Singapore đắt đỏ nhất thế giới
Singapore đã vượt qua 131 thành phố trên toàn cầu để trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2014, theo một cuộc khảo sát được công bố hôm nay.
Một góc Singapore.
Chi phí vận hành ô tô và các khoản dịch vụ tốn kém cùng đồng nội tệ giá trị cao đã khiến Singapore trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2014, đánh bật Tokyo khỏi vị trí đầu bảng của năm 2013.
Đồng yên của Nhật Bản yếu đi đã khiến Tokyo tụt xuống vị trí thứ 6, vị trí mà Singapore nắm giữ trong năm 2013, theo cuộc khảo sát chi phí sống trên toàn cầu năm 2014 do hãng nghiên cứu EIU tại London thực hiện.
Singapore cũng trở thành nơi đắt đỏ nhất trên thế giới để mua sắm quần áo.
Báo cáo cho biết, việc Singapore hạn chế sở hữu ô tô cá nhân, vốn bao gồm một hệ thống hạn ngạch và thuế cao, khiến thành phố này trở nên đắt đỏ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới khi vận hành một chiếc xe hơi.
Một chiếc xe Corolla Altis mới có giá 110.000 USD tại Singapore, so với chỉ 35.000 USD tại quốc gia láng giềng Malaysia.
Video đang HOT
10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới.
Tổng chi phí giao thông tại Singapore cao hơn gấp 3 lần so với New York, nghiên cứu cho biết.
“Ngoài ra, là một quốc đảo với rất ít các tài nguyên thiên nhiên để khai thác, Singapore phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác về năng lượng và nguồn cung cấp nước, khiến thành phố này trở thành điểm đến đắt đỏ thứ 3 cho các phi phí sinh hoạt”, báo cáo viết.
Các thành phố khác lọt vào 5 thành phố đắt đỏ hàng đầu thế giới là Paris, Oslo, Zurich và Sydney.
Cuộc khảo sát về chi phí sống của EIU chọn thành phố New York là nền tảng để so sánh. Cuộc khả sát xem xét hơn 400 chỉ số giá.
Top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm nay bị thống trị bởi các thành phố ở châu Á, Nam Thái Bình Dương cũng như một số thành phố ở châu Âu.
Hầu hết các thành phố châu Á đứng ở đầu bảng xếp hạng chủ yếu là do phi phí đồ tạp phẩm đắt đỏ. Tokyo vẫn đứng đầu danh sách về thực phẩm hàng ngày.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thành phố châu Á đều đắt đỏ. Các thành phố lớn của Ấn Độ, trong đó có Mumbai và New Delhi, là những thành phố rẻ nhất thế giới.
10 thành phố rẻ nhất thế giới.
Theo Dantri
Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ từ chức sau tai nạn tàu ngầm
Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ ngày 26/2 đã từ chức sau một tai nạn trên tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Mumbai, vốn làm 2 thủy thủ mất tích và 7 người khác bị thương.
Đô đốc DK Joshi.
Giới chức Ấn Độ cho biết, Đô đốc DK Joshi đã thừa nhận "trách nhiệm đạo đức" về vụ việc mới nhất và các tai nạn hoạt động khác liên quan tới các tàu hải quân trong những tháng gần đây.
"Nhận trách nhiệm đạo đức về các vụ việc vốn xảy ra trong vài tháng qua, Đô đốc DK Joshi hôm nay đã tuyên bố từ chức tham mưu trưởng hải quân", Bộ quốc phòng cho biết trong một tuyên bố ngày 26/2.
Chính phủ Ấn Độ đã chấp nhận đơn từ chức của ông Joshi và quyết định này có hiệu lực ngay tức thì.
Hôm qua, tàu ngầm INS Sindhuratna đang được thử nghiệm trên biển ngoài khơi Mumbai thì khói bối lên, khiến các cửa hầm bị đóng tự động. Sự cố đã làm 7 thủy thủ bị thương và 2 người khác bị mất tích.
Đây là tai nạn thứ 10 liên quan tới một tàu chiến hải quân và là tai nạn tàu ngầm thứ 3 trong 7 tháng qua kể từ thảm họa tàu ngầm ở Mumbai hồi tháng 8 năm ngoái.
Năm ngoái, 18 thủy thủ đã thiệt mạng trong một trong những thảm họa tồi tệ nhất của hải quân Ấn Độ. Các thủy thủ đã thiệt mạng khi tàu ngầm INS Sindhurakshak bị chìm sau hai vụ nổ và một vụ cháy tại xưởng đóng tàu ở Mumbai.
Các cuộc điều tra ban đầu cho thấy vũ khí trên tàu ngầm của Nga chế tạo có thể góp phần gây ra vụ chìm tàu.
Trong tai nạn mới nhất, các nguồn tin cho biết tàu ngầm INS Sindhuratna không chở bất kỳ đạn dược nào vì nó vẫn đang được thử nghiệm.
Theo Dân Trí
Ấn Độ: 18 người bị dẫm đạp chết thảm tại một đám tang Hôm 18-1, một vụ giẫm đạp giữa hàng chục ngàn người tham dự lễ tang của một lãnh đạo tinh thần người Hồi giáo đã làm 18 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương. Đám đông hàng chục ngàn người tập trung tại Malabar Hill, phía nam Mumbai, bên ngoài tư gia của ông Syedna Mohammed Burhanuddin, vừa qua đời vì...