Singapore cách ly 21 ngày với người nhập cảnh
Singapore yêu cầu phần lớn người nhập cảnh phải cách ly 21 ngày, đồng thời siết chặt biện pháp phòng dịch do số ca nhiễm nCoV gia tăng.
Chính quyền Singapore hôm quan thông báo tất cả hành khách nhập cảnh, trừ những người từ Australia, Brunei, New Zealand, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hong Kong và Macau, sẽ phải cách ly ba tuần tại các cơ sở được chỉ định từ ngày 8/5. Những người từ Fiji và Việt Nam được phép hoàn thành 7 ngày cách ly cuối tại nhà.
Bệnh viện Tan Tock Seng, nơi phát hiện nhiều ca nhiễm nCoV cộng đồng gần đây tại Singapore. Ảnh: AFP .
Nhiều biện pháp kiểm soát Covid-19 khác cũng được thắt chặt, gồm giảm quy mô tụ tập từ 8 xuống 5 người, áp dụng từ ngày 8/5 đến 30/5. Các chủ lao động phải giảm số lượng nhân viên tại nơi làm việc xuống mức 50% thay vì 75% như hiện nay. Singapore từng ban hành những quy định này từ tháng 6 đến tháng 12/2020.
Video đang HOT
Giới chức còn quyết định đóng cửa các phòng gym trong nhà do đây là “không gian kín và hẹp, nơi mọi người thường xuyên không đeo khẩu trang trong lúc tập luyện và tiếp xúc gần với nhiều người không đeo khẩu trang khác”. Các chương trình và lớp học thể dục ngoài trời có thể được duy trì, miễn là duy trì giãn cách xã hội.
Bộ Y tế Singapore giải thích loạt biện pháp này nhằm “phá vỡ chuỗi lây nhiễm”, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV gia tăng tại quốc đảo, tạo điều kiện để “giảm khả năng phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn”.
Lawrence Wong, đồng chủ tịch nhóm chuyên trách Covid-19 của Singapore, nhấn mạnh đây không phải biện pháp “cầu dao” mà họ từng thực hiện năm ngoái, lưu ý rằng tình hình hiện tại đã thay đổi nhờ khả năng xét nghiệm và truy vết nâng cao. Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết chính phủ không loại trừ khả năng ban lệnh phong tỏa nếu diễn biến xấu đi.
Tính đến tối 3/5, Singapore đã ghi nhận 60 ca nhiễm nCoV cộng đồng trong vòng một tuần, cao hơn nhiều so với 10 ca tuần trước đó. Nước này hôm qua báo cáo thêm 5 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, tất cả đều liên quan đến ổ dịch tại bệnh viện Tan Tock Seng. Tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tại Singapore hiện nay lần lượt là 61.252 và 31.
Singapore đã tiêm khoảng 2,2 triệu liều vaccine Covid-19 tính đến ngày 18/4, với gần 15% dân số đã được tiêm đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số trường hợp đã tiêm chủng nhưng vẫn nhiễm nCoV. Singapore cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm cộng đồng liên quan đến các biến chủng nCoV mới gây lo ngại.
Trung Quốc quyết ngăn 'thế lực nước ngoài' can thiệp Hong Kong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố "kiên quyết đề phòng và răn đe" thế lực nước ngoài can thiệp Hong Kong khi phát biểu tại quốc hội.
"Chúng ta sẽ kiên quyết đề phòng và răn đe sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào vấn đề Hong Kong và Macau. Chúng ta sẽ hỗ trợ cả hai khu vực trong quá trình phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, để duy trì sự thịnh vượng và ổn định lâu dài của Hong Kong và Macau", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm nay phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 quốc hội khóa XIII của Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh.
Tuyên bố được ông Lý đưa ra khi đọc báo cáo về tình hình và mục tiêu phát triển kinh tế, cũng như các hoạt động ngoại giao và quân sự cùng vấn đề Hong Kong và Macau. Gần 3.000 đại biểu, bao gồm một số đại biểu Hong Kong và Macau, tham dự kỳ họp.
Các đại biểu quốc hội Trung Quốc họp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Xinhua
Ông tuyên bố Trung Quốc sẽ đảm bảo thực thi luật pháp và các cơ chế thi hành đối với Hong Kong để đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời tái khẳng định cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách "một quốc gia, hai chế độ" một cách "toàn diện và trung thực".
Henry Ho Kin-chung, chuyên gia của tổ chức nghiên cứu Diễn đàn Thanh niên Một quốc gia Hai chế độ, cho hay việc Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập tới "cải thiện hệ thống và cơ chế liên quan tới thực thi Hiến pháp và Luật cơ bản về đặc khu" chủ yếu liên quan tới cải cách bầu cử ở Hong Kong.
"Bắc Kinh liên tục nhấn mạnh cải cách hệ thống bầu cử của Hong Kong là trọng tâm trong nỗ lực thu hẹp lỗ hổng pháp lý và cung cấp một hệ thống hợp lý để đảm bảo 'những người yêu nước điều hành Hong Kong'", Ho nói.
Wu Junfei, phó giám đốc viện Tianda, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Hong Kong, nhận định bài phát biểu của ông Lý cho thấy ngoài cải cách bầu cử, Bắc Kinh có khả năng thúc đẩy thay đổi nhiều hơn với hệ thống quản lý, kinh doanh và lập pháp Hong Kong.
Kỳ họp quốc hội, một trong hai sự kiện quan trọng trong "lưỡng hội" Trung Quốc, diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực thắt chặt kiểm soát với Hong Kong, sau khi ban hành luật an ninh quốc gia với đặc khu hồi năm ngoái. Luật an ninh quốc gia hình sự hóa nhiều tội danh, trong đó có hành vi "cấu kết với thế lực nước ngoài" đe dọa an ninh quốc gia tại Hong Kong.
Trung Quốc tính để 'người yêu nước' lãnh đạo Hong Kong Quan chức hàng đầu Trung Quốc vạch kế hoạch cách cải cách hệ thống bầu cử để đảm bảo chỉ "người yêu nước" lãnh đạo đặc khu Hong Kong. "Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất để thực thi quyền lãnh đạo của những người yêu nước là cải thiện các hệ thống liên quan, đặc biệt là hệ thống bầu cử",...