Singapore gia hạn 1 tháng lệnh giãn cách xã hội
Ngày 20/10, Chính phủ Singapore thông báo kéo dài lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm một tháng để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan và giảm áp lực lên hệ thống y tế.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, hồi cuối tháng 9, Singapore đã tái áp dụng các biện pháp phòng dịch trong đó có hạn chế tiếp xúc xã hội và giới hạn số người được phép ăn cùng nhau tại các nhà hàng ở mức 2 người, để làm giảm tốc độ lây nhiễm virus. Tuy nhiên, số ca mắc mới mỗi ngày tại quốc gia này thời gian qua vẫn tiếp tục tăng và đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 3.994 ca vào ngày 19/10.
Trong khi Singapore đã tiêm được cho hơn 80% trong tổng dân số 5,45 triệu người, số ca bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng cũng tăng đều đặn trong thời gian gần đây, làm gia tăng áp lực cho các bệnh viện và nhân viên y tế.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Lawrence Wong, đồng điều phối chương trình phòng chống COVID-19 quốc gia, cho biết gần 90% các giường bệnh cách ly trong hệ thống bệnh viện tại nước này đã được sử dụng. Hơn 2/3 giường bệnh chăm sóc đặc biệt (ICU) cũng đang được dùng điều trị bệnh nhân. Quan chức này cho rằng vấn đề hiện nay không chỉ đơn giản là bổ sung giường bệnh hay mua thêm trang thiết bị mà là nhân viên y tế đang quá tải và dần kiệt sức.
* Cũng trong ngày 20/10, các quan chức Thái Lan cho biết đã tiến hành khảo sát và đánh giá công tác chuẩn bị tại các sân bay của nước này để đón du khách nước ngoài sau 2 năm gián đoạn vì các quy định phòng dịch.
Video đang HOT
Khách du lịch thăm quan một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Từ ngày 1/11, Thái Lan sẽ cho phép người đã được tiêm phòng đầy đủ từ các quốc gia có nguy cơ dịch bệnh thấp trở lại các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nước này là Pattaya, Chiang Mai và Bangkok.
Trước đại dịch, du lịch là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp 12% cho GDP của Thái Lan. Dù mở cửa trở lại, giới chức Thái Lan vẫn dự báo lượng du khách nước ngoài đến nước này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 100.000 lượt trong năm 2021, một con số rất thấp so với mức 40 triệu lượt ghi nhận năm 2019 khi đại dịch chưa bùng phát.
Phát biểu trong chuyến thăm sân bay Don Muang ở Bangkok, Bộ trưởng Thái Lan Saksiam Chidchob cho biết ngày 1/11 tới là bước khởi đầu khi du khách và nhà đầu tư từ ít nhất 10 quốc gia được đánh giá là an toàn về dịch bệnh được phép nhập cảnh.
Hồi đầu năm nay, Thái Lan đã thí điểm mở cửa tại đảo du lịch Phuket nổi tiếng, cho phép du khách nước ngoài đã tiêm phòng đầy đủ đến mà không cần phải cách ly 2 tuần, miễn là du khách sẽ chỉ ở trên đảo. Tuy nhiên, Bộ trưởng Saksiam cho biết việc mở rộng chương trình ra các địa phương khác sẽ thuận lợi hơn cho du khách khi việc xét nghiệm sau nhập cảnh sẽ được thực hiện tại các khách sạn và các điểm lưu trú khác ngoài sân bay. Tổng thời gian để du khách di chuyển qua các cửa kiểm soát khi đến và rời các sân bay sẽ chỉ còn tối đa là 25 phút.
Đến nay, Thái Lan ghi nhận gần 1,8 triệu ca bệnh, trong đó có 18.486 ca tử vong.
Tại sao nhiều người Thái Lan phản đối mở lại biên giới?
Khảo sát dư luận gần đây của Đại học Suan Dusit Rajabhat cho thấy nhiều người Thái Lan phản đối mở cửa lại biên giới vì họ sợ du khách sẽ mang theo virus vào nước mình và do chưa nhiều người dân được tiêm vaccine COVID-19.
Khách du lịch thăm quan một ngôi chùa ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ The Nation, trong số 1.392 người được hỏi ý kiến về kế hoạch mở cửa lại đất nước cho du khách nước ngoài đã tiêm đầy đủ vaccine từ ngày 1/11 tới, phần lớn người trả lời (59,86%) cho biết họ phản đối kế hoạch, còn 60,1% cho biết giờ chưa phải lúc mở cửa lại biên giới.
Theo những người được khảo sát, Thái Lan nên mở cửa với du khách nước ngoài nếu trên 70% dân số Thái Lan đã được tiêm chủng, đợt bùng phát hiện nay được kiểm soát và các cơ sở y tế công cộng sẵn sàng đối phó với các biến thể mới.
Mặc dù thủ đô Bangkok đã tiêm đầy đủ cho hơn 65% người dân, nhưng trên toàn quốc, mới có 35% dân số Thái Lan được tiêm vaccine đầy đủ.
Khảo sát cũng cho thấy đa số chủ doanh nghiệp và nhân viên muốn Thái Lan mở cửa trở lại, mặc dù nhóm nhân viên cũng lo ngại về các ca mắc mới.
Trong khi đó, mở cửa biên giới từ ngày 1/11 sẽ giúp ngành du lịch Thái Lan và nước này có thể hy vọng tăng trưởng kinh tế dương năm 2022 nếu diễn biến COVID-19 được kiểm soát tốt.
Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn ngày 16/10 cho rằng số lượt khách nước ngoài tới Thái Lan sẽ tăng 64%, đặc biệt là vì ngày 1/11 là thời điểm bắt đầu mùa cao điểm du lịch ở nước này.
Trung tâm này dự báo năm 2021 sẽ có 180.000 du khách nước ngoài tới Thái Lan, tăng hơn dự báo 30.000 trước đó, tạo ra doanh thu ít nhất 545 triệu USD.
Nhân tố chính thu hút du khách tới Thái Lan là các tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm thấp, thị thực đặc biệt cho du khách và mô hình "hộp cát". Mô hình này tại đảo Phuket được thực hiện từ tháng 7 đã hấp dẫn du khách từ Mỹ, Anh, Đức và Trung Đông.
Trước đó, người phát ngôn của Chính quyền vùng đô thị Bangkok (MBA) Pongsakorn Kwanmuang cho biết thủ đô Bangkok sẽ thành lập các điểm xét nghiệm dành cho du khách nước ngoài tương tự như Phuket khi Bangkok mở cửa cho khách quốc tế đã được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 11/2021.
Theo kế hoạch, Thái Lan sẽ miễn cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã được tiêm chủng đầy đủ từ 5 quốc gia là Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc từ 1/11, đồng thời mở thêm nhiều địa điểm dành cho du khách nước ngoài ở các tỉnh, trong đó có thủ đô Bangkok.
Trợ lý người phát ngôn Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) Apisamai Srirungson cho biết CCSA đã đưa ra một loạt các chiến lược để mở cửa trở lại đất nước một cách an toàn. Những chiến lược này bao gồm việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây truyền giữa các nhóm có nguy cơ và dễ bị tổn thương cũng như xây dựng niềm tin của công chúng về cái gọi là lối sống "bình thường mới".
COVID-19 tại ASEAN hết 10/10: Thái Lan thắng lợi với 'hộp cát'; Campuchia sắp 'bình thường mới' Trong ngày 10/10, các nước ASEAN ghi nhận gần 36.000 ca nhiễm mới, 456 ca tử vong. Thái Lan thành công với mô hình "hộp cát" du lịch, trong khi Campuchia dự định 10-15 ngày tới sẽ mở cửa lại nền kinh tế xã hội. Giáo viên hướng dẫn học sinh học trực tuyến tại Taguig, Philippines, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN Theo...