Sina: Việt Philippines bỏ qua tuyên bố của Trung Quốc, ASEAN xuất hiện rạn nứt
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc ngày 28/04/2015 dẫn nguồn tin từ trang Sputnik News của Nga đưa tin, vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của các nước láng giềng Trung Quốc đã khiến quan hệ nội bộ ASEAN xuất hiện những vết nứt khó chữa lành. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra tại Kuala Lumpur ngày 27/04/2015 đã cho thấy điều này.
Bài báo cho rằng, một kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN cho thấy, các nước Đông Nam Á đều không muốn núp dưới sự bảo trợ của Mỹ để đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Malaysia, trong đó có một số thành viên có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, sẽ không nhanh chóng đưa ra được lập trường thống nhất trong vấn đề Biển Đông.
Bài báo cho biết, Philippines và Việt Nam đều lên tiếng chỉ trích hành vi xâm lược của Trung Quốc và cho rằng yêu cầu về việc đưa ra một tuyên bố chung đã không nhận được sự ủng hộ. Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman thì kêu gọi tránh phát sinh xung đột với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Video đang HOT
ASEAN xuất hiện rạn nứt vì những hành động của Trung Quốc trên biển Đông
Trong khi đó, Ngoại trưởng Sinngapore K.Shanmugam thì cho biết, “đánh giá quan hệ Trung Quốc – ASEAN thông qua vấn đề Biển Đông là hoàn toàn không chính xác”. Ông nhắc lại rằng, Singapore của ASEAN là nhà đầu tư chủ yếu của Trung Quốc, mà bản thân Trung Quốc thì là đối tác thương mại lớn nhất hoặc thứ hai trong số hầu hết các quốc gia ASEAN.
Chuyên viên cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga) Dmitry Mosyakov cho rằng, những vết rạn nứt trong quan hệ ASEAN không xuất hiện tại Kuala Lumpur, mà xuất hiện từ trước đó.
Ông nói rằng: “Những vết rạn này đã xuất hiện 3 năm trước đây tại Hội nghị ASEAN ở Phom Penh. Một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trước hết là Philippines và Việt Nam là hai nước có mối quan ngại về tình hình trong khu vực nhất.”
“Trong khi đó, một số nước lại quan tâm nhiều hơn nữa đến quan hệ thương mại với Trung Quốc, mà vấn đề mở rộng các khu tự do thương mại được ưu tiên hàng đầu. Do đó, Trung Quốc đã cho biết sẽ mở rộng khu vực này. Trong tương lai, các quốc gia ASEAN mà có giao dịch thương mại với Bắc Kinh chắc chắn sẽ nhận được một số ưu đãi mới. Tất cả những điều này đương nhiên sẽ gây ra một sự chia rẽ tiềm ẩn giữa các quốc gia ASEAN về vấn đề Biển Đông”.
Bài viết cho biết, một điểm đáng lưu ý hơn là, các quốc gia ASEAN trong tranh chấp Biển Đông có quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối các quốc gia khác ngoài khu vực can thệp vào bất kỳ vấn đề nào trong khu vực. Trong khi đó thì Mỹ lại không ngừng tăng cường hợp tác quân sự với Philippines và với Việt Nam, các ý định can thiệp này ngày càng hiện rõ.
Chuyên viên cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga) Dmitry Mosyakov
Chuyên gia Mosyakov cho biết, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur không có hy vọng nào về sự can thiệp của Mỹ về tranh chấp với Trung Quốc.
Ông nói thêm: “Đây là điều rất rõ ràng. Các quốc gia ASEAN đã rất rõ ràng rằng, nếu họ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc, thì các quan ngại này tạo điều kiện cho sự hỗ trợ của Mỹ, điều này khiến cho tình hình trong khu vực rơi vào ngõ cụt. ASEAN là chủ nhân trong khu vực của mình, do đó phải hạ xuống mức thấp nhất việc thuộc vào một quốc gia khác ngoài khu vực, điều này luôn là điều tiên quyết quan trọng mà ASEAN đặt ra.”
“Hiện điều này đã bắt đầu bị lung lay vì sự ảnh hưởng của Trung Quốc và Mỹ. Động thái của Mỹ và các tranh chấp trong khu vực ngày càng gây tác động lớn, khiến cho điều tiên quyết này đang đối mặt với mối đe dọa lớn. Đương nhiên, mọi người điều hiểu sau tất cả những điều này, không ai muốn phải lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc”.
Bài viết nhận định, các quốc gia ASEAN biết rằng, có sự đồng thuận với Trung Quốc về Biển Đông sẽ nhận được những cơ hội chung, mà không làm phát sinh xung đột thêm nữa. Đây rõ ràng là cơ sở để các quốc gia có tranh chấp có thể tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc. Bởi vì Bắc Kinh luôn kiên quyết phản đối giải quyết các vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ Trung Quốc – ASEAN.
Lan Anh (dịch từ Sina)
Theo NTD