Siêu xe xét nghiệm lưu động vượt 1.700km vào hỗ trợ TP.HCM
Nhận được lệnh của Bộ Quốc phòng, xe labo xét nghiệm lưu động của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đã vào TP.HCM để hỗ trợ công tác xét nghiệm, giúp chẩn đoán sớm các ca mắc COVID-19.
Cán bộ, nhân viên Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trên xe xét nghiệm lưu động tại TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Siêu xe Kamaz 43118 với buồng phân tích mẫu công nghệ cao của Bộ Quốc phòng vượt hơn 1.700km từ Hà Nội vào TP.HCM để hỗ trợ TP trong việc phân tích mẫu xét nghiệm COVID-19. Ngay khi đến nơi, các cán bộ chiến sĩ đã phối hợp cùng phòng xét nghiệm vi sinh của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga chi nhánh phía Nam thành lập phòng xét nghiệm dã chiến, bắt tay vào làm việc.
Theo thượng tá Hoàng Đức Hậu – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – điều trị kỹ thuật cao, Viện Y sinh nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng), trước đó xe đã hoạt động ở 9 tỉnh biên giới phía Bắc để phục vụ việc nghiên cứu khoa học và hỗ trợ xét nghiệm cho lực lượng biên phòng tại đây.
Chức năng chính của xe là nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm để có dữ liệu, phương pháp xử lý. “Sau khi giúp Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Bình chống dịch, chúng tôi vừa về Hà Nội được 6 ngày thì được Bộ Quốc phòng điều động vào TP.HCM hỗ trợ.
Từ ngày 4-7 đến nay chúng tôi đã giúp TP phân tích khoảng 4.200 mẫu gộp, tương đương hơn 40.000 lượt người. Qua phân tích đã phát hiện ra 217 mẫu dương tính để thông báo cho TP xử lý”, thượng tá Hậu nói.
Việc phân tích mẫu diễn ra như thế nào? Thượng tá Nguyễn Văn Thịnh – giám đốc chi nhánh phía Nam Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga – cho biết hằng ngày HCDC sẽ đến giao mẫu vào chiều tối. Sau đó các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ làm việc bên trong xe để phân tích mẫu.
Hiện tại với thời gian trả kết quả trong 24 giờ, xe lưu động này giúp TP.HCM đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm trong cộng đồng. Các bác sĩ, kỹ thuật viên làm việc trong môi trường áp lực âm khoảng 9 tiếng liên tục mỗi ngày.
Video đang HOT
Thượng tá Hoàng Đức Hậu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, điều trị kỹ thuật cao, Viện Y sinh nhiệt đới Việt – Nga, trao đổi công việc cùng thượng tá Nguyễn Văn Thịnh – giám đốc chi nhánh phía Nam Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga – Ảnh: DUYÊN PHAN
Đại úy Lê Văn Cường bảo hộ trang phục kỹ lưỡng khi vào phòng xét nghiệm – Ảnh: DUYÊN PHAN
Khởi động hệ thống điện cho xe – Ảnh: DUYÊN PHAN
Kỹ thuật viên Lê Thị Kiều Trang cùng đồng nghiệp trong khu vực xét nghiệm – Ảnh: DUYÊN PHAN
Các mẫu được gửi đến để phân tích – Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây là xe xét nghiệm di động hiện đại nhất Việt Nam, có thể xét nghiệm phát hiện được nhiều mầm bệnh – Ảnh: DUYÊN PHAN
Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 toàn dân bắt đầu
Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng sáng 10/7 phát động chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên.
Chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 4/2022.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động, cho biết kế hoạch tiêm vaccine từ ngày 8/3 tới nay là giai đoạn khởi đầu, tích lũy và rút ra những kinh nghiệm để triển khai tiêm chủng trên diện rộng. Hiện vaccine được tập trung chuyển về tiêm cho người dân TP HCM và một số tỉnh phía Nam đang bùng phát dịch, khoảng 1,5 triệu liều.
"Mục tiêu chiến lược là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn dịch cộng đồng trên toàn quốc", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vaccine đã đàm phán, đặt mua, tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối 2021 và đầu 2022. "Mục tiêu là tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân", Bộ trưởng nói.
Hôm qua, Bộ Y tế đã công bố mở rộng nhóm ưu tiên tiêm vaccine lên 16 nhóm.
Theo ông Long, chiến dịch tiêm chủng lần này có nhiều điểm thay đổi so với hoạt động tiêm chủng toàn quốc trước đây. Việt Nam đã thiết lập hệ thống bảo quản mới do quân đội phụ trách, đảm bảo tiêu chuẩn GSP và vận chuyển vaccine nhanh nhất. Số lượng lớn nhân sự được huy động để tổ chức tiêm chủng. Các điểm tiêm chủng cố định và di động được tổ chức dựa trên mạng lưới hệ thống y tế cơ sở sẵn có, như vậy giúp tăng tiến độ bao phủ vaccine. Người đến tiêm cũng được đảm bảo an toàn tối đa nhờ khám sàng lọc, theo dõi chặt sức khỏe sau tiêm tại toàn tuyến y tế, các chuyên gia đầu ngành về điều trị và dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả điểm tiêm.
Bộ Y tế đã sửa hướng dẫn chuyên môn theo hướng đảm bảo cho người tiêm, phối hợp cùng các bên liên quan đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý tiêm chủng quan ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, cấp QR code cho người đã tiêm làm căn cứ đảm bảo hộ chiếu vaccine sau này. Xây dựng ứng dụng tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19. Thành lập tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng độc lập.
Lực lượng nhân viên y tế và làm công tác tiêm chủng tại buổi lễ phát động tại Bộ Quốc phòng, sáng 10/7. Ảnh: Chi Lê.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết Hà Nội là địa phương hoàn thành nhanh nhất chỉ tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19. 4 đợt tiêm chủng vừa qua, Hà Nội mới được phân bổ 17.000 lọ vaccine AstraZeneca, tương đương khoảng 200.000 liều.
Theo ông Ngọc Anh, Hà Nội có khoảng 8,3 triệu dân và 600.000 người dân từ tỉnh khác đến, trong đó khoảng 200.000 sinh viên đang học từ xa. Do đó, số lượng cần tiêm tạm tính trên địa bàn khoảng trên 5,1 triệu người, từ 16-65 tuổi cần tiêm, số này tính theo nghị quyết 21. Thành phố cũng đồng thời mở rộng tiêm chủng ra đối tượng khác, chia làm 10 nhóm ưu tiên đảm bảo minh bạch tiêm vaccine.
Hà Nội đã ban hành phương án triển khai tiêm trên toàn địa bàn, chia kịch bản tiêm theo module, gồm 50.000 liều, 100.000 liều, có thể đạt tối đa 200.000 người một module; 824 điểm tiêm chủng cả cố định và di động, 1.200 dây chuyền tiêm chủng, mỗi dây chuyền tiêm khoảng 200 người/ngày; 100 tổ cấp cứu di động đảm bảo cấp cứu. Giới chức huy động các nhân viên y tế từ đại học y, bác sĩ nghỉ hưu, đảm bảo sẵn sàng tiêm chủng trên địa bàn thành phố và tổ chức kho chứa để có thể tiếp nhận tối đa cùng lúc 1,3 triệu liều vaccine.
Trước đó, Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên như địa phương có dịch, nhân viên y tế, công an, quân đội ở tuyến đầu chống dịch, công nhân... Tính đến 16h ngày 9/7, tổng cộng có 4.010.786 triệu liều vaccine Covid-19 đã tiêm, trong đó 258.274 người đã tiêm đủ hai liều. Việc này nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, theo Bộ trưởng Y tế.
Cũng trong sáng 10/7, Bộ Y tế đã tiếp nhận trên 2 triệu liều vaccine Moderna thông qua Cơ chế Covax, 63 xe vận chuyển vaccine và 63 xe tiêm chủng lưu động. Trong đó, 1 triệu liều vaccine được chuyển khẩn cấp cho TP HCM.
Binh chủng Hóa học phun khử khuẩn khu phong tỏa mới thiết lập ở Đà Nẵng Chiều 20/6, Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng đã điều 6 xe đặc chủng phun tiêu độc, khử trùng tại các khu phong tỏa phòng, chống Covid-19 trong đợt dịch mới bùng phát tại Đà Nẵng. Từ chiều 18/6, Đà Nẵng ghi nhận ca mắc Covid-19 mới, sau hơn một tháng không có ca mắc trong cộng đồng. Đến trưa 20/6, con...