Sim vip xả hàng?
Ngày 31-12-2013, nhiều sim chưa sử dụng sẽ bị khóa. Câu hỏi được đặt ra kinh doanh sim số đẹp đã sắp đến thời khắc phá sản(?) Cánh buôn sim đẹp, sim VIP sẽ bỏ nghề(?) Câu trả lời là đang có một cuộc tháo chạy của dân buôn sim VIP.
“Án tử” cho sim “chết”
6-7-2011 – ngày ban hành Quyết định 978/QĐ- VNPT-KD của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng đã trôi qua được gần 2 năm. Theo đó, các loại sim/kit của MobiFone và VinaPhone phát hành trước 0h ngày 1-8-2011 chỉ có thời hạn sử dụng tối đa đến hết ngày 31-12-2013. Các sim/kit phát hành sau 0h ngày 1-8-2011 có thời gian sử dụng tới 24h ngày 31-12 của năm thứ 2 liền sau năm phát hành. Sau thời gian này, tất cả sim/kit của VinaPhone và Mobiphone đã phát hành ra thị trường nhưng không được kích hoạt, hoặc đã kích hoạt nhưng không phát sinh cước sẽ bị thu hồi để phát hành lại theo quy định hiện hành. Thực tế, thông qua chính sách này các hãng viễn thông mong muốn hạn chế được thuê bao ảo, không phát sinh cước đang nằm tại các cửa hàng đại lý, gây lãng phí “tài nguyên”. Đặc biệt việc “siết” hạn dùng sim/kit sẽ hạn chế được đại lý “đầu cơ” sim số đẹp để mua đi, bán lại kiếm chênh lệch quá cao so với giá trị thực sự của một cái sim tiêu dùng…
Hiện nay tuy chưa có một con số thống kê cụ thể nhưng phải có đến hàng triệu sim ĐTDĐ đang “nằm chết” tại các đại lý, cửa hàng buôn bán sim trên toàn quốc. Việc giới hạn lưu hành chỉ còn 6 tháng nữa sẽ là “án tử” cho hàng loạt các sim “chết” gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường và đến nay vẫn gặp phải sự phản ứng từ các đại lý sim, thẻ… Người bán có cái lý của người bán khi cho rằng họ chỉ là trung gian, hãy để thị trường hoạt động theo đúng quy luật của thị trường, thuận mua vừa bán, không thì cứ “găm” hàng ở đó. Tuy nhiên, nguồn cung là các hãng viễn thông cũng có cái lẽ của riêng mình rằng việc “siết” hạn dùng sẽ giúp họ quản lý kho số liệu hiệu quả hơn. Đồng thời các đại lý cũng có trách nhiệm bán hàng nhanh hơn thay vì nhập hàng nghìn sim sau đó “găm” đầu sim số đẹp bán kiếm lời. Một lý do nữa mà nhà mạng đưa ra là chống sim phát hành quá lâu bị hỏng và tránh những sim số đẹp bị hacker lợi dụng mà ngày cả khách hàng lẫn nhà mạng không biết..
Video đang HOT
“Ôm” sim phá sản(?)
Chỉ vài năm trước, nghề cung ứng sim VIP còn là “miếng mồi ngon béo bở” thì nay, cánh buôn sim đang phải bán thốc bán tháo, thanh lý, thậm chí “cắt lỗ” thu hồi vốn nhanh chóng để chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Trước đây, Công ty An ninh mạng Bkav đã tiến hành khảo sát lượng tin nhắn rắc với hàng chục nghìn người dùng ĐTDĐ tại Việt Nam. Kết quả cho thấy trung bình mỗi ngày có tới 9,8 triệu tin nhắn rác được gửi tới ĐTDĐ của người dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 cho đến nay, số lượng tin nhắn rác mà người dùng nhận được có nội dung rao bán sim gia tăng mạnh. Điểm đáng lưu ý là có những số điện thoại được đánh giá “đẹp” ở mức khá lại được chào bán với giá “mềm” hơn trước kia rất nhiều. Anh Trần Nghĩa (đường Xuân La, Hà Nội), người đã có thâm niên hơn 10 năm kinh doanh, buôn bán sim chia sẻ: Nhiều chủ buôn sim phải “gỡ” cái đống sim “ôm” ngay để thu hồi vốn nhằm nghỉ kinh doanh. Chuyện thật 100%, bán cắt lỗ chỉ bằng nửa, có lúc giảm mạnh xuống 2/3 giá nhập hàng mà vẫn còn ì ạch, trung bình cũng tồn kho cả trăm triệu đồng tiền vốn, ai “ôm” lớn có khi lên đến hàng tỉ đồng”…
Theo lý giải của anh Nghĩa vào thời điểm này, việc “hô” giá, “hét” giá sim đẹp lên đến khoảng trên dưới 100 triệu đồng, hoặc hơn thế nữa rất khó bán. Hiện chỉ những sim giá trên dưới 1, 2 triệu đồng thì tương đối dễ bán, thỉnh thoảng còn có người mua. Những người chưa “giải nghệ” cũng chỉ vì lý do vẫn còn nhiều sim số đẹp đã trót “ôm” từ trước, giờ vẫn phải bám trụ để thanh lý dần, túc tắc rao bán bằng nhiều kênh như đăng trên mạng, gửi “bom” tin nhắn rác… Thị trường bão hòa, tình hình kinh doanh ảm đạm, mốc hiệu lực để nhà mạng khóa những sim chưa sử dụng sắp đến gần khiến cánh buôn sim rơi vào tình cảnh sống dở, chết dở. Thời khắc đứng trên bờ vực phá sản hoàn toàn có thể xảy ra với dân buôn sim đẹp, sim VIP…
Chấm dứt giá trị ảo của sim
Động thái của các nhà mạng di động là điều dễ hiểu. Quyết định 978/QĐ-VNPT-KD là bước quan trọng trong việc thực hiện các quy định mới về quản lý tài nguyên số, thực hiện tiết kiệm, không lãng phí kho số cho các mạng viễn thông và quản lý sim số một cách hiệu quả hơn. Bởi thực tế từ lâu lại diễn ra một nghịch lý ngược, đó là các nhà mạng luôn cháy kho số và đề xuất cấp đầu số mới trong khi đó lại phải đối phó với một lượng sim số ảo ngày càng nhiều, tốn chi phí duy trì. Trong tương lai gần, chắc chắn “nghề” buôn bán sim số sẽ co hẹp, các đại lý sẽ không dám nhập nhiều sim về bán, và không ai dám kích hoạt sim để bán vì như thế sẽ rất tốn kém và mạo hiểm. Về lâu dài, có thể sẽ hạn chế nhất định được sim số ảo và giá trị thực của sim đẹp sẽ trở về đúng với nguyên gốc của nó chứ không phải bị “thổi” lên gấp hàng trăm, hàng nghìn lần như bây giờ.
Cánh buôn sim đã tính đến phương án “lách” để duy trì các số bằng cách kích hoạt, rồi sử dụng số để cầm cự kinh doanh dần. Ông Hiệp Hữu, chủ cửa hàng kinh doanh, buôn bán sim, ĐTDĐ ở địa chỉ Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội nhận định: Biện pháp này không khả thi, bởi mỗi đại lý chỉ có một lượng nhỏ sim đẹp nhất định, nhưng lượng sim ở mức trung bình, khá thì có tới hàng trăm sim, chưa kể đến việc đã có giai đoạn để sở hữu một sim đẹp, đại lý phải “ôm” liền cả một dây số nên việc “lách” bằng cách kích hoạt duy trì tất cả các số rất tốn kém.
Càng gần tới ngày 31-12-2013, khả năng sẽ có một cơn “co giật” của thị trường sim số đẹp, sim VIP khi động thái xả hàng, cắt lỗ của dân buôn đã bắt đầu diễn ra, đưa các mức giá về sát với thực tế để người có nhu cầu có thể tiếp cận. Rõ ràng việc quản lý chặt, minh bạch thị trường sim số sẽ hạn chế đi rất nhiều những tiêu cực do sim “vô chủ” gây ra như lừa đảo, gửi “bom” tin nhắn rắc; chiếm đoạt sim đẹp… tạo đà cho một nền viễn thông di động phát triển bền vững
Theo ANTD
Alo nếu bạn muốn làm quen với chân dài, xinh đẹp...
Sau sự việc những số điện thoại lạ được xác định là những đầu số của điện thoại vệ tinh quốc tế (đầu số 881 hoặc 882) lừa đảo tại Việt Nam dưới dạng các cuộc gọi nhỡ. Thời gian gần đây đã xuất hiện một biến tướng khác của hình thức này, bằng chiêu "nháy máy" hoặc nhắn tin, những cung cấp dịch vụ đã mời gọi hoặc dẫn dụ người sử dụng tới một hệ thống tổng đài với những thông tin không hữu ích, song người sử dụng lại phải trả cước phí rất cao. Không ít người vì tò mò hoặc thiếu thông tin đã trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này.
Ảnh internet
Những cuộc gọi nhỡ... moi tiền
Chị Vân (Hoàn Kiếm - Hà Nội) kể lại câu chuyện trong lúc đang ngồi làm việc, chị đặt máy điện thoại ở bên cạnh, bỗng nhiên thấy màn hình điện thoại sáng đèn nhưng không có chuông hay báo rung. Mở máy ra xem chị thấy có một cuộc gọi nhỡ từ số máy 0862885180. Theo thói quen, vì tưởng rằng có cuộc gọi nhỡ của đối tác trong TP.HCM, chị liền gọi lại theo số máy bị nhỡ. Sau một hồi chuông, phía đầu dây bên kia là một giọng nữ người miền Nam hết sức ngọt ngào: "Dạ, alo, em xin chào các anh chị ạ". Tưởng rằng đây là một nhân viên đang cầm máy trả lời trực tiếp, chị Vân định hỏi xem người gọi lỡ tới số máy của chị có việc gì thì giọng nói ở đầu dây bên kia lại tiếp tục: "Nếu bạn muốn làm quen với các bạn nữ chân dài, xinh đẹp vừa dễ thương, hoặc bạn muốn làm quen với các bạn nam đẹp trai và phong độ xin hãy gọi cho tổng đài giao lưu, kết bạn, chia sẻ tình yêu 1900571565. Tổng đài 1900571565 sẽ giúp bạn làm quen, gặp gỡ với hàng nghìn hội viên nam, nữ ở mọi lứa tuổi". Sau khi nghe hết đoạn hội thoại, chị Vân mới biết đây là một đoạn ghi âm trả lời tự động có ngữ điệu rất tự nhiên, ngắt đoạn như đang giao tiếp giữa hai người. Đoạn trả lời kéo dài 31 giây rồi tự động ngắt. Do đã từng biết đây là dịch vụ lừa đảo nên chị Vân đã không gọi đến tổng đài kết bạn như lời dẫn dụ do vậy khi kiểm tra lại tài khoản chị đã không bị tính cước phí phụ trội.
Anh Thắng (Mỹ Đình - Hà Nội) cho biết, trong lúc anh đang làm việc thì có một số điện thoại bàn số 0462.692.659 gọi vào số di động. Chưa kịp nghe máy thì số điện thoại này đã ngừng cuộc gọi. Theo thói quen, sau khi gọi vào số điện thoại trên, phía đầu dây bên kia vang lên hộp thư trả lời tự động với nội dung: "Chào mừng bạn đã đến với chương trình Quà tặng âm nhạc bốn phương, bạn nhận được một bài hát của một người thân gửi tặng. Để nghe bài hát, bạn vui lòng gọi điện đến tổng đài của chương trình, số điện thoại 19001199". Tò mò vì không biết người có ý định gửi tặng bài hát cho mình là anh, nên anh Thắng tiếp tục gọi đến số tổng đài 19001199. Lúc này phía đầu máy bên kia cũng là hộp thư trả lời tự động với nội dung: "Bạn nhận được một bài hát từ một người bạn, làm ơn giữ máy để nghe chọn bài hát". Nghe hết bài hát, anh Thắng vẫn chẳng biết người bạn "tốt" có ý định tặng anh bài hát kia là ai, thế nhưng sau khi kiểm tra lại tài khoản, thì thấy mình bị trừ mất 15.000 đồng.
Không chỉ có vậy, nhiều trường hợp còn xuất hiện một loạt các tin nhắn rác với cùng nội dung mời gọi vào các tổng đài 1900 từ những số điện thoại di động trong nước với nội dụng như: "Anh gọi vào số 1900789918 để nói chuyện và tâm sự với em nhé. Anh gọi cho em luôn nha. Em có việc. Anh không gọi, không được đâu nha" hay "Máy em hết tiền, anh gọi lại vào số 1900xxxx này giúp em nhé", rồi "Chúc mừng thuê bao xxx được người bạn gái tặng món quà cùng lời ghi âm, gọi 19006918 để nghe và biết tên người ấy". Nếu làm theo hướng dẫn của tin nhắn, gọi điện vào các số tổng đài được tiếp thị, người sử dụng khi kiểm tra lại tài khoản đều phát hiện bị trừ một số tiền lớn. Còn nếu muốn gọi lại cho số di động vừa nhắn tin thì đều không thể liên lạc được.
Nguyên nhân do ăn chia chưa công bằng?
Lần theo các số điện thoại gọi nhỡ được phản ánh, chúng tôi phát hiện ra một điểm chung: nếu gọi lại cho số điện thoại giả nhỡ đó, khách hàng sẽ lập tức được chuyển hướng cuộc gọi đến một tổng đài trả lời tự động quảng cáo cho một đầu số của dịch vụ gọi giá cao 1900 nào đó. Qua tìm hiểu được biết, dải số 1900 được Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam quản lý. Dải số này được quay trực tiếp, không cần dùng mã vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. VNPT hiện áp dụng dải số 1900 cung cấp cho các dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại. Cước các dịch vụ này được thu ở người gọi. Theo thống kê của Thanh tra Bộ TT&TT, hiện cả nước có khoảng 347 công ty cung cấp dịch vụ từ các dải số 1900 (gọi tắt là các CSP). Đây là những doanh nghiệp cung cấp nội dung và có đầu số. Mỗi CSP lại có thể ký kết với vài chục các nhà cung cấp nội dung của dịch vụ 1900 (gọi tắt là các CP).
Đi tìm nguyên nhân của tình trạng các cuộc gọi nhỡ này, chúng tôi được biết nếu theo lời quảng cáo mà gọi tới đầu số 1900, người tiêu dùng sẽ "cõng" trên lưng khoản lợi nhuận của 3 đầu mối gồm: Nhà cung cấp thuê bao, nhà cung cấp đầu số 1900 và nhà cung cấp nội dung của dịch vụ 1900. Tuy nhiên, trong mạng lưới chằng chịt giữa các CSP và CP này, bên cạnh những doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh và hoạt động bài bản thì có không ít CSP đã cố tình áp dụng các chiêu trò "cuộc gọi lỡ" hay phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo để kiếm lời.
Lý giải về điều này theo đại diện Thanh tra Bộ TT&TT, một trong những nguyên nhân khiến các CSP làm sai có một phần trách nhiệm của các nhà mạng. Chính cơ chế ăn chia thiếu công bằng hiện nay giữa CSP và các nhà mạng đã khiến cho nhiều CSP phải xoay đủ cách để kiếm doanh thu, dẫu cách đó có thể vi phạm pháp luật. Đại diện Thanh tra Bộ TT&TT đã chỉ rõ tỷ lệ này đối với đầu số 1900 dao động 66-34% và 58-42%. Bộ TT&TT cho rằng, các doanh nghiệp CSP phải bỏ ra chi phí cao để sản xuất sản phẩm, dịch vụ nội dung, mua bản quyền phần mềm, game, âm nhạc, quảng cáo dịch vụ... nhưng chỉ được hưởng doanh thu, lợi nhuận thấp, nhiều khi không đủ bù đắp chi phí cũng như khó có thể đầu tư tiếp tục để phát triển các sản phẩm, dịch vụ nên các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mới tìm cách nháy máy qua các cuộc gọi lỡ hoặc phát tán tin nhắn rác để quảng cáo dịch vụ của mình để thu hút người sử dụng.
Giải pháp ngăn chặn quản lý
Công ty An ninh mạng Bkav cho biết đã tiếp nhận nhiều phản ánh khi gọi lại các cuộc gọi nhỡ từ các số điện thoại trong nước, không phải đầu số vệ tinh cũng bị mất rất nhiều tiền. Các chuyên gia của Bkav đã xác định đây là biến tướng mới của hình thức lừa đảo cước viễn thông từ các cuộc gọi nhỡ. Theo công bố mới đây của Công ty An ninh mạng BKAV, các đầu số di động hoặc điện thoại trong nước được sử dụng nhằm tạo ra hàng loạt các cuộc gọi nhỡ đến các thuê bao di động.
Do đây đều là những số điện thoại trong nước nên với thói quen thông thường, người sử dụng sẽ gọi lại vào số điện thoại này. Tuy nhiên, thay vì kết nối đến số điện thoại gọi nhỡ một số trường hợp sẽ được kết nối với tổng đài trả lời tự động, một số trường hợp cuộc gọi của người sử dụng sẽ được tự động chuyển hướng đến một đầu tổng đài dịch vụ. Mặt khác, do hiện nay tất cả các nhà mạng đều có dịch vụ chuyển hướng cuộc gọi đến các thuê bao khác. Việc chuyển hướng này do người dùng tự do đăng ký mà không có quy định rằng buộc mối liên hệ với thuê bao đó. Do vậy, kẽ hở này đang ngày càng được nhiều đối tượng lợi dụng để quảng cáo dịch vụ đầu số trên.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Công ty An ninh mạng BKAV cho biết: Khi nạn nhân gọi lại số gọi nhỡ và làm theo các dẫn dụ, họ sẽ không chỉ phải trả phí cuộc gọi thông thường mà còn mất thêm khoản cước kết nối đến đầu số dịch vụ tính phí gia tăng 1900 với mức phí rất cao. Để hạn chế bị mắc bẫy các hình thức lừa đảo này, theo ông Vũ Ngọc Sơn lưu ý khi gọi lại một số cuộc gọi nhỡ nào đó mà thấy có trả lời tự động yêu cầu tiếp tục kết nối đến các số điện thoại khác, người dùng cần cẩn trọng, đề phòng bị mắc bẫy kẻ xấu.
Về phía các nhà mạng, có rất nhiều lý do được đưa ra để biện minh cho việc khó khăn trong xử lý những tổng đài mang tính lừa đảo này. Trả lời trên báo chí ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế FPT cho rằng: "Liên quan đến kiểm soát nội dung, do lượng đầu số quá lớn nên chúng tôi chưa có biện pháp thật hữu hiệu để kiểm soát được nội dung hoặc hình thức phát tán tin quảng cáo cho các đầu số. Chúng tôi vẫn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà mạng". Còn ông Nguyễn Sơn Hải, Phó phòng Kinh doanh Vinaphone đã thừa nhận tình trạng quảng cáo dịch vụ của các đầu số 1900 đang hoành hành thông qua hình thức tin nhắn rác lẫn cuộc gọi nhỡ. Ông Hải khẳng định Vinaphone sẵn sàng hợp tác xử lý những doanh nghiệp, cá nhân đứng đằng sau các đầu số dịch vụ trên. Theo ông Hải, khi nhận được phản ánh của người dùng về các hình thức nhắn tin hay tạo cuộc gọi nhỡ nhằm quảng cáo cho một đầu số dịch vụ nào đó, Vinaphone sẽ theo dõi và thống kê theo phản ảnh của khách hàng. Tuy nhiên, ông Hải cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu chỉ có một, hai tin nhắn phản ảnh thì chiếu theo luật về tin nhắn rác sẽ không thể xử lý được. Còn khi khẳng định được một đầu số gửi hàng loạt tin nhắn rác hay tạo cuộc gọi nhỡ để quảng cáo như phản ánh, đơn vị sẽ sẵn sàng trừ cước doanh thu, thậm chí cắt hợp đồng".
Thực chất đây vừa là những tin nhắn, cuộc goi rác vừa là những tin nhắn, cuộc gọi mang tính lừa đảo. Bởi mục đích của chúng là dẫn dụ các chủ thuê bao gọi vào những dịch vụ tổng đài mang đầu số 1900. Những dịch vụ tổng đài mang đầu số 1900 này không những không có thông tin hữu ích mà người sử dụng còn phải trả phí dịch vụ rất cao. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ TT&TT cần phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ với dịch vụ thông tin giải trí thương mại từ đầu số 1900 này để tránh ảnh hưởng tới quyền lợi của những khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông.
Theo ANTD
Rao bán thông tin cá nhân - lợi nhuận khổng lồ, phớt lờ hình phạt Không chỉ liên tục phải xóa tin nhắn rác, email quảng cáo vô bổ hay nhận những cuộc điện thoại mời chào sử dụng dịch vụ, hàng hóa, mà người dân bị lộ thông tin còn có nguy cơ bị lừa đảo. Thông tin cá nhân lại được rao bán công khai sau một thời gian im ắng... Danh sách khách hàng tiềm...