Singapore đứng đầu danh sách các thành phố đắt đỏ nhất cho giới giàu có
Singapore lần đầu tiên trở thành thành phố đắt đỏ nhất về hàng hóa và dịch vụ dành cho người giàu, vượt qua Hong Kong (Trung Quốc), London (Anh) và New York (Mỹ).
Người dân di chuyển tại Vịnh Marina, Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là xếp hạng theo báo cáo Phong cách sống và sự giàu có toàn cầu năm 2023 của Tập đoàn ngân hàng Julius Baer có trụ sở ở Thụy Sĩ.
Báo cáo cho biết xe hơi và bảo hiểm y tế cơ bản tại Singapore đắt hơn mức trung bình của thế giới lần lượt là 133% và 109%, nằm trong số 12 hàng tiêu dùng và 8 dịch vụ phản ánh các loại chi tiêu của người giàu.
Singapore là một trong những thành phố đầu tiên ở châu Á nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 và nhanh chóng chứng kiến dòng tài sản đổ vào nước này.
Video đang HOT
Báo cáo cũng cho biết tại Singapore, nhu cầu nhà ở rất cao, giáo dục đắt đỏ và chi phí sinh hoạt chung cao.
Theo báo cáo, Thượng Hải năm 2022 đứng ở vị trí số 1 trong danh sách nay đã tụt xuống vị trí thứ 2, có thể do hạn chế phòng dịch kéo dài hơn các thành phố khác. Hong Kong xếp vị trí thứ 3. Johannesburg ở vị trí cuối danh sách gồm 25 thành phố trên thế giới.
Trong năm ngoái, Singapore và New York đứng đầu danh sách những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới do Cơ quan Thu thập Thông tin Economist (EIU) công bố.
Dân số quốc nội và người nước ngoài tăng trong khi diện tích nhỏ được cho là lý do hàng đầu khiến chi phí sinh hoạt tại Singapore luôn ở mức cao. Thành phố này có rất ít tài nguyên thiên nhiên và phải nhập khẩu hầu như toàn bộ thực phẩm. Chi phí để sở hữu, sử dụng ô tô tại Singapore cũng thuộc diện cao nhất thế giới.
Đòn giáng mới vào cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt tại Anh
Chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát đã dẫn đến làn sóng đình công trên khắp Vương quốc Anh khi các gia đình phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt.
Công nhân cảng Felixstowe tiến hành cuộc đình công. (Ảnh: Reuters)
Cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân cảng Felixstowe, miền Đông Nam nước Anh, có nguy cơ gây ra tình trạng gián đoạn mới chuỗi cung ứng và làm tăng chi phí của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng nước này.
Gần 2.000 công nhân cảng Felixstowe đã bắt đầu cuộc đình công từ ngày 21/8 và dự kiến kéo dài 8 ngày trong bối cảnh lạm phát tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ qua ở Anh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt ở nước này.
Theo Phó Chủ tịch điều hành Công ty tư vấn logistics Proxima, Ed Winterschladen, cuộc đình công ở cảng Felixstowe dự báo sẽ tác động tới một số doanh nghiệp nước này bởi Felixstowe là cảng lớn nhất tại Anh, nơi xử lý 48% lượng hàng hóa vận chuyển bằng container trên cả nước. Ông Winterschladen cảnh báo hoạt động đình trệ tại cảng sẽ tác động lâu dài đến giá cả trên thị trường Anh vốn đang chịu tác động của lạm phát.
Chi phí sinh hoạt tăng cao do lạm phát đã dẫn đến làn sóng đình công trên khắp Vương quốc Anh khi các gia đình phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng phí sinh hoạt. Cuộc đình công của công nhân cảng Felixstowe tương tự như các cuộc đình công của nhân viên làm việc cho hãng Amazone tại Anh và nhân viên công ty bưu chính Anh Royal Mail.
Theo hãng vận tải quốc tế ParcelHero, 3 cuộc đình công này có thể sẽ gây thiệt hại 1 tỷ bảng Anh (1,2 tỷ USD) cho hoạt động thương mại và tình trạng đình trệ nghiêm trọng. Người đứng đầu phòng nghiên cứu về người tiêu dùng của ParcelHero, Dad Jinks nêu rõ: "Hoạt động giao hàng tại nhà sẽ bị ảnh hưởng, cũng như các nhà bán lẻ sẽ phải chờ nguồn cung mới và các nhà chế tạo đang cần các linh kiện mới". Ông nhấn mạnh, cuối cùng, người tiêu dùng sẽ phải thanh toán hóa đơn tăng do chi phí vận chuyển gia tăng này.
Hằng ngày, cảng Felixstowe tiếp nhận hàng hóa đến từ nhiều nước, với các containe chở mọi hàng hóa, từ xe đạp, thực phẩm đông lạnh tới đồ gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, các phụ tùng chủ chốt cho các nhà sản xuất. Do vậy, bất kỳ sự đình trệ lớn nào tại cảng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thời hậu Brexit tại Anh.
Trong khi đó, Hiệp hội Vận tải quốc tế Anh (BIFA) cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá về tác động thiệt hại do cuộc đình công gây ra. Theo BIFA, một số công ty đã tăng lượng hàng tồn kho nhằm đối phó với tình trạng gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19. Mặc dù vậy, BIFA vẫn phải thừa nhận rằng hoạt động đình trệ từng xảy ra tại cảng Felixstowe trước đây đã có tác động dây chuyền đến hoạt động vận tải đường biển và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC), nhiều nhà bán lẻ nước này đã có kế hoạch dự phòng như thay đổi tuyến hành trình của tàu vận chuyển container, hay chuyển sang dùng phương tiện vận tải khác. Mặc dù vậy, cuộc đình công ở cảng Felixstowe là bài toán khó đối với hoạt động vận tải đường biển thế giới. Tập đoàn vận tải đường biển Maersk cho biết 3 trong số các tàu của hãng đã phải đổi hướng sang các cảng khác ở Bắc Âu trước khi tìm cách chuyển hàng trở lại Anh.
Phép thử lớn với quyết tâm của phương Tây trong ủng hộ Ukraine Các cuộc bầu cử ở châu Âu và Mỹ có thể đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine và bất kỳ thách thức nào cũng có khả năng liên quan đến việc hạn chế viện trợ tài chính và vũ khí cho Kiev. Tình hình kinh tế khó khăn và các cuộc bầu cử sắp tới...