Singapore: Ra mắt sách dạy trẻ em về an ninh mạng
Ngày 8/11 đánh dấu là Ngày Không gian mạng Singapore. Nhân dịp này, Công ty An ninh mạng Fortinet đã phối hợp với Hiệp hội các chuyên gia an ninh thông tin (AiSP) xuất bản sách dạy trẻ em về an ninh mạng.
Học sinh Singapore hào hứng đọc sách về an ninh mạng.
Khoảng 2.000 cuốn đã được phát miễn phí cho hơn 200 trường học Singapore, trong đó gồm 186 trường tiểu học và 19 trường giáo dục đặc biệt. Thời gian tới, sách sẽ được trang bị cho thư viện của tất cả trường tiểu học, trường giáo dục đặc biệt. Mục đích của dự án nhằm giúp giáo dục học sinh tự bảo vệ bản thân khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
Với tựa đề “An toàn mạng: Hướng dẫn về an ninh mạng từ cún con”, nhân vật chính của sách là chó Lacey sẽ hướng dẫn mèo Gabbi cách sử dụng Internet an toàn. Nội dung bài học được gài gắm thông qua các mẩu đối thoại giữa Lacey và Gabbi với nhiều tranh ảnh, màu sắc sinh động, bắt mắt.
Video đang HOT
Cuốn sách cũng lưu ý phụ huynh, giáo viên cách hướng dẫn trẻ sử dụng Internet như không mở email, đường dẫn lạ, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ.
Bà Jess Ng, người đứng đầu Fortinet tại Singapore, cho biết: Ngày càng nhiều trẻ em hoạt động trực tuyến trong thời gian dài. Việc học online cũng thay đổi cách sinh hoạt của các em. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng giáo dục thanh thiếu niên về sự an toàn trên Internet.
Là một trong những trường được phát sách miễn phí, bà Lisa Choy, Hiệu trưởng Trường Grace Orchard, nhận xét: Cuốn sách là nguồn tài liệu hữu ích cho giáo viên và bổ sung nguồn tài nguyên kỹ thuật số cho nhà trường. Được viết theo phong cách truyện tranh nên sách được học sinh nhiệt tình đón nhận.
Trẻ tự kỷ ở Anh bị trường học bỏ quên trong đại dịch
Nhiều trẻ tự kỷ không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ trường học trong giai đoạn Covid-19, khiến các gia đình "kiệt quệ và trên bờ vực khủng hoảng".
Ngày 9/11, Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh (NAS) công bố báo cáo trường học (School Report) năm 2021 dựa trên khảo sát 4.000 phụ huynh, người chăm sóc, thanh thiếu niên và trẻ tự kỷ. 70% phụ huynh tham gia cho biết trường học không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con họ. Con số này cao gấp đôi mức không hài lòng của phụ huynh có con tự kỷ trong khảo sát 4 năm trước.
Các bậc cha mẹ phàn nàn họ phải đối mặt với những cuộc chiến kéo dài để cố gắng giành được sự hỗ trợ thích hợp cho con. 57% cho biết đã phải đợi hơn một năm và 26% phải chờ lâu hơn thế để có được sự hỗ trợ từ các nhà trường.
Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động của đại dịch đối với trẻ tự kỷ với 44% phụ huynh nhận định con họ bị tụt hậu trong học tập và 59% lo ngại con trở nên cô lập hơn về mặt xã hội.
NAS cho biết hệ thống giáo dục không hoạt động với trẻ tự kỷ ở Anh và đang kêu gọi chính phủ đưa ra hành động trong bản đánh giá về nhu cầu giáo dục đặc biệt và khuyết tật mang tên "Send" - vốn đã bị chậm công bố.
Học sinh trong lớp tại trường tiểu học Queen's Hill, Costessey, Norfolk. Ảnh: Joe Giddens/PA
Theo dữ liệu chính thức của chính phủ, có hơn 160.000 học sinh tự kỷ ở các trường học trên khắp nước Anh, trong đó 70% học ở các trường phổ thông, số còn lại được giáo dục chuyên biệt, giáo dục tại nhà hoặc hoàn toàn không được giáo dục. 1/5 phụ huynh trả lời cuộc khảo sát của NAS cho biết con họ đã bị loại trừ "một cách không chính thức" ít nhất một lần trong hai năm qua.
Caroline Stevens, giám đốc điều hành NAS, thông tin nhiều gia đình phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mà không có sự hỗ trợ thích hợp, thường là vì không có trường học đáp ứng nhu cầu của họ.
Stevens khẳng định NAS sẽ không chấp nhận một thế giới có quá nhiều trẻ tự kỷ bị tụt lại và rất nhiều gia đình đang bị kiệt quệ, bên bờ vực của khủng hoảng.
Người phát ngôn của Bộ Giáo dục cho biết 74 triệu bảng Anh đã được đầu tư trong năm đầu tiên của chiến lược quốc gia về chứng tự kỷ giữa các chính phủ - được thiết lập nhằm cải thiện cuộc sống của những người trẻ tự kỷ và gia đình cũng như người chăm sóc của họ ở Anh.
Bộ Giáo dục thông tin thêm bản đánh giá "Send" sẽ được công bố "trong thời gian thích hợp". Hiện, một khóa đào tạo đang được tiến hành để nâng cao kiến thức của giáo viên về chứng tự kỷ. "Chúng tôi muốn mọi trẻ tự kỷ đạt được tiềm năng của họ và cảm thấy được lắng nghe trong mọi giai đoạn của cuộc đời", người phát ngôn nói.
Malaysia đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản trong giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob ngày 27/10 khẳng định, Malaysia đánh giá cao sự hỗ trợ và đóng góp của Nhật Bản cho Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19. Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob. Ảnh: Mạnh Tuân/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, phát biểu tại Hội nghị cấp cao...