Siêu xe Bugatti Divo lùi quá đà tông vào đầu xe Mercedes CLS
Pha lùi ẩu của tài xế siêu xe tiền tỷ Bugatti Divo vào đầu xe Mercedes CLS khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa.
Vụ việc xảy ra bên ngoài khách sạn Westin Paris – Vendôme ở Paris (Pháp) trước sự chứng kiến của rất nhiều người.
Đoạn video cho thấy, tài xế điều khiển chiếc Bugatti Divo đã lùi hơi quá đà khiến phần đuôi chiếc siêu xe này chạm vào đầu chiếc Mercedes CLS. Vị trí đỗ xe khá rộng nhưng vì muốn tránh chiếc Porsche 918 Spyder màu trắng ở phía trước nên anh chàng này mới có pha đỗ xe đáng xấu hổ như vậy.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây chỉ là một pha đỗ xe lỗi của những chiếc ô tô thông thường. Tuy nhiên, đối với siêu xe đắt đỏ như Divo thì một vết xước nhỏ cũng có thể tốn đến cả chục nghìn đô la để khắc phục.
Bugatti Divo có giá vào khoảng 5,8 triệu đô la (hơn 133 tỷ đồng). Ảnh: Carscoops
Bugatti Divo là siêu xe đắt nhất trong lịch sử và chỉ có 40 chiếc được sản xuất tại Molsheim từ năm 2020 đến năm 2021, giá khởi điểm của Divo là 5,8 triệu USD (hơn 133 tỷ đồng).
Siêu xe Bugatti Divo có thân xe hoàn toàn bằng sợi carbon. (Ảnh: Carscoops)
Phần đuôi xe có thiết kế hết sức phức tạp với bộ khuếch tán nổi bật và ống xả bốn làm bằng titan. Với sự đắt đỏ và độc lạ của mình, tốt nhất là nên cẩn thận khi lái Divo trên đường phố, đặc biệt là khi dừng đỗ xe.
Chơi siêu xe vẫn chưa đủ "chất", phải là phiên bản giới hạn
Không như những năm trước, việc bắt gặp siêu xe ngoài đường giờ đây không còn được coi là chuyện hiếm, trong khi nhiều nhà giàu lại không thích đụng hàng.
Video đang HOT
Hồi thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, chỉ có một số ít các công ty sản xuất siêu xe, nên việc tình cờ bắt gặp một chiếc ngoài đường là chuyện hiếm. Ngay cả khi bạn có dịp tới một vài thành phố lớn trên thế giới thì việc tận mắt trông thấy một chiếc Ferrari 308 có thể trở thành sự kiện đáng nhớ, hay nếu bắt gặp một chiếc Lamborghini Countach có thể sẽ khiến bạn "lâng lâng" cả tháng, thậm chí cả năm.
Nhưng giờ đã là năm 2021, có rất nhiều công ty sản xuất siêu xe, nên cơ hội nhìn thấy chúng ngoài đời thật nhiều hơn rất nhiều. Ví dụ, Lamborghini trong năm 2001 chỉ xuất xưởng chưa đến 300 xe, nhưng trong năm 2020, bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành khiến hãng phải đóng cửa các nhà máy sản xuất hơn 70 ngày, Lamborghini vẫn xuất xưởng 3.039 chiếc Huracan và Aventador, cùng 4.391 chiếc Urus.
Đó là một tin tốt đối với các hãng sản xuất siêu xe, nhưng lại không mấy vui vẻ với những người đã chi hơn 500 nghìn USD để sở hữu những chiếc siêu xe để rồi vẫn "đụng hàng" khi ra phố.
"Hàng thửa"
Để giúp giảm nguy cơ "đụng hàng" cho chủ xe, các hãng đều có bộ phận "cá nhân hóa". Ví dụ, Aston Martin có bộ phận Q, Ferrari có Tailor-Made và Lamborghini có Ad Personam. Hãng sẵn sàng đáp ứng khi khách có nhu cầu riêng về màu sơn, kẻ vẽ trang trí trên thân xe, hay thậm chí như trường hợp golfer Ian Poulter muốn chiếc Ferrari của mình có trần lót vải kẻ tartan truyền thống quê hương.
Có tới một nửa số xe Huracan và 70% xe Aventador bán ra được khách hàng yêu cầu bộ phận Ad Personam cá nhân hóa, trong khi với Bugatti, mỗi khách mua xe thường chi thêm trung bình 300 nghìn USD cho các tùy chọn cá nhân hóa, bằng tiền mua cả chục chiếc xe bình dân.
Siêu xe độc nhất vô nhị
Nếu như bạn thật sự thích nổi bật, và tiền không phải là vấn đề, các hãng sẽ đảm bảo việc bạn không bao giờ rơi vào cảnh đụng hàng. Họ sẵn sàng làm cho riêng bạn một chiếc xe, không ai khác có.
Thực ra việc này có từ những năm 1960, khi khách hàng thường chỉ mua khung xe, rồi mang tới các nhà chuyên dựng thân xe, như Ghia, Pininfarina hay Touring để hoàn thiện.
Bước sang thời hiện đại, Ferrari đã cho ra đời hơn 10 xe chỉ có duy nhất một chiếc. McLaren cũng cung cấp dịch vụ tương tự, thông qua bộ phận MSO.
Chúng không hẳn là những mẫu xe hoàn toàn mới. Chúng thường được phát triển dựa trên các mẫu hiện có của hãng, nhưng được thay đổi thiết kế để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Với Ferrari, để có một chiếc xe độc nhất như vậy, khách hàng phải đợi vài năm.
Mỗi dịp cuối tuần, không khó để bắt gặp siêu xe đậu dọc các con phố mua sắm lớn ở thủ đô London của nước Anh.
Những giới hạn đầu tư
Vậy sẽ thế nào với những chiếc xe độc là bởi chúng hiếm, chứ không thật sự độc theo đúng nghĩa là loại xe đó chỉ có một chiếc?
Ví dụ như Bugatti Divo, hay Centodieci, chỉ được sản xuất với số lượng 10 chiếc, mỗi chiếc giá khoảng 9 triệu USD. Mức này cao gấp 3 lần so với một chiếc Chiron, trong khi các mẫu này về cơ bản là như nhau. Thêm vào đó, bản thân Chiron cũng không phải là một chiếc xe bình thường.
Hay như trường hợp chiếc Lamborghini Sian. Đúng là có một vài công nghệ mới ở hệ thống hybrid, nhưng trên thực tế nó chỉ giúp tăng thêm 34 mã lực. Và dù chiếc xe trông thực sự rất tuyệt, nhưng liệu nó có đủ khác biệt so với một chiếc Aventador giá 421 ngàn USD thực chất bên trong để có giá bán lên tới 3,7 triệu USD? Rõ ràng là 63 người đăng ký mua bản coupe và 20 người mua bản mui trần Roadster (cùng hàng chục người chậm chân) thấy nó xứng đáng.
Cựu giám đốc điều hành Stefano Domenicali của Lamborghini cũng thấy vậy, khi khẳng định rằng Sian là một món đầu tư có lời.
Có thể nó xứng đáng thật. Một số xe như vậy đã qua sử dụng được rao bán nhưng không công khai giá mà hai bên sẽ trao đổi và thỏa thuận kín, nên hầu như không ai biết nó thực sự giá bao nhiêu, nhưng có thể chắc chắn rằng nó sẽ không mất giá tới một nửa như xe thông thường.
Siêu xe Bugatti Divo có giá khoảng 6 triệu USD.
Một hình thức đầu tư?
Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người thật sự thấy mua siêu xe là một hình thức đầu tư? Điều họ cân nhắc trước khi ký vào hợp đồng mua xe không phải là chiếc xe có đủ đặc biệt so với bản tiêu chuẩn để xứng với giá bán cao ngất đó không, mà là liệu nó sẽ được định giá thế nào khi họ bán đi.
Rõ ràng không ai muốn bị lỗ. Một chiếc xe đắt tiền không bị mất giá sẽ có giá trị hơn một chiếc xe giá rẻ sẽ bị mất giá một nửa sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, không rõ việc coi siêu xe là một hình thức đầu tư có phải là lý do hãng sản xuất ra và người ta mua những chiếc xe mà giá bán không được thể hiện ở những giá trị hữu hình vượt trội so với bản tiêu chuẩn.
Đó không phải mối bận tâm của các hãng siêu xe. Chi phí sản xuất những chiếc xe như vậy không hề rẻ nhưng không là gì so với việc phát triển một mẫu xe hoàn toàn mới. Tuy nhiên, nó là những chiếc xe khiến cho kế toán của hãng hài lòng, giúp hãng thu hút sự chú ý và tạo cơ hội cho bộ phận R&D phát triển, thử nghiệm công nghệ mới, ví dụ như chất siêu bán dẫn của Sian được nghiên cứu bằng tiền của khách hàng.
Cuộc chơi của những người siêu giàu
Với các siêu xe tiền hàng triệu, hàng tỷ USD, như Centodieci, người mua giàu tới mức chẳng hề bận tâm việc sau này bán xe đi có được giá hay không, hay phiên bản đặc biệt, hạn chế số lượng này khỏe hơn bản tiêu chuẩn bao nhiêu. Đơn giản là họ thấy thích và đủ giàu để mua.
Bởi vậy, có lẽ vấn đề không nằm ở những chiếc xe, mà ở chúng ta: những người mê xe thông thường chỉ mơ ước có một chiếc BMW M4 hay Porsche 911, những người không bao giờ có thể mua siêu xe, và không thể tưởng tượng sẽ thế nào nếu bản thân giàu tới mức có thể mua một lúc 6 chiếc Chiron mà không phải lăn tăn gì. Dù vậy, hãy thử tưởng tượng xem.
Bạn nghĩ sao? Liệu những chiếc siêu xe phiên bản giới hạn số lượng có đáng mua? Nên mua một chiếc Ferrari độc nhất vô nhị, hay xe Bugatti có số lượng hạn chế chỉ 10 chiếc? Bạn thấy siêu xe phiên bản giới hạn nào xuất sắc nhất, xe nào tệ nhất? Hãy để lại ý kiến bình luận ở bên dưới.
Khám phá quá trình sáng tạo ra Bugatti Divo "Lady Bug" cực độc đáo giá 6 triệu USD Ngay sau khi ra mắt mẫu Divo tại Pebble Beach năm 2018, Bugatti đã được một vị khách đặt hàng riêng với lớp sơn màu sắc cực kỳ phức tạp, dành cho bộ sưu tập cá nhân của vị chủ nhân này. Mong muốn của vị khách này là ngoại thất nổi bật với những họa tiết kim cương và sự tương phản...