Singapore khuyến khích dùng lì xì điện tử, hạn chế đổi tiền mới
Cơ quan Tiền tệ của Singapore (MAS) cho biết đang khuyến khích lì xì điện tử thay cho lì xì bằng tiền mặt đựng phong bao truyền thống nhằm giảm thiểu rác thải và thời gian chờ đổi tiền mới.
Thẻ quà tặng quét mã QR của ngân hàng DBS ở Singapore (bên trái) cùng ứng dụng của Citibank đều có thể dùng để nhận và gửi lì xì điện tử. Ảnh: Strait Times
Theo tờ Bloomberg, những người muốn đổi tiền mới để mừng tuổi trong dịp Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày 12/2 tới đây – trừ người trên 60 tuổi và người tàn tật – cần phải đặt trước trực tuyến tại 5 ngân hàng. Tuy nhiên, người dân có thể rút tiền mới các máy tự động do ngân hàng DBS quản lý mà không cần phải đặt trước.
Là đất nước có 5,7 triệu dân và phần lớn là người gốc Hoa, Singapore đón Tết Nguyên đán không thể thiếu tục lệ tặng cho nhau đồng tiền may mắn đựng trong phong bao đỏ. Các công ty sản xuất phong bao đang cạnh tranh nhau để ra mắt những mẫu phong bao lì xì độc đáo.
Tuy nhiên, theo MAS, in tiền mới để phục vụ truyền thống mừng tuổi dịp Tết Nguyên đán ở Singapore phát thải tới 300 tấn carbon, tương đương việc sạc 5,7 triệu điện thoại thông minh trong 5 ngày.
Video đang HOT
Theo Phó Giám đốc MAS Bernard Wee, ngày Tết sắp tới đem đến cơ hội để lan tỏa lợi ích từ việc tặng lì xì điện tử, đồng thời thúc đẩy những truyền thống mới giữa các gia đình và bè bạn. Mừng tuổi điện tử giúp giảm cảnh xếp hàng đổi tiền mặt tại ngân hàng cũng như giúp giảm lượng khí thải carbon.
Trung Quốc cũng đã chuyển sang hình thức lì xì trực tuyến. Số lượng người nhận hoặc gửi lì xì thông qua nền tảng mạng xã hội WeChat đã tăng lên 823 triệu lượt vào năm 2019, từ 688 triệu lượt trong năm 2018, theo số liệu của công ty thống kê Statista.
Cũng giống như ngân hàng DBS của Singapore, các ngân hàng như Oversea-Chinese Banking Corp., United Overseas Bank Ltd., Standard Chartered Plc và Malayan Banking Bhd đều yêu cầu người dân đặt lịch trước để đổi tiền giấy.
Phát hiện một ca mắc COVID-19 trên siêu du thuyền 5 sao Quantum of the Seas
Ngày 9/12, siêu du thuyền 5 sao Quantum of the Seas của Tập đoàn Royal Caribbean đã phải cắt ngắn lịch trình, quay trở lại điểm xuất phát tại Singapore sau khi ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Siêu du thuyền 5 sao Quantum of the Seas của Tập đoàn Royal Caribbean tại Vịnh Marina, Singapore, ngày 9/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Annie Chang, người đứng đầu Tổng cục Du lịch Singapore (STB) cho biết, trường hợp mắc COVID-19 trên du thuyền là một cụ ông 83 tuổi. Ông đã được xét nghiệm COVID-19 sau khi thông báo với trung tâm y tế của du thuyền về việc bị tiêu chảy. Trước khi bắt đầu hành trình, hành khách này đã được làm xét nghiệm và có kết quả âm tính.
Theo chuyên gia dịch tễ Dale Fisher, có nhiều lý do để giải thích vì sao bệnh nhân này vượt qua việc sàng lọc trước khi lên tàu. Theo đó, xét nghiệm ban đầu có thể chưa phát hiện được virus SARS-CoV-2 hoặc bệnh nhân có thể ủ bệnh tại thời điểm đó nhưng chưa phát tán virus, hoặc có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian tiến hành xét nghiệm và lên tàu. Do đó, ông Fisher cho rằng cần xác định liệu có lây nhiễm trên tàu hay không, để tránh nguy cơ xảy ra các vụ lây nhiễm trên tàu như khi mới bắt đầu đại dịch.
Sau khi du thuyền quay lại cảng xuất phát, ông đã được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Hiện lực lượng chức năng đã xác định và cách ly toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn đã tiếp xúc gần với cụ ông nói trên, đồng thời khử trùng toàn bộ khoang tàu. Tất cả những người này đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Mọi hoạt động trên tàu đã bị ngừng lại, trong khi hành khách được yêu cầu ở lại trong khoang. Tất cả những người có mặt trên tàu đều phải xét nghiệm COVID-19 trước khi xuống tàu. Khi trở về nhà, những người này có thể phải cách ly và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.
Hành trình "không điểm đến" của tàu Quantum of the Seas lần này kéo dài 4 ngày, với 1.680 hành khách và 1.148 thủy thủ đoàn và nhân viên. Vụ việc xảy ra, khi du thuyền này di chuyển được 3 ngày.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động lớn đối với nhiều lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có du lịch, nhiều nước đã đưa ra các hình thức mới để thu hút du khách. Trong khi các hãng hàng không của Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản hay Australia mở màn với các chuyến bay "không điểm đến", thì các hãng du thuyền của Singapore cũng tái khởi động ngành du lịch hàng hải với hành trình "không điểm đến".
Hành trình "không điểm đến" có nghĩa điểm khởi hành và điểm đến là một. Trong quá trình thực hiện hành trình này, máy bay hoặc du thuyền sẽ không dừng lại bất kỳ điểm nào. Royal Caribbean là một trong hai hãng du thuyền được STB cho phép mở bán các chuyến du lịch trải nghiệm với hành trình "không điểm đến".
Đại dịch COVID-19 khiến những chiếc tàu, thuyền được coi là "ổ dịch" - nơi rất dễ lây lan dịch bệnh. Do đó, Singapore đang phát triển chương trình "hành trình an toàn (safe cruising), bắt buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn nghiêm ngặt trong suốt hành trình. Các cuộc thử nghiệm hành trình "không điểm đến" là một phần trong chương trình này, và nhà chức trách sẽ theo dõi tiến độ của những chuyến đi này trước khi đưa ra quyết định các bước tiếp theo nhằm vực dậy ngành du lịch.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Singapore ghi nhận 58.285 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 29 người tử vong.
Đặt camera trong laptop quay lén hàng trăm phụ nữ Giảng viên Chia Teck Huat, 41 tuổi, đặt camera loại nhỏ trong túi đựng laptop để quay lén hàng trăm phụ nữ. Ngày 7/12, Huat bị tòa án cấp cơ sở ở Singapore phạt 32 tuần tù về tội Xâm hại phẩm giá phụ nữ. Bản án xác định, Huat mua camera loại nhỏ, gắn vào cục sạc điện thoại dự phòng. Ông...