Singapore ghi nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong cộng đồng
Ngày 6/7, Bộ Y tế Singapore thông báo, nước này ghi nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong cộng đồng. Bộ Y tế Singapore cho biết, bệnh nhân nam, 45 tuổi, quốc tịch Malaysia và hiện cư trú tại Singapore đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ hôm 6/7.
Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NCID) trong tình trạng ổn định.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. (Ảnh minh họa: CNA)
Bộ Y tế Singapore cũng cho biết, bệnh nhân này không liên quan đến ca bệnh nhập cảnh được công bố vào ngày 21/6 vừa qua. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân là các tổn thương da ở bụng dưới vào ngày 30/6, sau đó bị mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết vào ngày 2/7.
Đến ngày 4/7, bệnh nhân phát sốt, đau họng và thăm khám ở cơ sở y tế; ngày 6/7, chính thức được xác nhận nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Cơ quan chức năng Singapore đã truy vết và xác định có 3 người tiếp xúc gần. Những trường hợp này sẽ buộc phải tự cách ly trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng của họ với bệnh nhân.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế Singapore, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ gây nên là tương đối thấp; chỉ một số ít trường hợp có thể bị ốm nặng hoặc thậm chí tử vong. Những người dễ bị biến chứng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.
Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh đậu mùa khỉ và điều chỉnh các biện pháp ứng phó khi cần thiết.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. Bệnh đậu mùa khỉ ít lây hơn đậu mùa và có triệu chứng nhẹ hơn. Sau thời gian ủ bệnh từ một đến hai tuần, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi và có các triệu chứng giống cúm. Khác với đậu mùa, đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.
Virus đậu mùa khỉ được cho là xâm nhập cơ thể qua vết thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng; lây truyền từ người sang người do các giọt bắn, tiếp xúc với dịch cơ thể hay vết thương người bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hay khăn trải giường và thông qua quan hệ tình dục.
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan chóng mặt nguy hiểm thế nào?
Các quan chức y tế toàn cầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến 22/5, ghi nhận ít nhất 92 ca đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc gia. Cơ quan này cho rằng sắp tới, các ca nhiễm sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia vốn trước đây chưa từng ghi nhận căn bệnh này.
Ở cuộc họp giao ban cuối tuần trước, một quan chức y tế công cộng Mỹ đánh giá rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ với công chúng vào thời điểm này là khá thấp.
Đậu mùa khỉ là bệnh lý do virus gây ra, đặc trưng với các triệu chứng sốt cũng như phát ban sần sùi đặc biệt.
Nó liên quan tới bệnh đậu mùa nhưng thường nhẹ hơn, có tỷ lệ tử vong khoảng 1%. Hầu hết các bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 2-4 tuần.
Khác với đậu mùa, đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết. (Ảnh: Reuters)
Loại virus này không dễ lây truyền như SARS-CoV-2 đang hoành hành hơn 2 năm qua.
Các chuyên gia tin rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện lây lan qua tiếp xúc gần gũi với ca bệnh. Điều này đậu mùa khỉ dễ kiểm soát hơn nếu phát hiện được các trường hợp nhiễm bệnh. "COVID lây lan theo đường hô hấp và có khả năng lây nhiễm cao. Điều này có vẻ không đúng với bệnh đậu mùa khỉ", Tiến sĩ Martin Hirsch của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) nói.
Tuy nhiên, nhà dịch tễ học David Heymann của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đậu mùa khỉ đang lây truyền trong cộng đồng theo đường quan hệ tình dục, làm tăng khả năng lây lan của căn bệnh trên toàn thế giới.
Giới chức y tế các nước chưa biết nguyên nhân virus đột ngột lây lan. Angela Rasmussen, nhà virus học tại Tổ chức Thuốc chủng ngừa và Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Saskatchewan ở Canada cho biết một số yếu tố như làn sóng bùng nổ du lịch hậu COVID-19, biến đổi khí hậu đang thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan của virus bệnh đậu mùa.
"Thế giới cũng cảnh giác hơn về những đợt bùng phát mới dưới bất kỳ hình thức nào sau đại dịch COVID", bà này cho hay.
Theo WHO, các đợt bùng phát gần đây được báo cáo là không điển hình vì chúng xảy ra ở các quốc gia mà virus không lưu hành thường xuyên. Giới khoa học vẫn đang tìm hiểu nguồn gốc của các trường hợp hiện tại và xem liệu virus này có thay đổi gì không.
Hầu hết các ca bệnh cho đến nay được ghi nhận ở Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Cũng có trường hợp được báo cáo Canada và Australia. Mỹ gần đây cũng phát hiện một số trường hợp nhiễm bệnh.
Các quan chức của WHO lo ngại số ca bệnh có thể tăng lên khi mọi người tụ tập tham gia các lễ hội, tiệc tùng và kỳ nghỉ trong những tháng hè sắp tới ở châu Âu và các nơi khác.
Để đối phó với căn bệnh này, Anh bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế có thể gặp rủi ro khi chăm sóc bệnh nhân bằng vaccine đậu mùa.
Chính phủ Mỹ cho biết họ có đủ vaccine đậu mùa được lưu trữ trong Kho dự trữ Quốc gia Chiến lược (SNS) để tiêm chủng cho toàn bộ dân số nước này. Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Biden cũng đang mua thêm các liều tecovirimat, một loại thuốc kháng virus điều trị bệnh đậu mùa ở khỉ, theo một hợp đồng trị giá 7,5 triệu USD với hãng dược phẩm SIGA Technologies.
Đáng chú ý từ nghiên cứu kỹ về đậu mùa khỉ ở Anh Nghiên cứu đầu tiên về các ca đậu mùa khỉ tại Anh cho thấy bệnh nhân có triệu chứng khác biệt đáng kể với bệnh nhân của các đợt bùng phát trước đây, làm dấy lên lo ngại về các ca bệnh có thể bị bỏ sót. Ống nghiệm dán nhãn dương tính với đậu mùa khỉ - Ảnh: REUTERS Nghiên cứu trên...