Singapore cho phép người bị dị ứng tiêm vaccine công nghệ mRNA

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế Singapore cho phép người có tiền sử sốc phản vệ và dị ứng với các loại thuốc, thức ăn, côn trùng đốt hoặc các tác nhân gây bệnh chưa rõ, có thể tiêm vaccine Covid-19 mRNA.

Bộ Y tế nước này hôm 4/6 cho biết sau khi nghiên cứu kỹ dữ liệu trên toàn cầu và trong nước, ban chuyên gia về tiêm phòng Covid-19 khuyến nghị cho phép nhóm người bị dị ứng có thể sử dụng vaccine công nghệ mRNA. Hiện vaccine Covid-19 theo công nghệ mRNA được sử dụng trên thế giới là do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.

Phần lớn trong số 32.000 người chưa thể tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna vì lý do y tế có thể tiêm vaccine trong thời gian tới. Chỉ một số ít người có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng với các loại vaccine khác vẫn không đủ điều kiện tiêm. Ngoài ra, 2.000 người gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêm liều vaccine mRNA đầu tiên cũng không được tiêm lần hai.

Đến nay, nhiều quốc gia đã khuyến cáo người có tiền sử dị ứng cẩn trọng khi tiêm vaccine Covid-19. Nhóm người tiền sử dị ứng được cho là nhiều nguy cơ xảy ra phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19, so với người không bị dị ứng.

Sau khi nghiên cứu kỹ dữ liệu trên toàn cầu và trong nước, Bộ Y tế Singapore cho rằng không có bằng chứng cho thấy những người tiền sử sốc phản vệ với các tác nhân không liên quan đến vaccine có nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng hơn đối với vaccine mRA. Do đó, Bộ cho phép người tiền sử sốc phản vệ và dị ứng với các loại thuốc, thức ăn, côn trùng đốt hoặc các tác nhân gây bệnh chưa rõ, có thể tiêm vaccine công nghệ này.

Vaccine điều chế theo công nghệ mRNA, mang thông tin di truyền của nCoV vào cơ thể, thay vì virus nguyên bản đã bất hoạt hoặc giảm độc lực. Vaccine cung cấp thông tin về “bản mẫu” của virus mà không gây bệnh. Bản mẫu cho phép hệ miễn dịch làm quen mầm bệnh và tiêu diệt chúng sau này.

Bộ khuyến cáo những người có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc sốc phản vệ với vaccine mRNA hoặc các thành phần của nó không nên tiêm mũi thứ hai. Những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như người ghép tạng hoặc tế bào gốc trong vòng 3 tháng qua; người trải qua liệu pháp miễn dịch tích cực để điều trị bệnh không phải ung thư cũng không nên tiêm.

Bộ Y tế đang đánh giá và sẽ đưa ra các loại vaccine không dựa trên công nghệ mRNA, phù hợp với các nhóm này hơn. Bộ dự kiến sẽ triển khai nhóm vaccine này trước cuối năm nay, sau khi vaccine được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) phê duyệt.

Công dân Singapore, người thường trú và người có thẻ du lịch dài hạn không thể tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna do dị ứng và muốn sử dụng vaccine Sinovac, có thể tiêm miễn phí vaccine này tại các phòng khám tư nhân theo chương trình Tiếp cận đặc biệt (SAR).

20 cơ sở y tế tư nhân được lựa chọn và cấp phép để triển khai vaccine Sinovac của Trung Quốc. Khoảng 200.000 liều đã được chuyển đến Singapore vào tháng 2. Chính phủ sẽ hoàn trả khoản chi phí tiêm cho bất kỳ ai trong số những người tiêm vaccine Sinovac vì không được sử dụng vaccine mRNA hoặc bị dị ứng.

“Tuy nhiên, vì vaccine Sinovac vẫn chưa được phê duyệt nên Chương trình Hỗ trợ Tài chính Thương tật do Vaccine sẽ không trả tiền cho người gặp phản ứng phụ. Người muốn tiêm vaccine theo SAR nên thảo luận với bác sĩ về rủi ro và lợi ích vaccine này, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt”, Bộ Y tế Singapore khuyến cáo.

Nhiều người kêu gọi HSA phê duyệt và đưa vaccine Sinovac vào chương trình tiêm chủng quốc gia vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã bật đèn xanh cho vaccine này vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đáp lại, Bộ Y tế giải thích danh sách của WHO dựa trên nhu cầu của các nước có thu nhập thấp và trung bình, với khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 hạn chế.

Video đang HOT

Bộ Y tế Singapore cho biết: “Đó là một quá trình có rủi ro nhằm đẩy nhanh việc xét duyệt và sử dụng vaccine ở những quốc gia này – nơi sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn rủi ro – dù còn nhiều điều không chắc về tính an toàn và hiệu quả của vaccine”.

Singapore cho phép người bị dị ứng tiêm vaccine công nghệ mRNA - Hình 1

Nhân viên y tế được tiêm vaccine tại Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Singapore, tháng 12/2020. Ảnh: Reuters

Bộ cho biết nhiều nước phát triển, bao gồm cả Singapore, thường tiến hành kiểm định nghiêm ngặt, bên cạnh của đánh giá của WHO, trước khi phê duyệt vaccine. “Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng HSA xem xét tất cả các vaccine, bất kể nơi xuất xứ, dựa trên các tiêu chuẩn và yêu cầu giống nhau”, Bộ thông báo, đồng thời cho biết HSA vẫn đang chờ dữ liệu về vaccine từ công ty Sinovac để hoàn tất đánh giá.

Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết quy trình quản lý ở Singapore và các quốc gia khác phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng nơi, tình hình dịch bệnh và kế hoạch chống dịch dài hạn.

“Tại Singapore, chúng tôi muốn đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho người dân khi tiêm chủng. Điều đó đòi hỏi dữ liệu rõ ràng về hiệu quả của các loại vaccine được triển khai trên toàn quốc”, ông nói. Vaccine Sinovac chưa thỏa mãn được yêu cầu này.

Dù vaccine Sinovac đáp ứng các tiêu chí của WHO về an toàn và hiệu quả ít nhất 50%, nhưng dữ liệu được các nước công bố cho đến nay chỉ ra rằng vaccine có độ hiệu quả khác nhau, từ hơn 50% đến khoảng 90%, giáo sư Teo cho hay.

Ngược lại, cả vaccine Pfizer và Moderna đều cho hiệu quả nhất quán hơn 90%. “Hiệu quả 50% thực sự rất tốt, nhưng tôi cho rằng sự nhất quán sẽ giúp ích cho toàn bộ quá trình phê duyệt và cần phải làm rõ hiệu quả của vaccine Sinovac”, giáo sư Teo nhận xét.

Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19

Tiêm chủng, truy vết và xét nghiệm được Thủ tướng Lý Hiển Long coi là vũ khí giúp Singapore bước vào giai đoạn bình thường mới.

Giới khoa học đồng ý rằng chiến lược Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra sẽ giúp Singapore chuẩn bị cho tương lai khi Covid-19 trở thành mầm bệnh theo mùa.

Giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhận xét: "Đây là một bước đi thực tế vì các chuyên gia cho rằng thế giới không thể xóa sổ nCoV. Chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết, bao gồm tiêm chủng cùng kế hoạch tiêm nhắc lại để đưa cuộc sống và nền kinh tế trở lại bình thường".

Vaccine là biện pháp hàng đầu

Theo giáo sư Dale Fisher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Trường Y khoa NUS Yong Loo Lin, vaccine là giải pháp hàng đầu giúp Singapore đạt miễn dịch cộng đồng.

Giáo sư Fisher cho biết: "Vaccine khiến Covid-19 trở thành một bệnh nhẹ. Nếu chỉ một số ít người phải thở oxy và không ai chết, đồng thời những người khác không có triệu chứng như đau họng và sổ mũi, ta sẽ không cần nhiều biện pháp hạn chế".

Theo giáo sư Teo, việc Singapore coi tiêm chủng là chiến lược lâu dài để đối phó với Covid-19 thể hiện qua việc nước này cho phép nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân triển khai các loại vaccine mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.

Người bị dị ứng với hai loại vaccine mRNA được sử dụng ở Singapore như Pfizer-BioNTech và Moderna, có thể chọn vaccine của Johnson & Johnson, AstraZeneca và Sinopharm thay thế. Singapore cũng cho phép phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, bệnh nhân ung thư đang điều trị tích cực và một số người bị dị ứng được tiêm vaccine Covid-19.

Tính đến 1/6, hơn 40% dân số nước này được tiêm ít nhất một liều, trên 30% dân số đã tiêm đầy đủ. Trong bài phát biểu hôm 31/5, Thủ tướng Long cho biết tốc độ triển khai vaccine sẽ được đẩy nhanh trong hai tháng tới, người trên 60 tuổi có thể đến trung tâm tiêm chủng bất kỳ mà không cần hẹn trước.

Những người có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, tuyến đầu chống dịch và hầu hết công dân từ 45 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất một liều vaccine. Học sinh cũng sẽ được tiêm phòng trong những tháng tới, sau khi vaccine Pfizer-BioNTech được phép sử dụng cho thanh thiếu niên từ 12-15 tuổi. Sau đó, khoảng giữa tháng 6, những người 39 tuổi trở xuống bắt đầu có thể đăng ký tiêm vaccine. Nước này dự kiến 70% dân số được tiêm chủng trước cuối tháng 7.

Ba chiến lược giúp Singapore sống chung với Covid-19 - Hình 1

Thủ tướng Lý Hiển Long tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, hôm 8/1. Ảnh: ST

Quyết liệt truy vết

Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết giới chức sẽ mở rộng mạng lưới truy vết, yêu cầu cách ly bắt buộc với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Theo đó, một người được xác định có tiếp xúc gần với ca nhiễm sẽ được cách ly ngay lập tức, đồng thời người thân trong gia đình cũng sẽ được thông báo tự cách ly ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Do biến thể mới dễ lây truyền hơn và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn, ông Teo nói: "Những người trong gia đình có thể nhiễm virus trước khi công tác truy vết bắt kịp. Việc mở rộng đối tượng cách ly là một biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là khi khoảng 70% ca lây nhiễm xảy ra trong hộ gia đình".

Tuy nhiên, không nên thực hiện truy vết một cách quá mức để tránh tốn nhiều công sức và gây khó khăn về tài chính cho các gia đình. Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Nhiễm trùng châu Á Thái Bình Dương, Giáo sư Paul Tambyah, cho rằng động thái này có thể vô tình cản trở việc người dân tự nguyện khai báo, vì họ sợ gây bất tiện cho gia đình.

Ông nói: "Những người có thu nhập thấp có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu nghỉ việc để cách ly".

Việc truy vết nguồn lây cũng sẽ được đẩy nhanh hơn, rộng hơn do nhân viên đã có kinh nghiệm và các công cụ bổ trợ hiệu quả cao nhưTraceTogether, SafeEntry...

Khu vực tư nhân và người dân tự xét nghiệm

Ngoài mua bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19 tại nhà thuốc, Thủ tướng thông báo người dân có thể xét nghiệm định kỳ tại nơi làm việc hoặc cơ sở chăm sóc cộng đồng. Các chuyên gia cho rằng việc này có thể giảm bớt áp lực về nhân lực do công tác xét nghiệm tới nay chỉ được thực hiện bởi chính quyền.

Bên cạnh đó, hình thức xét nghiệm thường xuyên sẽ được áp dụng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như khu nhà ở công nhân, công trường xây dựng, xưởng đóng tàu,cảng biển, sân bay, bệnh viện...

Ngoài ra, Thủ tướng cho biết, nhiều phương pháp xét nghiệm khác như kiểm tra mẫu nước bọt, sử dụng máy kiểm tra hơi thở và theo dõi nguồn nước thải đã được triển khai. Ông Teo nhận xét các giải pháp thay thế này tốn ít thời gian và tài nguyên hơn xét nghiệm PCR. Theo Thủ tướng, các nhân viên tuyến đầu có thể tự xét nghiệm thường xuyên hoặc thậm chí hàng ngày bằng các phương pháp đơn giản trên.

Dù các bộ dụng cụ tự xét nghiệm kém nhạy hơn PCR, xét nghiệm lặp lại có thể tăng cơ hội phát hiện ca dương tính, tiến sĩ Leong Hoe Nam, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, cho hay. Ông nói thêm: "Cho phép cá nhân và các công ty chủ động tự xét nghiệm sẽ chia nhỏ chi phí".

Viễn cảnh "bình thường mới"

Thủ tướng Long nhận định trong bài phát biểu về chiến lược chống dịch mới của Singapore: "Một ngày nào đó đại dịch sẽ suy yếu, nhưng tôi cho rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà tiếp tục tồn tại và trở thành bệnh đặc hữu. Virus sẽ lây lan ở một số khu vực trên thế giới trong nhiều năm tới. Trong bối cảnh bình thường mới, ta phải học cách sống chung với virus.

Mục tiêu của ta là bảo đảm sức khỏe cho toàn bộ cộng đồng và chấp nhận người dân đôi lúc sẽ nhiễm virus, giống như bệnh cúm hoặc sốt xuất huyết. Hai bệnh này đều được kiểm soát nhờ các biện pháp y tế và phòng ngừa cá nhân, cũng như tiêm vaccine thường xuyên đối với bệnh cúm".

Theo ông Long, sẽ đến lúc người dân có thể tụ tập tại các sự kiện giải trí, thể thao mà không cần phải đeo khẩu trang và đi du lịch tại các quốc gia có nguy cơ thấp. Ông Fisher cho biết Singapore có thể đạt được viễn cảnh này sớm nhất vào cuối năm nay, cùng lúc vaccine được sử dụng cho mọi lứa tuổi.

"Khi số ca tử vong và nhập viện ở mức thấp, ta có thể nới lỏng các biện pháp và dần dần thoát khỏi đại dịch", ông nói. Singapore cũng có thể ngừng đếm ca nhiễm hàng ngày, chỉ báo cáo số ca nhập viện như với bệnh cúm.

Nếu tiêm chủng là biện pháp cốt yếu để đạt miễn dịch cộng đồng, việc đẩy mạnh xét nghiệm và truy vết có tạo gánh nặng quá lớn hay không? Theo ông Fisher, câu trả lời là không. Ông cho rằng vẫn còn nhiều tháng cho tới khi Singapore đạt miễn dịch cộng đồng và các biện pháp bổ sung sẽ giúp đất nước an toàn.

"Xét nghiệm và truy vết vẫn cần thiết cho đến khi ta đạt mục tiêu. Nếu không thực hiện, tình hình có thể trở nên nghiêm trọng vì hiện chỉ 40% dân số được tiêm ít nhất một liều", Fisher cảnh báo. Khi tỷ lệ tiêm chủng tăng lên trong những tháng tới, nhu cầu xét nghiệm có khả năng giảm, theo giáo sư Tambyah.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump giải thể Bộ Giáo dục Mỹ?
11:19:16 13/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời cơ tấn công Iran đã đến
05:00:43 13/11/2024

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024

Tin mới nhất

Siêu bão Usagi tấn công Philippines

21:16:14 14/11/2024
Cơ quan thời tiết quốc gia của Philippines lúc đầu đã nâng mức cảnh báo bão cao nhất, nhưng đã hạ xuống mức cao thứ hai khi bão Usagi đổ bộ.

Đài Loan muốn chứng tỏ với ông Trump về nỗ lực củng cố phòng vệ?

20:14:13 14/11/2024
Đài Loan đã gửi một tín hiệu rõ ràng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng Đài Loan nghiêm túc trong việc củng cố năng lực phòng thủ của mình, theo AFP hôm nay 14.11.

Đặc sắc lễ rước Phasatpheung ở Lào

20:01:40 14/11/2024
Vì vậy, nghi lễ rước Phasatpheung tại Lễ hội Thatluang đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tâm linh ở Lào nói chung và người dân thủ đô Viêng Chăn nói riêng.

Hezbollah tấn công vào quân Israel

20:00:33 14/11/2024
Hezbollah ngày 13.11 tuyên bố đã phóng tên lửa vào các binh sĩ Israel gần thị trấn biên giới quan trọng Bint Jbeil ở miền nam Li Băng.

COP29: Chần chừ sẽ làm tăng chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu

19:59:34 14/11/2024
Báo cáo nêu rõ: Nếu không có tiền đầu tư trước năm 2030, áp lực sẽ tăng lên trong những năm tiếp theo, tức là sẽ tốn kém hơn để đạt được sự ổn định khí hậu .

Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

19:58:33 14/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến có cuộc hội đàm về nhiều điểm nóng toàn cầu, khi gặp nhau tại Peru vào ngày 16.11.

Rộ tin ông Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

19:55:45 14/11/2024
Các nguồn tin cho hay đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang soạn thảo danh sách chi tiết các nhân vật cấp cao sẽ bị cho nghỉ việc tại Lầu Năm Góc.

Ông Trump chọn ai làm Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Giám đốc Tình báo Mỹ?

19:55:24 14/11/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ, nhà lập pháp Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp và bà Tulsi Gabbard làm Giám đốc Tình báo Quốc gia.

Chưa nhậm chức, ông Trump đối diện nguy cơ bị nhiều bang phản đối

19:49:40 14/11/2024
Các thống đốc thuộc đảng Dân chủ thành lập liên minh nhằm phản đối các chính sách Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thực thi.

Chính sách thương mại trong nhiệm kỳ tới của Tổng thống Trump

19:42:35 14/11/2024
Việc ví von thuế quan là từ đẹp nhất trong từ điển , Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có hàm ý bao quát mục tiêu chính sách thương mại mà chính phủ của ông đã theo đuổi trong nhiệm kỳ trước cũng như nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng gặp ông Biden

19:39:39 14/11/2024
Tổng thống Biden ngày 13.11 đón tiếp người tiền nhiệm và cũng sắp kế nhiệm của ông, ông Donald Trump tại Phòng Bầu dục. Đây là lần đầu tiên ông Trump trở lại Nhà Trắng từ khi kết thúc nhiệm kỳ cách đây 4 năm.

Xung đột Ukraine trước tương lai khó lường

19:33:47 14/11/2024
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Brussels (Bỉ) để bàn về việc hỗ trợ Ukraine trong tương lai, trong bối cảnh Nhà Trắng đang chuẩn bị đổi chủ.

Có thể bạn quan tâm

Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ

Sao việt

23:42:29 14/11/2024
Từ một ngôi sao tiềm năng với vóc dáng vạm vỡ và ngoại hình nam tính, Kim Lý 5 năm qua lựa chọn cách rời xa điện ảnh để dành thời gian chủ yếu cho Hồ Ngọc Hà và 2 con.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).