Singapore triển khai biệt đội tinh nhuệ bảo vệ lãnh đạo Mỹ-Triều
Khi tới Singapore vào giữa tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ được bảo vệ bởi biệt đội Gurkha, một trong những lực lượng an ninh tinh nhuệ nhất của Singapore.
Lực lượng Gurkha gác bên ngoài khách sạn Shangri-La. (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, khi hai nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên đến Singapore để tiến hành hội nghị thượng đỉnh mang tính lịch sử vào ngày 12/6 tới, họ sẽ mang theo lực lượng an ninh riêng. Tuy nhiên, nước chủ nhà Singapore cũng triển khai lực lượng cảnh sát tinh nhuệ trong đó có biệt đội Gurkha.
Gurkha là lực lượng an ninh hoạt động kín ở Singapore. Nhưng từ cuối tuần qua, lực lượng này bắt đầu xuất hiện công khai hơn trước công chúng khi họ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại khách sạn Shangri-La nơi diễn ra diễn đàn an ninh của các quan chức quân đội khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Gurkha gồm những chiến binh được cảnh sát Singapore tuyển một từ vùng núi Nepal xa xôi. Các chiến binh này được trang bị áo chống đạn, súng trường FN SCAR, súng lục. Một vũ khí đặc biệt mà các chiến binh Gurkha luôn mang theo bên mình là loại dao truyền thống khukri đặc biệt có ưu thế trong những tình huống cận chiến, có khả năng sát thương cao.
Tim Huxley, một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS), cho biết: “Họ là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của Singapore, tôi đảm bảo rằng họ tham gia bảo vệ hội nghị thượng đỉnh ( Mỹ-Triều). Một sự kiện kiểu này cần các hoạt động đảm bảo an ninh như Gurkha được huấn luyện và xử lý”.
Một phát ngôn viên cảnh sát Singapore từ chối bình luận về việc triển khai lực lượng Gurkha cũng như lực lượng cảnh sát nhằm đảm bảo an ninh cho hội nghị Mỹ-Triều.
(Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Ước tính có khoảng 1.800 chiến binh Gurkha phục vụ trong lực lượng cảnh sát Singapore. Hiện các chiến binh Gurkha cũng phục vụ trong quân đội các nước gồm Anh, Ấn Độ, Nepal cũng như Brunei và Singapore.
Chuyên gia Huxley cho rằng, từ lâu, Gurkha được giới chức Singapore coi là lực lượng tinh nhuệ. Trang web của Cảnh sát Quốc gia Malaysia mô tả, Gurkha là lực lượng “cứng rắn, kiên định” có thể đảm nhận cả các nhiệm vụ bán quân sự nhằm bảo vệ Singapore.
Các chiến binh Gurkha sống cùng với gia đình họ ở Doanh trại núi Vernon ở ngoại ô thủ đô Singapore, nơi mà dân thường không được tự do đi lại. Thông thường, chiến binh Gurkha được tuyển mộ ở độ tuổi khoảng 18-19 và được đào tạo trước khi đưa vào biên chế. Họ sẽ về hưu ở tuổi 45 và được hồi hương.
Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore. Đây là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Hiện chưa rõ hội nghị sẽ diễn ra ở địa điểm nào của Singapore, nhưng các chuyên gia cho rằng, khách sạn Shangri-La dường như là giả thuyết hợp lý nhất. Đây là khách sạn từng diễn ra nhiều sự kiện mang tầm quốc tế, gần đây nhất là Đối thoại Shangri-La giữa các quan chức quân đội khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ cuối tuần qua, chính phủ Singapore đã tuyên bố khu vực xung quanh khách sạn Shangri-La là “khu vực sự kiện đặc biệt” theo Đạo luật Trật tự Công cộng, trong khoảng thời gian từ ngày 10-14/6. Điều này làm dấy lên đồn đoán đây sẽ là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
3 nhà lãnh đạo Kim - Trump - Moon có thể cùng tuyên bố kết thúc chiến tranh
Báo Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết 3 nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc có thể cùng nhau tuyên bố kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên trong cuộc gặp tại Singapore vào tuần tới.
Từ trái qua phải: Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Moon Jae-in, nhà lãnh đạo Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
"Công tác chuẩn bị đang được tiến hành để Tổng thống Moon Jae-in có thể tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên với hai nhà lãnh đạo vào ngày 12/6 - ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, hoặc vào ngày hôm sau 13/6", báo Korea Joongang Daily (Hàn Quốc) dẫn một nguồn tin ngoại giao ngày 3/6 cho biết.
"Singapore đã bắt đầu chuẩn bị để đón Tổng thống Moon (cho cuộc gặp 3 bên)", nguồn tin cho biết thêm.
Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh do hai nước mới chỉ ký thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình, sau cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953). Mục tiêu ký hiệp ước hòa bình từng được nêu trong Tuyên bố chung Panmunjom do Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4.
Những kỳ vọng về hiệp ước hòa bình kết thúc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu tăng lên sau các phát biểu của Tổng thống Trump hôm 2/6. Sau cuộc gặp với Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol, người mang bức thư của nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi tới nhà lãnh đạo Mỹ, Tổng thống Trump nói rằng việc ký một hiệp ước hòa bình sẽ không chỉ đơn thuần là một văn kiện mà ý nghĩa của nó "rất quan trọng".
"Chúng ta đã nói về việc kết thúc chiến tranh. Và các bạn cũng biết là cuộc chiến này vẫn đang tiếp diễn. Đó là cuộc chiến dài nhất thế giới, kéo dài gần 70 năm rồi. Các bạn có tin rằng chúng tôi đang thảo luận về việc chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên không", ông Trump nói với các phóng viên tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng sau khi tướng Kim Yong-chol rời đi.
Để thay thế thỏa thuận đình chiến tạm thời bằng hiệp ước hòa bình, việc ký kết sẽ cần có sự tham gia của 3 bên từng ký thỏa thuận này năm 1953, gồm Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu đại diện cho Hàn Quốc, quân đội Triều Tiên và quân đội Trung Quốc. Do vậy, bất kỳ văn kiện nào có giá trị cũng phải có sự chấp thuận từ Trung Quốc.
Nhà Xanh (Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc) cho đến nay vẫn thận trọng khi được hỏi về khả năng Tổng thống Moon Jae-in sẽ cùng người đồng cấp Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố kết thúc chiến tranh tại Singapore. Thái độ thận trọng này là do chính quyền Hàn Quốc không muốn làm ảnh hưởng tới cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong khi đó, Tổng thống Moon Jae-in vẫn hối thúc một cuộc gặp 3 bên. Trong thông báo về kết quả của cuộc gặp lần hai với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hôm 27/5, ông Moon cho biết ông "hy vọng có thể thúc đẩy tuyên bố chấm dứt chiến tranh thông qua một cuộc gặp 3 bên, nếu thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra thành công".
Viện trợ kinh tế Triều Tiên
Tổng thống Trump tiếp Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol (Ảnh: Yonhap)
Sau cuộc gặp với ông Kim Yong-chol, quan chức cấp cao nhất của Triều Tiên tới Mỹ trong gần 20 năm, Tổng thống Donald Trump phủ nhận việc Mỹ sẽ viện trợ kinh tế cho Triều Tiên nếu nước này đồng ý phi hạt nhân hóa.
"Tôi nghĩ Hàn Quốc sẽ làm việc đó. Tôi nghĩ, thẳng thừng mà nói, Trung Quốc sẽ giúp đỡ. Tôi cũng nghĩ Nhật Bản sẽ giúp đỡ. Tôi không nghĩ là Mỹ sẽ phải chi trả", báo Chosun (Hàn Quốc) dẫn lời Tổng thống Trump nói.
"Nhìn xem, chúng ta (Mỹ) đang ở rất xa. Phải là những người hàng xóm của họ (viện trợ). Chúng ta cách xa họ hàng nghìn km", ông Trump nói, đề cập tới khoảng cách địa lý giữa Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản với Triều Tiên.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã theo đuổi chính sách "Nước Mỹ là trên hết", đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ không để nước này chịu thiệt trong thương mại với các nước khác. Ông Trump cũng yêu cầu các nước đồng minh, bao gồm Hàn Quốc, phải chia sẻ một phần chi phí duy trì an ninh với Mỹ.
Thành Đạt
Theo Dantri
Chuyện hậu trường thú vị khi chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Kim Rất nhiều yêu cầu tuy đơn giản nhưng quan trọng đã được đặt ra cho những người làm công tác chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Những yêu cầu có thể kể đến như phòng họp phải có nhiều lối vào hay loại đồ uống là gì, xe hộ tống thế nào. Khách sạn Shangri-La ở Singapore (Ảnh: EPA) Những ngày gần...