Singapore áp dụng công nghệ để giải bài toán thiếu nước
Singapore sử dụng hơn 1 tỷ lít nước mỗi ngày, một con số mà nhiều chuyên gia cho rằng có thể tăng gấp đôi trong bốn thập kỷ tới.
Trong khi đó, tình trạng khan hiếm nước toàn cầu kết hợp với biến đổi khí hậu khiến cho chính quyền Singapore gặp khó trong việc giải quyết bài toán nước ngọt. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ mới để chuẩn bị cho tương lai là điều cần thiết.
“Singapore thực sự đã trở thành một trung tâm nước toàn cầu”, ông Shane Snyder, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu môi trường và nước Nanyang tại Đại học công nghệ Nanyang của Singapore cho biết. “Hiện tại, 40% lượng nước của Singgapore được nhập khẩu, cùng với những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, quốc gia này đang ngày càng trở nên bị phụ thuộc”.
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và nhiệt độ toàn cầu tăng cao đang khiến việc tiếp cận các nguồn nước tự nhiên ngày càng khó khăn. Ngày nay, 1/4 thế giới sống ở những vùng có áp lực nước cao. Các chuyên gia nói rằng con người tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh hơn Trái đất có thể tái sinh chúng.
Singapore hiện có 5 triệu người và được bao phủ trong các đài phun nước, hồ chứa và thậm chí là một thác nước trong nhà cao nhất thế giới – Rain Vortex, vốn có công suất bơm 37.000 lít nước mỗi phút. “Đảo quốc sư tử” không có nguồn nước tự nhiên, thay vào đó phụ thuộc nhiều vào nguồn nước tái chế và nhập khẩu từ các nước láng giềng.
Cơ sở nghiên cứu của Snyder là một trong nhiều nơi đề xuất các giải pháp khắc phục sự phụ thuộc nước ngọt của Singapore.
“Nguồn nước quen thuộc mà chúng ta sử dụng có thể nhanh chóng thay đổi, vì vậy chúng ta phải chuẩn bị, trước hết là đầu tư cho cơ sở hạ tầng”, ông Snyder nói. “Nếu muốn kiểm soát tương lai, chúng ta phải độc lập về nguồn nước và điều đó phụ thuộc phần lớn vào các công nghệ mà chúng ta đang phát triển”.
Các chuyên gia từ Đại học công nghệ Nanyang đã tạo ra một miếng bọt biển nhỏ, màu đen có thể làm sạch nước thải trên quy mô lớn.
Video đang HOT
Miếng bọt biển của EcoWorth Technology hấp thụ chất thải, chất gây ô nhiễm và chất dẻo.
Vật liệu này đang được tiếp tục phát triển để sử dụng cho mục đích thương mại của công ty khởi nghiệp EcoWorth Technology có trụ sở tại Singapore. CEO Andre Stoltz cho biết công ty trước tiên sẽ tham gia vào thị trường nước thải của Singapore trước khi cuối cùng phát triển vật liệu này để sử dụng trên quy mô toàn cầu.
“Chúng tôi tin rằng tiềm năng của nó là rất lớn”, ông Stoltz nói và cho biết thêm rằng sản phẩm này cho phép công ty “chuyển đổi các sản phẩm chất thải thành những thứ có giá trị.”
Một công ty khác, WateRoam cho biết họ đã phát triển một thiết bị lọc cầm tay nhẹ, có khả năng cung cấp nước uống cho hơn 75.000 người trên khắp Đông Nam Á.
Giám đốc điều hành của WateRoam – David Pong, cho biết một trong những khía cạnh sáng tạo nhất của sản phẩm là sự đơn giản của nó.
Thiết bị lọc của WateRoam được thiết kế đơn giản để ai cũng có thể sử dụng.
“Chúng tôi đang thực hiện một cách tiếp cận không rườm rà vì chúng tôi xem nước là vấn đề và hàng hóa cơ bản, do đó chúng tôi cần các thiết bị cơ bản để giải quyết vấn đề”, ông Pong nói. “Chúng tôi muốn những người dân bình thường đều có khả năng sử dụng thiết bị”.
Thiết bị lọc nước này có kích thước nhỏ hơn một chiếc bơm xe đạp, nhưng nó có thể cung cấp nước sạch cho các ngôi làng 100 người trong vòng 2 năm, theo công ty WateRoam.
“Chúng tôi đã rất may mắn được tiếp cận với nước uống sạch”, ông Pong nói. “Đó là một đặc ân mà chúng tôi có thể mang đến cho phần còn lại của khu vực và đồng thuận rằng nước sạch là một khía cạnh thiết yếu cho sự sống trên Trái đất.”
Theo ngày nay
Người đầu tiên sở hữu chiếc iPhone 11 tại Singapore là khách hàng đến từ Việt Nam
Người đầu tiên sở hữu chiếc iPhone 11 tại Apple Store Orchard ở Singapore là một khách hàng đến từ Việt Nam.
Người Việt Nam đầu tiên sở hữu iPhone 11 tại Singapore.
Đúng 7h sáng nay (20/9) theo giờ Việt Nam, những chiếc iPhone 11 đầu tiên tại Apple Store Orchard (Singapore) đã đến tay khách hàng.
Trước đó, từ sáng sớm 19/9, trước giờ mở bán khoảng 30 tiếng đã có hàng trăm người xếp hàng chờ đợi mua iPhone 11 trước cửa Apple Store Orchard (Singapore).
Đến đêm 19/9, rạng sáng 20/9, con số này khoảng 1 ngàn người.
Năm nay, để tránh tình trạng lộn xộn, Apple Singapore đã cho khách hàng xếp hàng từ ngày hôm trước và tiến hành phát số từ sáng ngày 19/9.
Theo tìm hiểu của PV báo Dân Trí, người đầu tiên sở hữu chiếc iPhone 11 tại Apple Store Orchard là một khách hàng đến từ Việt Nam.
"Mình đã đặt trước nên không cần xếp hàng qua đêm như mọi người. Mình chính là người đầu tiên mua được những chiếc iPhone 11 tại Apple Store Orchard. Nói chung là rất vui. Mình muốn trải nghiệm nó ngay lập tức", Đặng Nam Hải Triều chia sẻ.
Như vậy cũng có nghĩa là, anh Triều là một trong số những người sở hữu iPhone 11 đầu tiên trên thế giới.
Hải Triều cũng chia sẻ: "Dù ai trả giá nào, gấp bao nhiêu lần tôi cũng không bán lại chiếc iPhone này".
Chủ nhân đầu tiên sở hữu chiếc iPhone mới của Apple trong ngày mở bán.
Trên quy mô toàn thế giới, theo CNET, anh Muhannad Al Nadaf, 21 tuổi, là người đầu tiên ở Sydney có iPhone mới. Đó là một ngày trọng đại đối với Al Nadaf khi anh cho biết mình đã cố gắng trong 5 năm nay trở thành người đầu tiên sở hữu iPhone. Để đạt được điều này, anh đã xếp hàng từ lúc 3 giờ sáng, trước 5 tiếng so với giờ mở bán (8 giờ) theo giờ địa phương.
Al Nadaf cho biết, anh đã chuẩn bị một cái chăn, nhưng do các nhân viên vệ sinh đến rửa và lau sàn đường đi bộ nên anh không thể nằm nghỉ mà phải đứng trong suốt 5 tiếng. Thành quả của anh là một chiếc iPhone 11 Pro Max màu xám với thiết lập 3 camera phía sau, bao gồm camera góc rộng, góc cực rộng và tele đều cho độ phân giải 12 MP.
Có nhiều chủ các cửa hàng, hệ thống điện thoại lớn tại Việt Nam đã có mặt để thu mua iPhone 11 về Việt Nam. Các chủ cửa hàng này nhận định: iPhone 11 năm nay có thể sẽ bán tốt hơn iPhone XR năm ngoái bởi những màu sắc rất độc đáo mà Apple trang bị.
Đây là những màu sắc lần đầu tiên có mặt trên iPhone ở chất liệu kính cường lực như xanh, vàng và tím. Ngoài ra, lí do khiến đa số khách hàng của họ mong chờ được thử chính là hệ thống camera.
Bộ ba camera sau đều có độ phân giải 12MP. Bên cạnh camera chính tiêu cự 26mm thông thường, 2 camera còn lại có vai trò hỗ trợ chụp chân dung xóa phông (tiêu cự 52mm), và chụp ảnh góc siêu rộng (tiêu cự 13mm). Thêm vào đó, Apple tích hợp chế độ chụp đêm Night Mode cực kỳ ấn tượng, có thể sánh với tính năng chụp tối nổi tiếng trên dòng Google Pixel.
Bộ ba camera sau của iPhone 11
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Người mua sang tay iPhone 11 ngay trước cửa Apple Store Sau khi nhận được máy, nhiều người đã sang tay iPhone ngay trước cửa hàng với giá chênh lệch khoảng 1,7 triệu đồng so với giá niêm yết của hãng. 8h ngày 20/9, Apple Store ở Orchard, Singapore bắt đầu cho người xếp hàng vào nhận iPhone mới. "Tôi rất mệt nhưng cảm thấy hào hứng khi mua được 3 chiếc iPhone Pro...