SIM ghép ‘mất thiêng’, người chơi iPhone lock lại xôn xao
Mã ICCID trên SIM ghép có nguồn gốc Trung Quốc bỗng mất hiệu quả khiến người dùng iPhone lock (khóa mạng) tại Việt Nam bối rối.
Mã ICCID (mã định danh tích hợp trên bo mạch SIM) trên các loại SIM ghép hiện tại thị trường Việt Nam bỗng không còn hoạt động. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến những người sử dụng iPhone lock vì có thể biến chiếc smartphone của Apple thành “cục chặn giấy” do không thể kích hoạt được SIM và sóng của các nhà mạng viễn thông trong nước.
Những chiếc SIM ghép giúp bẻ khóa iPhone lock để sử dụng
Sáng 2.5, cộng đồng người dùng iPhone lock tại Việt Nam lại xôn xao khi có thông tin ICCID “chết”. Không ít người chỉ biết tới tình trạng này khi cố gắng kích hoạt bất thành và lên hội, nhóm trên mạng xã hội Facebook để hỏi. Các mã ICCID sử dụng trên SIM ghép hiện nay biến những chiếc iPhone khóa mạng thành hàng mở khóa, không cần dùng kèm phôi SIM ghép như trước mà vẫn hoạt động bình thường trên sóng của mọi nhà mạng mà không gặp trở ngại nào.
Tình trạng này không phải lần đầu diễn ra. Kể từ khi xuất hiện những mã ICCID biến iPhone lock thành “quốc tế” vào khoảng năm 2017, trung bình mỗi năm sẽ có vài lần ICCID “chết” do Apple tiến hành khóa các giải số đang bị người dùng lợi dụng để kích hoạt iPhone trái phép.
Video đang HOT
Cũng vì xảy ra như “cơm bữa”, giới buôn iPhone lock và SIM ghép tỏ ra không nao núng và một số người dùng có kinh nghiệm vẫn bình tĩnh. “Chỉ một vài ngày là bên Trung Quốc lại tìm ra dải ICCID mới và khắc phục vấn đề”, một người buôn điện thoại iPhone khóa mạng khẳng định. Kinh nghiệm từ các lần bị khóa ICCID trước đây dường như đang củng cố cho câu nói trên của người bán và cũng được người dùng hưởng ứng.
Anh Lê Đạt, một người cung cấp dịch vụ mở khóa mạng iPhone (unlock) cho biết hiện tại người dùng vẫn có thể kích hoạt được iPhone theo cách thủ công, thực hiện từng thao tác để mở khóa máy bằng tay thay vì chỉ đơn giản cắm SIM ghép và để phần mềm chuyên dụng xử lý như trước. Cách làm này tuy bất tiện và đòi hỏi chút kiến thức nhưng trước mắt vẫn giúp người dùng sử dụng máy và mạng di động tại Việt Nam bình thường.
“Tùy cách ghép của mỗi loại SIM và sẽ do người bán SIM hướng dẫn để làm”, anh Đạt chia sẻ trên trang cộng đồng iPhone lock.
Những người dùng iPhone khóa mạng đã kích hoạt thành công bằng loạt ICCID trước đây được cộng đồng khuyến cáo không nên “reset dòng 2″, tức thao tác xóa sạch dữ liệu và đưa máy về tình trạng xuất xưởng. Cách làm này sẽ buộc họ phải kích hoạt lại SIM một lần nữa – điều ít khả thi và đòi hỏi nhiều công sức ở thời điểm hiện tại. Do không kích hoạt với ICCID được, máy sẽ phải dùng kèm thêm phôi SIM ghép nếu muốn sử dụng và cũng không dễ dàng đổi thẻ SIM như trước.
Sự cố lần này có thể sớm được các “pháp sư Trung Hoa” (từ lóng để nói về những kỹ sư, thợ Trung Quốc lành nghề chuyên hiện thực hóa những điều không tưởng) khắc phục nhưng một lần nữa cho thấy tính bất ổn của biện pháp bẻ khóa mạng iPhone lock. Chưa nói tới những phiền toái trong quá trình sử dụng như không thể reset dòng 2, có thể chết ICCID bất kỳ lúc nào….
Việc bẻ khóa iPhone bị xem là trái phép và tiềm ẩn rủi ro về mặt pháp lý.
Nhâm Hoàng Khang từng bẻ khóa trái phép nhiều iPhone
Trước đây, hacker Nhâm Hoàng Khang là một cá nhân có tiếng trong cộng đồng người dùng iPhone.
Nhâm Hoàng Khang sống và làm việc tại TP.HCM. Năm 2018, được biết đến là một lập trình viên, người đứng sau các ứng dụng dành cho người dùng iPhone
Cụ thể, Nhâm Hoàng Khang là người đưa eSIM vào iPhone lock, biến máy khóa mạng thành model quốc tế. Đồng thời, người này còn là quản trị viên của một cộng đồng người dùng iPhone khóa mạng lớn. Nhóm này thường chia sẻ các thủ thuật gian lận gói cước bằng cách mở khóa iPhone.
Chân dung hacker Nhâm Hoàng Khang.
Chia sẻ với Zing, một kỹ thuật viên điện thoại ngụ tại TP.HCM cho biết Nhâm Hoàng Khang là một người có tiếng trong giới làm phần mềm trên các dòng iPhone.
"Khang là người làm ra phần mềm mBybass , dùng để bẻ khóa các máy iPhone dính iCloud. Công cụ của Nhâm Hoàng Khang có thể giúp mở khóa thiết bị mà vẫn có thể nghe gọi, nhắn tin", kỹ thuật viên điện thoại này cho biết.
Phần mềm "mBypass" do Nhâm Hoàng Khang tạo ra để bẻ khóa iCloud trên iPhone.
Việc bẻ khóa iCloud hay mở khóa trái phép iPhone lock là hoạt động phi pháp mà Apple đau đầu trong suốt nhiều năm qua. Giữa tháng 9, Muhammad Fahd, một người đàn ông Pakistan đã bị kết án 12 năm tù vì cài đặt phần mềm độc hại vào các máy tính nội bộ của AT&T, để mở khóa trái phép gần 2 triệu chiếc điện thoại có liên quan đến nhà mạng này.
Các mẫu điện thoại iPhone thường được nhà mạng hỗ trợ giá bán với điều kiện đi kèm là các hợp đồng gói cước. Thủ đoạn này sẽ khiến người dùng không bị ràng buộc bởi nhà mạng và vẫn sở hữu những chiếc iPhone trợ giá.
Ngoài ra, Nhâm Hoàng Khang còn là một hacker. Gần đây, người này gây chú ý sau những lùm xùm trên mạng xã hội, Nhâm Hoàng Khang xâm nhập dữ liệu cá nhân liên quan đến vụ việc sao kê của các cá nhân, tổ chức từ thiện.
Ngày 4/10, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã bắt giữ Nhâm Hoàng Khang (34 tuổi, trú TP.HCM) để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Theo thông tin ban đầu, hacker này bị bắt tại TP Cần Thơ sau khi cơ quan điều tra nhận đơn tố giác cho rằng Khang có hành vi xâm nhập dữ liệu mạng máy tính rồi tống tiền. Nhâm Hoàng Khang bị cáo buộc xâm nhập vào mạng máy tính của một số cá nhân và tống tiền khoảng 400 triệu đồng. Cảnh sát thu giữ một số máy móc, thiết bị và đang kiểm tra, làm rõ.
iPhone thống trị thị trường smartphone cao cấp toàn cầu iPhone của Apple đã chiếm 60% thị trường smartphone cao cấp trong năm 2021. Theo báo cáo mới từ Counterpoint Research, doanh số smartphone cao cấp đã đạt mức kỷ lục vào năm 2021, với Apple chiếm vị trí hàng đầu trong tất cả các khu vực được Counterpoint nghiên cứu. Thị trường smartphone cao cấp - được Counterpoint định nghĩa là điện...