Siêu xe Ferrari 250 GTE của cảnh sát Rome được bán đấu giá
Siêu xe huyền thoại Ferrari 250 GTE Series II 1962 từng có 6 năm phục vụ trong Sở cảnh sát Rome, Italy. Chiếc xe từng được người dân đặt biệt danh là “con báo của đội tuần tra”.
Chiếc Ferrari 250 GTE Series II đời 1962 từng có 6 năm phục vụ trong Sở cảnh sát Rome, Italy, và nay đang được nhà thầu Girardo & Co bán đấu giá.
Trở lại quá khứ, cảnh sát Italy trong thập niên 1960 được trang bị các mẫu xe như Alfa Romeo 1900 hoặc Giulia 1600 saloon để phục vụ công tác tuần tra. Tuy nhiên những chiếc xe này vẫn không đủ mạnh và tốc độ để truy bắt tội phạm.
Cảnh sát trưởng của Rome đã hỏi viên cảnh sát Armando Spatafora rằng mẫu xe nào phù hợp nhất. “Có gì tốt hơn một chiếc Ferrari?”, Armando Spatafora trả lời, đó cũng là khởi đầu của chiếc Ferrari 250 GTE Series II tại Sở cảnh sát Rome.
Những chiếc Ferrari 250 GTE Series II được bàn giao cho đội cảnh sát Rome vào năm 1963. Nhiều chiếc trong số đó nhanh chóng bị hư hỏng do các cảnh sát không làm chủ được tốc độ.
Nhưng Armando Spatafora (một trong 4 sĩ quan được gửi đến Maranello để huấn luyện lái xe tốc độ cao) cùng với chiếc siêu xe Ferrari có số khung #3999 vẫn tiếp tục phục vụ trong 6 năm tiếp theo.
Điều này đã khiến ông trở thành một trong những viên cảnh sát nổi tiếng tại Rome, là nỗi khiếp sợ của tội phạm mỗi khi ông truy bắt trên chiếc Ferrari của mình.
Video đang HOT
Siêu xe Ferrari 250 GTE Series II cùng với Armando Spatafora nổi tiếng đến mức được người dân tại thành phố đặt cho biệt danh là “Con báo của đội tuần tra”.
250 GTE là siêu xe có cấu hình 2 2 đầu tiên của Ferrari. Chiếc xe do Pininfarina thiết kế, dựa trên chiếc Ferrari 250 phiên bản trục cơ sở kéo dài.
Xe được trang bị động cơ V12 góc 60 độ nổi tiếng, dung tích 3.0L, công suất 240 mã lực đi kèm hộp số sàn 4 cấp.
Siêu xe huyền thoại gắn liền với tên tuổi của Armando Spatafora sở hữu màu đen bóng ngoại thất, nội thất giả da. Chiếc xe được cho nghỉ hưu từ năm 1968. Tình trạng xe còn khá mới do thường xuyên được bảo dưỡng tại nhà máy của Ferrari ở Maranello.
Chiếc Ferrari 250 GTE Series II được bán đấu giá lần đầu vào năm 1972. Siêu xe đã được trưng bày khắp châu Âu trước khi về tay chủ mới vào năm 2015. Chiếc xe tuần tra của cảnh sát Rome cũng từng được xuất hiện tại sự kiện Pebble Beach Concours d’Elegance 2016.
Đây cũng là chiếc xe thuộc sở hữu tư nhân duy nhất tại Italy được cấp phép sử dụng đèn ưu tiên, còi báo động và logo đặc biệt của đội tuần tra Squadra Volante. Chiếc Ferrari 250 GTE Series II đời 1962 đã được Ferrari Classiche giám định vào năm 2014, số khung #3999, động cơ, hộp số và trục sau vẫn còn nguyên bản.
Tuấn Khanh
"Soi từng ngóc ngách" huyền thoại siêu xe McLaren F1 GTR Longtail, giá không thể rẻ hơn 300 tỷ
Cái tên Longtail hay LT hiện đang được McLaren gắn lên những chiếc xe hiệu năng cao nhất, và nguồn gốc của tên gọi này xuất phát từ McLaren F1 GTR Longtail.
Ngay từ giai đoạn "phôi thai", mẫu siêu xe huyền thoại McLaren F1 vốn đã được phát triển để dành riêng cho đường phố. Tuy nhiên do sở hữu thiết kế quá ưu việt, những chiếc F1 dân dụng sau khi được chuyển thành phiên bản đua F1 GTR đã nhanh chóng "thống trị" nhiều giải đua lớn trên Thế giới như 24h of Le Mans hay BPR Global GT Series trong 2 năm 1995/1996. Sau đó, ngày càng có nhiều đối thủ thế hệ mới ra mắt và được thiết kế từ đầu để trở thành xe đua, McLaren đã phải nâng cấp những chiếc F1 GTR.
Vào năm 1997, McLaren đã nâng cấp F1 GTR với thay đổi lớn nhất nằm ở thân xe khí động học, phần đầu và đuôi kéo dài. Do có kiểu dáng khác biệt so với những chiếc F1 thường, chính vì vậy để có thể tham gia vào các giải đua theo thể thức GT1 của Liên đoàn đua ô tô Thế giới FIA đề ra, McLaren đã buộc phải sản xuất 3 chiếc F1 GT dân dụng với thân xe mới. Cùng với các phiên bản đua GTR và LM với cấu hình năm 1997, chúng thường được gọi là (Long Tail) do có phần đuôi kéo dài hơn hẳn.
Từ trước tới nay Mclaren chỉ từng sản xuất đúng 108 chiếc F1. Trong số đó, chỉ có đúng 28 chiếc là phiên bản đua F1 GTR. Và chỉ có 10/28 chiếc này được thiết kế theo cấu hình Longtail 1997. Là 1 trong số 10 chiếc đó, nhưng mẫu siêu xe mà các bạn đang nhìn thấy trong bài viết này còn đặc biệt hơn nữa. Có số khung #14R, nó là chiếc F1 GTR Longtail đầu tiên từng được McLaren sản xuất.
Ban đầu F1 GTR Longtail #19R vốn được McLaren tạo ra với vai trò là xe thử nghiệm, thay thế cho chiếc F1 GTR với số khung #10R đã bị bán đi. Chưa dừng lại ở đó, nó cũng là chiếc F1 GTR Longtail đầu tiên được chuyển từ cấu hình xe đua thành xe dân dụng. Việc chuyển đổi này được thực hiện bởi Lanzante - công ty "chuyên trị" biến những chiếc xe đua McLaren về cấu hình lưu thông hợp pháp ngoài đường công cộng và Gordon Murray Design - hãng thiết kế do chính người kỹ sư đứng phía sau F1 sáng lập.
Để có thể tham gia vào thể thức GT1 của Liên đoàn đua xe Quốc tế FIA, thân xe của F1 GTR Longtail đã có nhiều thay đổi triệt để so với bản F1 thường. Cụ thể hơn, phần đầu và đuôi xe có thiết kế với kiểu dáng khí động học cùng cánh đuôi lớn phía sau. Do có phần đuôi dài hơn bản gốc nên F1 GTR bản đua thường được biết tới với cái tên "Longtail" (đuôi dài). Bộ mâm magie 5 cánh kép bằng magie của F1 gốc được thay bằng loại mâm nan của OZ, khiến chiếc xe trông hấp dẫn hơn.
F1 GTR vẫn giữ lại thiết kế cửa lật mở đầy đẳng cấp của F1. Tuy nhiên các cửa kính bên được thay bằng nhựa Plexiglass để giảm trọng lượng. Tất cả các chi tiết tiện nghi trên F1 thường đã bị loại bỏ trên F1 GTR, khiến nội thất chỉ còn "trơ" lại dàn khung thép cùng một phần chassis carbon.
Cần số và bảng điều khiển của xe được đặt ở phía bên phải của tay đua.
Vị trí lái ở chính giữa cabin là điểm độc đáo của McLaren F1, khi nó cung cấp tầm nhìn bao quát hơn về mọi phía cho người lái. Ở cấu hình xe đua, F1 GTR Longtail vốn bị loại bỏ đi 2 ghế phụ bên cạnh người lái, tuy nhiên chi tiết này đã được tái bổ sung trên chiếc xe #19R. Mặc dù vậy, 3 người ngồi trong xe cũng không thể đòi hỏi sự tiện nghi, thoải mái như những chiếc F1 bình thường do mọi thứ vẫn bị tối giản.
Dù sử dụng động cơ V12 6.0l nạp khí tự nhiên từ BMW như phiên bản gốc nhưng trên thực tế, công suất của xe đua F1 GTR yếu hơn do bị giới hạn ở mức 600 mã lực theo luật của giải GT1, thay vị 627 mã lực như F1 thường. Ngoài ra hộp số của xe cũng được chuyển từ loại số sàn 6 cấp sang tuần tự 6 cấp X-Trac. Phiên bản đua này vốn có trọng lượng chỉ 915kg tuy nhiên do đã phải thêm nhiều chi tiết để được lưu thông ngoài đường, F1 GTR Longtail #19R sẽ nặng hơn một chút.
Nếu như muốn chuyển chiếc xe về cấu hình đua, chủ xe cũng sẽ được cung cấp toàn bộ các linh kiện nguyên bản. Đi kèm theo F1 GTR Longtail #19R là một cuốn sách từ Gordon Murray Design ghi cụ thể quá trình chuyển đổi và lịch sử của chiếc xe. Được mệnh danh là chiếc siêu xe hoàn hảo nhất mọi thời đại, ngay từ thập niên 90 của Thế kỷ XX những chiếc McLaren F1 vốn đã có giá "triệu đô".
Về cơ bản, những chủ nhân mua dòng xe này theo thời gian không những bị lỗ, mà còn lãi lớn khi hiện tại chúng có giá bán lại trên thị trường trung bình khoảng 13 triệu USD (tương đương 302 tỷ đồng). Với những chiếc xe có giá trị lịch sử hay cấu hình đặc biệt, con số này có thể bị đẩy lên tới ngoài 20 triệu USD. Hiện tại chiếc Mclaren F1 GTR Longtail số #19R đang được rao bán bởi showroom siêu xe Tom Harley Jnr tại Anh với giá không được tiết lộ, tuy nhiên có lẽ những đại gia có ý định mua xe nên cầm chắc trong tay khoảng 20 triệu USD trước khi hỏi cửa hàng!
Quang Nam
Chán màu xi-măng, Lamborghini Huracan độ Mansory lột xác với phong cách 'rạn nứt' Phần decal mới được dán đè lên lớp decal xám xi-măng "theo trend" trước đó của chiếc Lamborghini. Chiếc Lamborghini Huracan màu xám xi măng vừa có màn lột xác khá ngoạn mục. Cụ thể, phần ngoại thất của xe được điểm xuyết bằng nhiều dải decal vàng, đen tạo hình khá độc đáo. Đây rất có thể sẽ lại là một phong...