Singapore nhờ công ty ’săn đầu người’ kéo ‘Sing kiều’ về nước
Chính phủ Singapore ngỏ ý nhờ các công ty “săn đầu người” lôi kéo người Singapore ở nước ngoài về nước làm việc, báo Straits Times đưa tin.
Ngày Singapore tại Sydney (Úc) năm 2013 với sự tham dự của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Teo Chee Hean (giữa) và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Grace Fu là một hoạt động nhằm hướng “ Sing kiều” về nước – Ảnh: Channel News Asia
Theo Straits Times, Contact Singapore – cơ quan nhà nước trực thuộc Cục Phát triển kinh tế và Bộ Nhân lực Singapore – hồi tháng 2.2014 đã gửi thư đến các công ty môi giới tuyển dụng nhân lực, và nhờ họ thực hiện một “dàn xếp phi chính thức” nhằm góp phần giúp người Singapore ở nước ngoài nhận công việc tại quê nhà và trở về nước làm việc.
Đây là lần đầu tiên Chính phủ Singapre nhờ đến các công ty tư nhân chuyên nghiệp để phối hợp thu hút nhân tài về nước, cũng theo Straits Times
Contact Singapore sẽ cung cấp cho các công ty nhân sự “hồ sơ của những người Singapore đang sống ở nước ngoài có xu hướng hay dự định trở về quê hương”, theo nội dung bức thư.
Các công ty “săn đầu người” sẽ gửi các thông tin tuyển dụng phù hợp ở thị trường lao động Singapore đến những ứng viên “Sing kiều” tiềm năng.
Trước đây, Contact Singapore tự chủ động làm việc này mà không nhờ đến các công ty môi giới tuyển dụng nhân lực.
Video đang HOT
“Chúng tôi biết rõ ngành nghề nào và doanh nghiệp nào đang tuyển người. Chúng tôi cũng có thể vươn xa và tiếp cận cả những người Singapore ở nước ngoài chưa từng nghĩ đến việc trở về quê hương”, Giám đốc điều hành công ty nhân lực People Worldwide Consulting David Leong nói với Straits Times.
Bên cạnh kết nối công việc với con người, Contact Singapore cũng muốn các công ty nhân lực trang bị cho người lao động những kỹ năng như lập mục tiêu nghề nghiệp, “đánh bóng” sơ yếu lý lịch hay chuẩn bị cho những cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Siết người nước ngoài
Theo tờ báo lớn và uy tín nhất đảo quốc sư tử này, động thái trên cho thấy Chính phủ Singapore đang có một kế hoạch lớn chú trọng vào nhân tài Singapore đang ở nước ngoài, trong lúc siết nguồn nhân lực từ các nước khác đến.
Trong hơn 2 năm qua, Chính phủ Singapore đặt ra nhiều quy định khắt khe và áp dụng nhiều khoản lệ phí đối với doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài, từ công nhân cho đến lao động tay nghề cao.
Việc cấp quốc tịch hay quy chế thường trú nhân (PR) đối với người nước ngoài cũng trở nên gắt gao hơn bao giờ hết.
“Không giống hồi những năm 2007 – 2008 trở về trước, chỉ cần tốt nghiệp một trong các đại học công lập của Singapore và vừa tìm được công việc làm đầu tiên là chính phủ đã gửi thư mời trở thành PR. Bây giờ, làm việc lâu năm, lương cao vẫn bị từ chối hồ sơ xin PR như thường”, nhiều trí thức nước ngoài tại Singapore chia sẻ với Thanh Niên Online.
Theo số liệu dân số của chính phủ, năm 2010 Singapore có 541.000 người diện PR, nhưng năm 2012 chỉ còn 533.100 người (giảm 7.900 người), và năm 2013 có 531.200 người (giảm 1.900 người).
Trong số các PR, những người sinh sống Singapore trên 5 năm và đáp ứng được một số điều kiện có thể trở thành công dân.
Báo Straits Times cũng cho hay, trong những năm gần đây, chính phủ nỗ lực gắn kết với khoảng trên 200.000 người Singapore ở nước ngoài.
Lễ hội Ngày Singapore được tổ chức hằng năm từ 2007 đến nay, luân phiên ở các quốc gia có nhiều người Singapore sinh sống như Anh, Úc, Mỹ, Trung Quốc và được hình trực tuyến khắp thế giới.
Đơn vị tổ chức hoạt động này là Ban công tác người Singapore ở nước ngoài thuộc Văn phòng Thủ tướng.
Singapore không chấp nhận song tịch, nên bất cứ người nước ngoài nào muốn trở thành công dân nước này, buộc phải từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ năm 2009, khi được đề nghị đánh giá về cách thức Trung Quốc thu hút Hoa kiều về nước, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu gợi ý rằng cần phải để cho những người muốn trở về giữ nguyên “thẻ xanh” (hàm ý quốc tịch hay quy chế thường trú nhân) của họ ở nước ngoài, và tạo điều kiện tốt nhất cho con cái họ khi về nước.
Theo TNO
Trắng án 'đổi điểm lấy tình'
Trong một diễn biến khá bất ngờ, Tòa phúc thẩm tối cao Singapore hôm 28.2 tuyên trắng án đối với vị giáo sư luật đã ngồi tù 5 tháng vì tội "đổi điểm lấy tình".
Ảnh minh họa
Phán quyết được tuyên trong sự vắng mặt của bị cáo - cựu Phó giáo sư Đại học Quốc gia Singapore (NUS) Tey Tsun Hang. Ông Tey, người Malaysia, 42 tuổi và đã có vợ, được tin là đã quay về quê hương sau khi thụ án ở đảo sư tử. Vị phó giáo sư luật từng được đào tạo tại Đại học Oxford (Anh quốc) bị kết tội tham nhũng hồi tháng 6.2013 với 6 cáo buộc nhận quà và quan hệ tình dục với một nữ sinh luật của NUS nay 24 tuổi, và đổi lại bằng điểm số ưu ái cho cô ấy. Bản án tù và tiền phạt 514,8 SGD (8,6 triệu đồng) được ra sau một phiên tòa gây tranh cãi kéo dài 28 ngày và làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí Singapore lẫn Malaysia.
Thẩm phán tối cao Woo Bih Li trong phán quyết của mình cho rằng tòa sơ thẩm "đã lẫn lộn giữa hành vi trái đạo đức với hành vi phạm pháp" khi kết tội ông Tey. Theo ông Woo, cô nữ sinh trao quà và tình cho vị giáo sư đã có vợ là vì yêu ông ấy thật sự, chứ không phải để "xin điểm". Những bức thiệp và tin nhắn gửi từ cô nữ sinh cho thấy "tận sâu tình cảm của cô ấy" chứ không như những gì cô ấy khai tại văn phòng điều tra chống tham nhũng hay tại tòa án, thẩm phán Woo nói.
Thẩm phán Woo cũng dẫn lại trường hợp tương tự trong vụ án "đổi tình lấy hợp đồng" giữa cựu Giám đốc Cơ quan Chống ma túy quốc gia Gary Ng Boon Gay với bà Cecilia Sue - quản lý bán hàng của một công ty phần mềm. Công tố viên chỉ ra rằng ông Ng có ưu ái cho công ty của bà Sue trong việc đấu thầu mua sản phẩm. Tuy vậy, do hai người đã có quan hệ thân mật từ trước, tòa tuyên ông Ng không phạm tội tham nhũng.
Tuy tuyên trắng án cho ông Tey, thẩm phán Woo cũng gọi ông này là "lợi dụng tình cảm đơn phương của cô nữ sinh để thỏa mãn lòng tham và dục vọng". Ông Woo chỉ ra rằng, việc ông Tey thoái thác trách nhiệm với lý do không có tiền khi cô nữ sinh báo tin có bầu và xúi cô ta phá thai cho thấy "ông ta là một người đàn ông không có danh dự". "Phán quyết này chỉ minh oan cho ông Tey những tội danh pháp lý, nhưng không bênh vực cho việc ông ta lạm dụng vị trí công tác để lợi dụng cô nữ sinh" và "ông Tey cần nghiêm chỉnh nhìn lại bản thân mình", thẩm phán Woo nói thẳng.
Theo TNO
Nắng hạn, Malaysia chia khẩu phần nước Người dân quanh thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia bất giác thấy như mình quay về cái thời đội lu đi khuân nước, khi dòng nước máy chảy vào tận nhà đã bị cắt vì hạn hán. Bé Nur Nisa Yasmin, 3 tuổi, giúp mẹ lấy nước từ xe bồn công cộng để đem về nhà khi thị trấn Kalabong của em bị...