Singapore tìm cách ‘tránh suy thoái kinh tế’
Ngày 30/4, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết kinh tế Singapore dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay nhưng nước này “nên tránh suy thoái hoàn toàn”.
Người dân mua hàng trong siêu thị ở Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông điệp nhân ngày 1/5 hằng năm của mình, ông Lý Hiển Long cho biết có hy vọng lạm phát sẽ giảm trong nửa cuối năm 2023 và con số suy giảm “vẫn có thể kiểm soát được”. Tuy nhiên, ông cảnh báo: “Môi trường bên ngoài của chúng ta vẫn bất ổn và đầy căng thẳng với tình hình địa chính trị nghiêm trọng”, chỉ ra nguy cơ suy thoái kinh tế ở phương Tây, nơi lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát.
Hoạt động kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này thường được coi là phong vũ biểu môi trường toàn cầu vì sự phụ thuộc của nước này về thương mại với phần còn lại của thế giới. Trung tâm tài chính này cũng có một trong những cảng nhộn nhịp nhất trên thế giới, đóng vai trò là một liên kết chính giữa châu Á và phần còn lại của thế giới.
Nền kinh tế Singapore đạt mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2022, chậm lại so với mức tăng trưởng 8,9% năm 2021. Trong quý I vừa qua, tăng trưởng GDP của nước này chỉ đạt 0,1%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 2,1% trong quý trước. Do triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu và nhu cầu bên ngoài đối với các sản phẩm chủ lực của Singapore tiếp tục suy giảm, Bộ Công Thương Singapore dự báo mức tăng trưởng GDP cả năm 2023 trong khoảng từ 0,5 – 2,5%.
Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất 15 năm, đồng thuận bắt đầu hạ lãi suất vào năm 2024
Kết thúc cuộc họp 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng phạm vi lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản lên khoảng 4,25 - 4,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2007, đồng thời phát tín hiệu về việc bắt đầu giảm lãi suất vào năm 2024.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định nên trên của Fed phù hợp với kỳ vọng của thị trường, là đợt tăng lãi suất với biên độ nhỏ nhất kể từ tháng 6/2022, đồng thời kết thúc 4 đợt tăng lãi suất liên tiếp với biên độ 75 điểm cơ bản.
Với việc dao động trong khoảng 4,25 - 4,5%, lãi suất cơ bản ở Mỹ đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2007, đây là thời điểm ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ở lần này, Fed cũng tăng lãi suất trong bối cảnh nhiều dự báo cho thấy năm 2023 sẽ phải đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế.
Tín hiệu phát đi từ cuộc họp cho thấy giới chức Fed dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất cao hơn trong cuộc họp tới và không hạ lãi suất cho đến năm 2024. Theo biểu đồ dot plot của Uỷ ban Thị trường mở (FMOC), "mức lãi suất tối đa" (terminal rate) dự kiến là 5,1%, tức là sau đó các quan chức mới kết thúc đợt tăng lãi suất. Theo đó, lãi suất cơ bản của Mỹ trong năm tới có thể dao động trong khoảng 5% - 5,25%
Ngoài ra, các quan chức còn đồng thuận về việc thực hiện các đợt hạ lãi suất 1% vào năm 2024, đưa phạm vi xuống 4,1% vào cuối năm đó. Tiếp theo đó là những đợt giảm khác vào năm 2025, đưa lãi suất xuống 3,1% và cuối cùng chạm mục tiêu dài hạn là 2,5%.
Chiến lược tăng lãi suất mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới trong năm nay làm gia tăng lo ngại nền kinh tế toàn cầu có thể bị đẩy vào suy thoái và đè nặng lên các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu. Cả ba chỉ số chính ở Phố Wall đều đang trên đà chứng kiến mức giảm hàng năm đầu tiên kể từ năm 2018 và mức giảm theo điểm phần trăm hàng năm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tổng thống Biden khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/2 cho biết ông không tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình PBS, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng sẽ có suy thoái...