Sinh động với bể cá cảnh thủy sinh
Con trai thích nuôi cá cảnh, nhưng nghĩ bụng làm một hồ cá cũng khá phức tạp, rồi tốn công chăm sóc nên tôi cũng ậm ừ cho qua chứ không chiều theo sở thích của con.
Bể cá cảnh thủy sinh tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Nhưng thấy cu cậu có niềm đam mê rất lớn, thời gian được mẹ cho xem điện thoại là lại lên mạng tìm hiểu về cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản tại nhà, nên cuối cùng tôi cũng mày mò học cách làm bể cá cảnh nuôi theo cách tự nhiên đặt ở ngoài sân vườn. Vậy là sau khi chở con trai đi mua chậu, mua đất nền, mua cây thủy sinh, mua cá… hai mẹ cùng xem các video hướng dẫn và thực hiện một bể cá theo ý tưởng của con.
Sau một ngày mày mò, trồng cây thủy sinh, xếp đá cuội xuống đáy chậu, thay nước nhiều lần thì nước cũng trong vắt và có thể cho cá vào nuôi.
Nói là chiều theo sở thích của con, nhưng từ khi tìm hiểu, bắt tay vào mày mò thực hiện tôi lại thấy rất hào hứng với thú vui nuôi cá cảnh.
Mỗi ngày đi làm về nhìn những cây thủy sinh bắt đầu đâm chồi, ra nhánh, ngày một xanh tốt, những chú cá nhỏ thì tung tăng bơi lội, những áp lực trong cuộc sống, công việc như được giải tỏa. Nhưng có lẽ điều mà tôi thấy mình đã không phí công sức để tự tay làm một bể cá và chăm chút từng con cá mỗi ngày là từ khi có được bể cá như mong muốn, mỗi ngày cùng mẹ chăm sóc và ngắm nghía những con cá lớn lên, cậu con trai của tôi đã biết cách kiềm chế cảm xúc, điềm tĩnh hơn và hơn nữa con biết yêu cỏ cây, con vật… Thực sự khi chăm sóc một bể cá tôi thấy như mình đang mang thiên nhiên êm dịu vào nhà. Ngắm đàn cá tung tăng, cây cối, đá đã giúp tôi thư giãn và giảm bớt căng thẳng và hơn nữa nó có thể cải thiện sự tập trung và kích thích sự sáng tạo của bản thân. Cùng ngắm bể cá những ngày nghỉ, thời gian rảnh trong ngày trở thành thú vui chung của cả gia đình, giúp các thành viên của gia đình xích lại gần nhau hơn.
Cũng là người đam mê cá cảnh từ rất lâu, nên bể cá cảnh là điểm thư giãn của anh Võ Ngọc Vinh, TP. Huế. Kết thúc một ngày làm việc trở về ngắm nghía, thả hồn vào bể cá cảnh sinh động, tuyệt đẹp, anh Vinh lại quên đi những mệt nhọc từ công việc chân tay mình đang làm. Cũng không quá dư giả nên anh Vinh chơi bể thủy sinh với những loài cá nhỏ, giá mềm, sống khỏe, dễ chăm như cá cánh buồm, sắc gấm, bảy màu, cá cờ…
“Nuôi cá là “nghiện” lắm, nhưng thú “nghiện” này lại rất hữu ích đối với tôi. Bởi cứ mệt mỏi, căng thẳng là tôi lại ngồi ngắm cá. Khi nhìn những con cá tung tẩy trong nước, tôi thấy mình như lắng đọng lại, tâm hồn tĩnh lặng, giúp bản thân thư thái, có thêm năng lượng để tiếp tục cho công việc của một ngày mới. Thậm chí khi ngắm cá buổi tối trước khi đi ngủ, tôi thấy mình dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn”, anh Vinh cho biết.
Bể cá được anh Vinh bố trí khá đơn giản, với những cây thủy sinh dễ kiếm như bèo, trúc thủy sinh, tiểu bảo tháp rồi cho thêm đá sỏi ở đáy bể. Mặc dù công việc khá bận rộn, nhưng chăm sóc bể cá cũng chẳng mất nhiều thời gian, và những loại cá anh nuôi không cần sự hỗ trợ của máy lọc nước, nên anh chỉ cần cho cá ăn mỗi ngày và thay nước đều đặn hàng tuần là cá có thể khỏe mạnh và sinh sôi.
Cá cảnh thực sự đã đem lại cho nhiều người niềm đam mê, sự thư thái, giảm căng thẳng để làm việc tốt, hiệu quả hơn. Có thể khi nhắc đến cá cảnh, chúng ta sẽ nghĩ đến thú vui tốn kém, mất nhiều thời gian, nhưng khi nuôi cá cảnh chúng ta cũng có thể tùy thuộc vào túi tiền, sở thích và quỹ thời gian của mình để có những lựa chọn hợp lý. Hơn nữa, với người đam mê, thích sáng tạo, chúng ta có thể tự làm bằng cách tận dụng những loại thủy sinh, những vật dụng có sẵn sẽ giảm chi phí chơi cá, và thêm say mê, hứng khởi đối với thú chơi này. Có cho mình một vài bể cá cảnh ở trong nhà hay ở sân vườn không những giúp không gian sống của chúng ta mới mẻ, độc đáo hơn mà nó còn giúp chúng ta tìm được cảm giác yên bình, thư giãn khi trở về nhà.
Ngôi nhà được lấy cảm hứng từ thác nước ở Hải Dương
Nhà thác nước (Waterfall House) nằm trong một khu đô thị mới tại thành phố Hải Dương, được lấy cảm hứng từ dòng nước chảy trên cao xuống thấp, luồn lách qua từng kẽ đá, bụi cây tạo nên sự mát lành và thư thái.
Video đang HOT
Mặt tiền gạch hoa gió kết hợp với nhôm hộp giả gỗ. (Ảnh: ArchDaily)
Ngôi nhà có diện tích 6.5x11m2, được thiết kế cho một gia đình 3 thế hệ. Vì ngôi nhà có diện tích không quá rộng nên các Kiến trúc sư đã đẩy cầu thang ra phía trước nhà giúp lấy thêm nhiều ánh sáng. Ngoài ra, ngôi nhà cũng trang bị giếng trời giúp mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên, điều hoà gió và không khí cũng như tạo vẻ thẩm mỹ tối ưu.
Cầu thang được đẩy ra phía trước giúp lấy thêm nhiều ánh sáng (Ảnh: ArchDaily)
Ngôi nhà cũng được trang bị giếng trời (Ảnh: ArchDaily)
Phòng khách và bếp ăn nằm tại tầng 1 ngôi nhà. Bồn cây xanh làm điểm nhấn cho phòng khách và tạo trục đứng đối lưu thông thoáng cho toàn bộ không gian ngôi nhà. Bục cây xanh được tôn cao hơn để cây có thêm đất để sinh trưởng và nhận nhiều ánh sáng hơn. Bậc chân cầu thang tầng 1 được kéo dài để làm ghế sofa cho phòng khách giúp không gian vừa gọn gàng lại vừa rộng rãi. Gầm thang được thiết kế kết hợp làm lối vào phụ, bên dưới để bể cá nhỏ tạo cảnh quan sinh động.
Bồn cây xanh làm điểm nhấn cho phòng khách (Ảnh: ArchDaily)
Bậc chân cầu thang tầng 1 được kéo dài để làm ghế sofa cho phòng khách (Ảnh: ArchDaily)
Bếp ăn tại ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Dưới gầm cầu thang là bể cá nhỏ (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 2 ngôi nhà được bố trí 2 phòng ngủ có vệ sinh riêng biệt, một phòng dành cho ông bà để thuận tiện đi lại và có nhiều ánh sáng cây xanh hơn. Phòng còn lại dành cho bố mẹ, tuy có vị trí ở cuối nhà nhưng phòng vẫn được thông thoáng do có giếng trời, cạnh cửa sổ còn có bàn làm việc nhìn ra vòm cây xanh bên dưới.
Một phòng ngủ trong ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Một nhà vệ sinh trong ngôi nhà (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 3 của ngôi nhà được thiết kế dành cho 2 con nhỏ, giữa 2 phòng có 1 khoảng sân giếng trời nhỏ để trẻ nhỏ có thể chạy nhảy thoải mái, không tách biệt và tạo được sự gần gũi gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Giữa 2 phòng có 1 khoảng sân giếng trời nhỏ (Ảnh: ArchDaily)
Tầng 4 được bố trí thêm không gian làm việc, uống trà và tiếp khách của gia chủ. Phòng thờ cúng đặt cạnh giếng trời giúp không gian có ánh sáng tự nhiên qua lớp gạch hoa huyền ảo nhưng vẫn đảm bảo được sự trang nghiêm cần thiết.
Không gian tầng 4 (Ảnh: ArchDaily)
Không gian uống trà, tiếp khách tại tầng 4 (Ảnh: ArchDaily)
7 vị trí đặt bể cá làm đẹp trong nhà không tốt, dễ ảnh hưởng sức khỏe, tài lộc thất thoát Theo chuyên gia phong thủy, bể cá được coi là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa tốt mang tới tài lộc cho các thành viên trong gia đình. Tuy vậy không nên để ở những vị trí này để tránh sức khỏe ảnh hưởng, tài lộc thất thoát. Ý nghĩa phong thủy của bể cá Trong thiết kế nội thất trong các...