Singapore vượt ngưỡng hơn 14.000 người bị sốt xuất huyết
Singapore đã có hơn 14.000 ca nhiễm và 16 người chết do dịch sốt xuất huyết trong năm nay.
Sau đại dịch Covid-19, Chính quyền Singapore đã lên tiếng cảnh báo nhiều khả năng quốc đảo Đông nam Á này sẽ phải đối mặt với sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong vòng 10 năm gần đây.
Singapore ghi nhận hơn 14.000 ca nhiễm và 16 người chết do dịch sốt xuất huyết trong năm nay. (Ảnh: The Straits Times)
Theo số liệu được Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Singapore công bố, tính đến nay đã có hơn 14.000 ca nhiễm và 16 người chết do dịch sốt xuất huyết trong năm nay. Theo các chuyên gia, dự kiến số ca bị sốt xuất huyết tại Singapore sẽ tiếp tục tăng nhanh do “đỉnh dịch” thường xảy ra vào tháng 9, nhiều khả năng số ca nhiễm sẽ vượt kỷ lục 22.000 ca năm 2013.
Video đang HOT
Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Singapore cho biết, hiện có khoảng 334 ổ bệnh sốt xuất huyết đang hoạt động ở nước này, tăng hơn 100 ổ dịch trong vòng 3 tuần. Tác nhân chính mang mầm bệnh sốt xuất huyết chính là muỗi Aedes aegypti. Các triệu chứng của bệnh là sốt, buồn nôn, phát ban, đau đầu và đau thắt lưng. Sốt xuất huyết đi kèm với chảy máu nghiêm trọng trong cơ thể do mạch máu bị phá vỡ./.
Mauritania ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19
Ngày 31/3, Mauritania thông báo ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia châu Phi này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-2 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo truyền hình nhà nước Mauritania, bệnh nhân nữ, 48 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp và Mauritania, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sau khi tử vong. Bệnh nhân được cách ly cùng 16 người Pháp khác tới quốc gia Tây Phi này từ giữa tháng 3, ngay trước khi Mauritania cấm tất cả các các chuyến bay quốc tế đến.
Người phát ngôn của trung tâm cách ly cho biết trường hợp bệnh nhân có nhiều bất thường vì hầu như không có biểu hiện bệnh ban đầu. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt từ tối 29/3, tình trạng xấu dần vào sáng 30/3 và bệnh nhân tử vong cùng ngày khi đang trên đường tới bệnh viện. Hiện Mauritania ghi nhận 6 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong đó có 2 ca đã hồi phục. Chính phủ nước này đã ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm và cấm đi lại giữa 13 khu vực trên cả nước để ngăn chặn virus lây lan. Tới nay, toàn châu Phi ghi nhận hơn 5.300 ca nhiễm virus, trong đó có 171 người tử vong.
* Cùng ngày 31/3, Chính phủ Singapore thông báo khả năng buộc các công ty ngừng hoạt động nếu không nỗ lực đảm bảo các nhân viên có thể làm việc tại nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận thêm 47 ca nhiễm mới. Bộ trưởng Nhân lực Singapore Josephine Teo cho biết bộ sẽ xem xét ban hành yêu cầu ngừng hoạt động với công ty bị phát hiện không nỗ lực nghiêm túc để triển khai làm việc từ xa. Tới nay, Singapore ghi nhận 926 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong.
* Chính phủ Malaysia khẳng định biện pháp phong tỏa đã giúp ngăn chặn đáng kể số ca nhiễm gia tăng hàng ngày tại quốc gia này. Trong ngày 31/3, Malaysia ghi nhận thêm 140 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 2.766 ca và tổng số ca tử vong là 43 ca. Gần một nửa trong số này liên quan tới một sự kiện tôn giáo tổ chức hồi cuối tháng trước tại Malaysia.
Với tỷ lệ người nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại và các hoạt động kinh doanh không thiết yếu tới ngày 14/4. Bộ Y tế nước này kêu gọi người dân tiếp tục ở trong nhà để phá vỡ chuỗi lây nhiễm, thường xuyên rửa tay và giữ khoảng cách với những người xung quanh. Bộ cũng khẳng định biện pháp phong tỏa đang phát huy tác dụng khi số ca nhiễm mới được kiềm chế ở mức 140-200 ca/ngày.
* Giới chức Ấn Độ đang đẩy mạnh tìm kiếm những người tham gia một nghi lễ tôn giáo gần khu vực thủ đô New Delhi để kịp thời cách ly những ca nghi nhiễm sau khi hàng chục ca nhiễm và một số ca tử vong có liên hệ với sự kiện trên. Sự kiện này trở thành một trong những điểm nóng dịch bệnh sau khi hàng nghìn người kéo tới một trung tâm Hồi giáo ở Tây Nizamaddin, gần bang Delhi. Nhiều người đã trở về các bang khác sau đó, nhưng nhiều người vẫn đang mắc kẹt tại đây khi các hoạt động giao thông công cộng bị tạm ngừng vì lo ngại nguy cơ lây lan virus.
Người đứng đầu Cơ quan Y tế Delhi Satyendar Jain cho biết giới chức địa phương đã phong tỏa các tuyến đường xung quanh trung tâm Hồi giáo này, hơn 1.000 người đã được cảnh sát đưa ra khỏi khu vực, 335 người được đưa tới các bệnh viện và số còn lại được cách ly. Giới chức cho biết ít nhất 10 người tham gia sự kiện này đã tử vong vì COVID-19 trong vài ngày qua. Trong khi đó, báo Press Trust đưa tin khoảng 8.000 người tham gia sự kiện trên.
Lê Ánh
Chiến lược giúp Singapore bảo vệ nhân viên y tế Y bác sĩ Singapore được phân thành các nhóm riêng biệt làm việc theo ca cố định, không tiếp xúc với các nhóm khác để tránh lây nCoV. Bệnh nhân thiếu hợp tác, làm việc quá sức và thiếu vật tư đang là yếu tố gây khó khăn cho các nhân viên y tế trên toàn cầu trong cuộc chiến chống Covid-19, khiến...