Singapore cân nhắc sửa Hiến pháp để Quốc hội có thể họp trực tuyến
Để bảo hoạt động liên tục của Quốc hội trong bối cảnh vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội để đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Singapore đang cân nhắc sửa đổi Hiến pháp để Quốc hội nước này có thể họp từ nhiều nơi, thay vì buộc phải tập trung tại một địa điểm như hiện nay.
Singapore cân nhắc sửa Hiến pháp để Quốc hội có thể họp trực tuyến. Ảnh: straitstimes.com
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Chủ nhiệm Văn phòng Lãnh đạo Quốc hội Grace Fu sẽ trình dự luật sửa đổi này để Quốc hội xem xét vào tuần tới. Đạo luật sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của Quốc hội trong những tình huống khẩn cấp.
Dự luật trên cũng đưa ra các biện pháp để bảo đảm tính liên tục trong các hoạt động của Quốc hội, theo đó trong trường hợp bất khả kháng, không an toàn hoặc không thiết thực, Quốc hội có thể sẽ họp từ nhiều nơi khác nhau. Hiện Hiến pháp Singapore quy định Quốc hội buộc phải họp từ một nơi duy nhất là nghị trường.
Trong trường hợp được Quốc hội thông qua, luật sẽ có thời hạn áp dụng trong 6 tháng. Khi hết hạn, đạo luật có thể được Quốc hội kích hoạt lại bất kỳ lúc nào nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể ra nghị quyết vô hiệu hoá đạo luật này khi không còn cần thiết.
Động thái trên được coi là biện pháp hỗ trợ việc thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội trong và sau đại dịch COVID-19 tại Singapore. Hồi đầu tháng 4, Nội các Singapore cũng đã triển khai họp trực tuyến từ 2 nơi.
Video đang HOT
Đến thời điểm này, “đảo quốc Sư tử” đã ghi nhận 14.423 ca nhiễm, trong đó có 14 ca tử vong vì COVID-19. Giới chuyên gia kinh tế Singapore ước tính tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ lên tới 4% trong năm 2020 và hầu hết những người mất việc làm trong lĩnh vực bán lẻ, hàng không và các ngành nghề liên quan đến du lịch.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của ngân hàng OCBC Selena Ling, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore có thể vượt quá con số 4% do những lo ngại việc kéo dài các biện pháp cách ly xã hội và trên thực tế chưa thấy có dấu hiệu tích cực về việc bào chế thành công vaccine phòng chống COVID-19.
Chuyên gia kinh tế Chua Hak Bin của ngân hàng Maybank thậm chí còn đưa ra con số dự báo cao hơn, lên tới hơn 5%, tức là cao hơn tỷ lệ thất nghiệp trong thời gian diễn ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp SARS 2003 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Ông Chua Hak Bin cũng dự báo kinh tế Singapore sẽ suy giảm khoảng 7%.
Theo chuyên gia Chua Hak Bin, số người lao động mất việc làm có thể lên tới từ 150.000 – 200.000 người, với hơn một nửa là các lao động người nước ngoài và những người này sẽ không được tính vào tỷ lệ thất nghiệp do họ sẽ buộc phải rời khỏi Singapore. Trong khi đó, chuyên gia Selena Ling đưa ra con số mất việc làm khoảng từ 65.000 đến 100.000 với tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 5%.
Trong những tuần gần đây, một số nhà tuyển dụng cho hay các hồ sơ xin việc đã tăng khoảng 10%, nhất là từ các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất như bán lẻ, du lịch và hàng không. Các vị trí việc làm dễ bị cắt giảm nhất vào lúc này là những vị trí giao tiếp với khách hàng do có nguy cơ bị thay thế bởi hoạt động tự động hóa, cũng như các vị trí công việc không thể được thực hiện từ xa.
Lê Dương – Thế Vũ
Bà thẩm phán kỳ cựu trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp
Ngày 22/1, nữ thẩm phán kỳ cựu của Hy Lạp, bà Ekaterini Sakellaropoulou, đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này sau khi nhận được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết tại Quốc hội.
Bà Ekaterini Sakellaropoulou. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, bà Sakellaropoulou đã nhận được sự ủng hộ của 261 nghị sĩ, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 200 nghị sĩ tán thành để trở thành Tổng thống Hy Lạp.
Bà Sakellaropoulou, 63 tuổi, là quan chức tư pháp giàu kinh nghiệm trong 4 thập kỷ qua. Kể từ năm 2018 đến nay, bà lãnh đạo Tòa Hành chính tối cao của Hy Lạp, còn gọi là Hội đồng Nhà nước.
Là con gái của một thẩm phán Tòa án Tối cao Hy Lạp, bà Sakellaropoulou tốt nghiệp cao học tại Đại học Sorbonne ở Paris (Pháp) và là chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường và hiến pháp.
Bà sẽ kế nhiệm Tổng thống Prokopis Pavlopoulos sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3 tới.
Trước đó, ngày 15/1, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã công bố đề cử bà Sakellaropoulou làm tổng thống mới của nước này. Khi chấp nhận đề cử này, bà Sakellaropoulou đã nói rằng đó là một "vinh dự cho Hiến pháp và phụ nữ Hy Lạp hiện đại".
Thủ tướng Mitsotakis khi nhậm chức hồi tháng 7/2019 đã bị chỉ trích do lựa chọn quá ít phụ nữ trong thành phần nội các.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Eurobarometer công bố năm 2017, 63% số người Hy Lạp được hỏi cho rằng nước này đã đạt được bình đẳng giới trong chính trị, trong khi 69% cho rằng đã có bình đẳng giới trong công việc và 61% cho rằng có bình đẳng giới ở các vị trí lãnh đạo.
Trước đó, Hy Lạp có nữ nghị sĩ đầu tiên vào năm 1953, nữ Bộ trưởng đầu tiên vào năm 1956 và nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên vào năm 2004.
Theo Phan An (TTXVN)
Ông Putin muốn duy trì quyền lực và nước Nga cần Putin! San sẻ quyền lực cho Quốc hội, cho Chính phủ vừa là cách để tăng cường dân chủ, vừa là bước chuẩn bị cho bản thân khi ông Putin không còn là Tổng thống sau năm 2024. Ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, thay mặt Chính phủ, trình lên Tổng thống Vladimir Putin đơn từ chức ngay sau khi nhà lãnh đạo...