Sinh đôi nhưng khác cha: Chuyện có thật hay chỉ trên phim ảnh?
Minh và Trí – cặp sinh đôi trong bộ phim truyền hình “ Hướng dương ngược nắng” đã vô cùng sốc khi phát hiện họ là cặp song sinh khác cha. Tình huống này có thường gặp ở ngoài đời?
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Liên – Trưởng khoa Thận tiết niệu- Bệnh viện E, chuyện sinh đôi nhưng khác cha hoàn toàn có thể xảy ra. Thông thường, trong mỗi kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ chỉ rụng một quả trứng. Tuy nhiên, với những cơ địa đặc biệt thì có thể rụng đến 2 quả trứng trong một chu kỳ và dẫn đến hiện tượng song thai không cùng trứng.
Hai trứng có thể được thụ tinh cách nhau vài ba tuần.
“Khi trứng thứ nhất được thụ tinh, phôi thai bắt đầu di chuyển dần từ vòi trứng vào tử cung để làm tổ. Trong quá trình đó, trứng thứ hai tiếp tục rụng và nếu người phụ nữ lại quan hệ tình dục thì trứng thứ hai cũng được thụ tinh. Cặp song sinh này có thể hơn kém nhau đến vài tuần tuổi, tính từ thời điểm thụ thai. Nếu trong thời gian này, người phụ nữ quan hệ tình dục với 2 người đàn ông thì có thể dẫn đến hiện tượng song thai khác cha.” – bác sĩ Nguyễn Đình Liên lý giải.
Song bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho biết, hiện tượng song sinh nhưng khác cha vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, trong thực tế, đã có người chồng nghi ngờ vợ thiếu chung thủy khi thấy hai con sinh đôi nhưng không giống nhau. Bác sĩ Liên giải thích, có hai trường hợp dẫn đến sinh đôi:
- Thứ nhất là sinh đôi cùng trứng: 1 quả trứng được 1 tinh trùng thụ tinh nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phân chia, chúng tách ra làm 2 hợp tử phát triển độc lập và hình thành hai bào thai. Những cặp sinh đôi cùng trứng thường giống nhau về ngoại hình bởi có cùng kiểu gen.
Video đang HOT
- Trường hợp thứ hai là sinh đôi khác trứng: Do 2 quả trứng được giải phóng ở hai thời điểm khác nhau, mỗi quả trứng được thụ tinh bởi 1 tinh trùng và dẫn đến thai đôi. Hai trẻ sinh đôi khác trứng đa phần khác nhau về hình thể và đặc điểm tâm sinh lý. Tuy nhiên, các cặp sinh đôi khác trứng vẫn có những đặc điểm giống bố mẹ.
Vì vậy, không thể lấy việc hai trẻ sinh đôi không giống nhau làm cơ sở để nghi ngờ người phụ nữ thiếu chung thủy./.
Chồng quyết hoán đổi vị trí cho vợ để "dằn mặt" với tuyên bố "việc nhà tôi vẩy tay tí là xong" nhưng cuộc gọi điện lúc cuối ngày của anh lại đảo ngược tất cả
"Anh ấy giao cho em ngần ấy tiền là gói gọn, em phải lo liệu việc nhà từ a tới z, anh không động chân động tay...", người vợ kể.
Không ít đàn ông luôn cho mình là trụ cột gia đình, tự định đoạt mọi việc lớn nhỏ trong nhà mà không để ý tới suy nghĩ, cảm nhận của vợ. Nếu cứ duy trì cuộc sống không có tiếng nói như vậy sẽ khiến phụ nữ ngột ngạt, ức chế để rồi trước sau gì họ cũng sẽ vùng lên giành lại quyền tự chủ cho bản thân. Giống tâm sự của người vợ trẻ trong câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện như sau: " Em sinh đôi nên khá vất vả. Đã vậy vì không muốn thuê người trông con, chồng em lại yêu cầu vợ nghỉ việc ở nhà chăm chúng. Anh nói kinh tế tự anh lo được, không cần em phải kiếm. Anh cần một người vợ đứng sau làm hậu phương, thay anh chăm con cái, lo cho bố mẹ già. Như thế anh mới yên tâm làm việc. Dù không muốn nhưng vì thương con cũng là nghĩ cho chồng mà em đành làm theo cách đó.
Bài chia sẻ của người vợ
Thế nhưng anh lại mỗi ngày một quá đáng. Cũng vì vợ không kiếm ra tiền, anh mỗi lúc một tỏ vẻ coi thường ra mặt. Đành rằng hàng tháng anh vẫn đưa tiền cho em chi tiêu không thiếu thốn nhưng trong mắt anh ấy, em như thể nhàn hạ lắm. Mỗi lần đi làm về mà thấy nhà cửa chưa dọn dẹp, cơm chưa nấu xong là anh sẽ cằn nhằn mắng vợ chỉ ở nhà chơi, có vài ba việc cỏn con cũng không làm xong. Con ốm đau anh cũng phó mặc hết cho em. Giống như kiểu anh ấy giao cho em ngần ấy tiền là gói gọn, em phải lo mọi việc từ a tới z, anh không phải động chân động tay.
Dạo này con lớn hơn, đi gửi trẻ rồi em cũng đỡ vất vả chút nhưng chưa quay trở lại công việc được vì phải đưa đi đón chúng mỗi ngày. Chồng em cứ đi miết chẳng bao giờ quan tâm để ý tới việc nhà.
Cách đây vài hôm, đi làm thấy nhà cửa bừa bộn vợ chưa kịp dọn, chồng em đứng giữa cửa chỉ tay bảo em chỉ ở nhà ăn chơi mà để nhà như bãi rác. Mặc dù em cũng giải thích là hôm ấy em bị đau đầu, người mệt, đón con về chúng nó nghịch quá chưa kịp dọn. Thế mà anh ấy gắt ngay lại rằng: 'Người mệt là tôi đây này, một mình đi làm nuôi ngần ấy người, tôi còn chưa kêu. Cô ở nhà làm mấy cái việc linh tinh, kêu nỗi gì. Mấy việc cô than vất vả, tôi chỉ vẩy tay là xong hết'.
Nghe chồng nói, em ức chế cảm giác cả người muốn nổ tung. Không nhịn được thêm, em đáp lời: 'Được, nếu anh giỏi giang thế từ mai anh ở nhà làm việc nhà. Tôi sẽ đi làm kiếm tiền thay anh'.
Anh thấy vợ làm căng cũng căng theo chứ không xuống nước. Ngay hôm sau em hoán đổi vị trí cho chồng. Sáng em dậy sớm cho con ăn, gửi con đi lớp rồi ra ngoài luôn. Em tính dành cho bản thân 1 ngày nghỉ cũng là để nghe ngóng xem chồng 'chiến đấu' thế nào chứ chưa vội quay lại công ty ngay.
Đúng như em đoán, vợ đi chưa đầy 1 tiếng, chồng em bắt đầu gọi điện loạn lên nào là bữa sáng nấu thế nào cho bố mẹ (bố mẹ chồng em bị tiểu đường, phải có chế độ ăn kiêng riêng), quần áo giặt ở chế độ nào, rồi gạo ăn, mắm muối để ở đâu. Ngồi trong quán cà phê, điện thoại đổ chuông nhiều quá, em ngại với khách trong quán còn phải tắt chuông để chế độ im lặng.
Đến 5h chiều, sợ chồng quên đón con em gọi điện nhắc. Y như rằng anh ấy giật mình bảo: 'Chết rồi, anh quên'. Nói xong anh tắt máy luôn nhưng chưa đầy 1 phút sau đã thấy gọi lại, giọng e dè hỏi: 'Mà em gửi con ở trường nào? Cho anh địa chỉ'.
Bực mình em đáp lời: 'Anh hỏi nghe hay nhỉ, anh hỏi xem có người bố nào mà con đi học gần 1 năm rồi bố vẫn không biết tên trường con học. Mà kể cũng không có gì ngạc nhiên, từ ngày em sinh các con tới giờ, anh có phải chăm lo để ý gì tới chúng. Nghĩ mới thấy chức bố của an nhàn hơn chức mẹ của em thật'.
Ảnh minh họa
Sau em về đón con thay chồng, tới nhà 7h tối chồng vẫn đang cuống cuồng chạy đi chạy lại trong bếp, nhìn tất bật lắm mà cơm canh chưa nấu được món gì, bếp đã lộn tung, ướt nhèm từ trong ra tới ngoài. Em thấy thế chỉ cười hỏi: 'Tưởng anh vẩy tay là xong hết việc'.
Chồng em biết bản thân sai rồi, cấm dám nói lại câu nào. Từ hôm ấy anh mới biết chủ động đi làm về sớm đỡ việc nhà cho vợ. Đúng là không mạnh tay xử 1 lần cho biết thì em còn khổ".
Được chồng tôn trọng chính là mong mỏi lớn nhất của mỗi phụ nữ khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Họ chấp nhận chịu thiệt thòi, hi sinh cả hoài bão cá nhân vì gia đình miễn là chồng biết ghi nhận và trân trọng. Đổi lại, khi không tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông từ bạn đời, phụ nữ sẽ không có động lực để tiếp tục hi sinh. Khi ấy các anh chồng đừng mong đòi hỏi ở họ sự nhu mì hay nhẫn nại giống sự phản kháng của người vợ trong câu chuyện trên chẳng hạn.
Nửa đêm thấy hành động kì quái của vợ với hai con, tôi chết điếng và sợ hãi giật con ra khỏi tay cô ấy Nhìn hành động của vợ mà tôi sốc đến mức đơ người. Ngay sau đó, tôi lao vào giật con ra khỏi tay cô ấy trong hoảng sợ. Vợ tôi mới sinh con được 2 tháng, là sinh đôi. Ai cũng nói tôi thật may mắn khi một lần sinh đã có đủ nếp đủ tẻ. Riêng tôi cũng cảm thấy như thế,...