Singapore lo người già chưa tiêm vắc xin
Bộ trưởng Y tế Singapore (MOH) Ong Ye Kung mới đây bày tỏ lo lắng với truyền thông nước này rằng khoảng 50% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ hai liều nhưng còn hơn 200.000 người già trên 60 tuổi ở Singapore chưa chịu tiêm vắc xin.
Thời gian qua, Singapore đã thúc giục những người trên 60 tuổi đi tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt – Ảnh: Lianhe Zaobao
Số người già trên 70 tuổi chưa được tiêm chủng ở Singapore là khoảng 100.000 người. Hệ thống y tế Singapore lo lắng cũng phải bởi vì những người già nằm trong nhóm có khả năng nhiễm virus COVID-19 rất cao, dễ bị bệnh nặng sau khi nhiễm. MOH tính toán sẽ có 10 – 15% trong số họ phải nhập viện và nằm ở ICU (phòng chăm sóc đặc biệt).
Đặc cách cho người già
Trong khi người dân ở nhiều độ tuổi khác phải đăng ký và chờ đến lượt để được tiêm vắc xin, người già ở Singapore được đặc cách vào thẳng các trung tâm y tế đang thực hiện tiêm vắc xin trên toàn quốc đảo này bất cứ khi nào họ muốn.
Tuy nhiên, rất nhiều người già Singapore đã không muốn tiêm vắc xin vì sợ các tác dụng phụ khi mang trong mình không ít bệnh nền, bị dị ứng. Một số khác lại không tin vào lợi ích của việc tiêm vắc xin hoặc không quen việc sử dụng máy tính để đăng ký đi tiêm.
Video đang HOT
Để đối phó với tâm lý e ngại vắc xin ở những người lớn tuổi, nhóm đặc nhiệm chống COVID-19 của đảo quốc này luôn khẳng định: “Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống lây nhiễm COVID-19″. Ngoài ra, Singapore thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm của những người già đã tiêm xong trong các cộng đồng dân cư ở Singapore trên tivi, YouTube…
Thậm chí, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng vài lần nhắc trong mấy lần nói chuyện với người dân qua truyền hình là “tôi đã tiêm vắc xin và mọi người thấy đó, tôi vẫn ổn”.
Công nghệ hỗ trợ nhiều
Có một điều dễ thấy là công nghệ thực sự đã hỗ trợ khá nhiều cho việc điều phối, thông báo người dân tiêm vắc xin cũng như việc xử lý thông tin đầu vào. Người dân được chia theo độ tuổi (ưu tiên người già) để đăng ký thông tin cá nhân trực tiếp trên website của Bộ Y tế Singapore.
Sau đó, họ sẽ nhận mã số gửi vào điện thoại di động để người dân dùng mã số này vào trang web của MOH chọn địa điểm, thời gian và cả loại vắc xin (Pfizer hoặc Moderna) để tiêm.
Khi đến tiêm trong khung thời gian đã đăng ký, người đi tiêm sẽ được phân luồng chờ, không có chuyện phải xếp hàng quá đông và dài, hạn chế việc có thể lây nhiễm hay quá tải ở trung tâm y tế.
Mỗi người, theo yêu cầu của Chính phủ Singapore, buộc phải tải về (download) trong điện thoại phần mềm TraceTogether dùng để kiểm soát việc đăng ký ra vào những nơi công cộng; phần mềm này cũng là nơi nhận các thông báo của chính phủ liên quan COVID-19.
Đồng thời đó cũng là hồ sơ y tế cá nhân xác nhận bạn đã được tiêm vắc xin hay chưa. 14 ngày sau khi đã hoàn tất hai mũi vắc xin Moderna, trong TraceTogether của tôi hiện lên mục thông báo ngay bên trái “đã hoàn tất vắc xin”…
Thời gian đầu Singapore dùng phần mềm xử lý, các lỗi xảy ra khi người dân đăng ký trực tiếp trên mạng. Thời gian đầu tỉ lệ sai sót có lúc lên đến trên dưới 200 hồ sơ trong tổng số 4.000 – 5.000 hồ sơ/ngày.
Phần mềm TraceTogether liên tục được cải tiến để hạn chế sai sót. Giờ đây mỗi ngày có đến 80.000 hồ sơ đăng ký tiêm vắc xin nhưng số hồ sơ phải chỉnh sửa chỉ còn 20 hồ sơ/ngày.
Ngoài ra, tốc độ giải quyết hồ sơ qua TraceTogether rất nhanh. Người thân trong gia đình tôi đăng ký và nhận mã số chỉ mất chưa đầy 1 phút. Thậm chí sát ngày đi tiêm mũi thứ hai do cơ thể hơi mệt, người nhà tôi lên mạng thay đổi lịch tiêm thì cũng gần như ngay lập tức nhận được lịch tiêm ngay sau khi nhấn nút enter (đồng ý).
Cũng có bất cập
Tuy nhiên, xử lý hồ sơ máy móc cũng có bất cập riêng của nó. Ông bạn Alan John, cựu phó tổng biên tập báo Straits Times (nhật báo tiếng Anh lớn và lâu đời nhất Singapore), kể với tôi rằng khi ông đăng ký giúp bà cụ hàng xóm Lucy Tan 92 tuổi sau khi bà nhận được tin nhắn “mời” đăng ký tiêm vắc xin của MOH. Đến phần trả lời câu hỏi bà có bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào không thì ngay lập tức bị từ chối đăng ký do bà bảo có dị ứng thuốc.
Ông Alan John liền đưa bà cụ ra Trung tâm cộng đồng Kebun Baru gần nhà để tham vấn trực tiếp thì cuối cùng bà lại được tiêm vắc xin. Đến nay, bà Lucy Tan đã hoàn tất cả hai mũi Moderna mà không gặp vấn đề sức khỏe gì.
Singapore siết chặt các biện pháp hạn chế
Ngày 20/7, Bộ Y tế Singapore thông báo sẽ siết chặt các hạn chế xã hội, trong đó có việc ngừng ăn uống tại nhà hàng, tập thể dục ngoài trời và cấm tập trung nhiều hơn 2 người. Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 22/7 tới.
Người dân dùng bữa tại nhà hàng bên trong một trung tâm thương mại ở Singapore ngày 14/5/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại "đảo quốc Sư tử" đang gia tăng, theo đó số ca mắc mới trong cộng đồng ngày 19/7 tăng gần 2 lần so với trước đó một ngày. Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung ước tính nước này sẽ ghi nhận khoảng 184 ca mắc mới trong ngày 20/7. Nhà chức trách Singapore cũng cam kết sẽ công bố gói cứu trợ COVID-19 trong những ngày tới.
Cùng ngày, Campuchia thông báo ghi nhận thêm 825 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 421 ca nhập cảnh. Đây là ngày ghi nhận số ca nhập cảnh mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay, làm dấy lên quan ngại biến thể Delta xâm nhập nước này qua đường nhập cảnh trái phép.
Cũng trong 24 giờ qua, nước này có thêm 21 trường hợp tử vong. Như vậy, đã có tổng cộng 68.796 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.149 người không qua khỏi tại quốc gia Đông Nam Á này.
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tại Phnom Penh, tiểu ban phòng, chống COVID-19 cảnh báo hai ngôi chùa có ca mắc COVID-19, gồm chùa Ratanaram (còn gọi là chùa Toul Tompoung) ở quận Chamkarmon, có 43 nhà sư dương tính với virus SARS-CoV-2 và chùa Sovann Monysak Samrong (hay còn gọi là chùa Samrong Ondet) thuộc quận Sen Sok có một số công nhân xây dựng chùa mắc COVID-19. Chính quyền kêu gọi những ai tiếp xúc với ca mắc COVID-19 tại hai ngôi chùa trên tự cách ly 14 ngày và tới bệnh viện ngay nếu có các triệu chứng nhiễm bệnh.
Trước tình trạng tiêm chủng đạt tỷ lệ cao nhưng dịch bệnh tại Phnom Penh vẫn lan rộng, chính quyền thủ đô đã kêu gọi những ai đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu trước ngày 8/7 vừa qua đi tiêm mũi thứ hai. Các trung tâm tiêm phòng tiếp tục mở cửa từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày cho đến ngày 15/8 tới.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhà chức trách Campuchia hối thúc người dân nâng cao ý thức cảnh giác, tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi đến lượt, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì giãn cách 1,5 m và tránh đến các nơi tập trung đông người, đến không gian kín, hạn chế, cũng như tiếp xúc với nhau.
Tại Siem Reap, giai đoạn đầu của chương trình tiêm phòng COVID-19 tại đây đang được triển khai rộng khắp. Tính đến ngày 19/7 đã có 315.735 người dân ở thành phố Siem Reap và 3 huyện khác được tiêm vaccine mũi đầu. Từ ngày 20/7, Siem Reap bắt đầu chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người nước ngoài ở tỉnh này. Theo chính quyền tỉnh, những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Siem Reap sẽ được tiêm vaccine miễn phí và dựa trên tinh thần tự nguyện.
Siem Reap vẫn là địa phương có số ca mắc COVID-19 ở mức cao tại Campuchia. Tính đến nay, tỉnh này ghi nhận tổng cộng 3.214 ca mắc COVID-19, trong đó 1.376 người đã khỏi bệnh và 27 người tử vong.
Số ca Covid-19 ở Singapore tăng mạnh nhất gần một năm Các ổ dịch từ quán karaoke cũng như tại một khu chợ đầu mối khiến số ca Covid-19 ở Singapore tăng vọt trở lại. Số ca Covid-19 cộng đồng ở Singapore tăng mạnh nhất gần một năm (Ảnh minh họa: Reuters). Bloomberg dẫn số liệu của Bộ Y tế Singapore ngày 18/7 cho biết, trong ngày, nước này ghi nhận 92 ca Covid-19,...