đây, tôi thấy từ năm 2013 nền kinh tế đã phục hồi và có sự phát triển nhất định, tuy rằng sự phát triển này chưa thật bền vững. Biểu hiện rõ ràng nhất là tăng trưởng GDP của năm sau cao hơn năm trước, quý sau hơn quý trước; năng suất lao động cũng có sự tăng trưởng nhất định, hệ số ICO cũng có sự giảm xuống, như vậy đảm bảo được chất lượng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông phát triển khá nhanh, cũng là điểm sáng so với 2010 theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hạ tầng giao thông của Việt Nam tăng 36 bậc; trong đó hạ tầng kinh tế nói chung tăng 24 bậc.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với đà tăng trưởng như hiện nay, năm 2016 sẽ có nhiều nhân tố mới mang tính chất ổn định và phát triển hơn. Chính vì vậy, tăng trưởng GDP năm 2016 ở mức 6,7% theo tôi là khả thi.
Tôi cũng khẳng định rằng kinh tế-xã hội 2016 sẽ có những đường nét phát triển tốt hơn, ổn định hơn và có chiều hướng hiệu quả hơn.
Theo NTD
Khi lãnh đạo địa phương nói và làm Người dân ở vùng biển từ Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế gần một tháng nay như đứng ngồi không yên khi xuất hiện cá chết trôi dạt vào bờ biển, gây ra nhiều hệ lụy. Đã có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền trung. Nhưng tới ngày 27/4...