Siêu trái đất nóng hơn 1.800 độ xuất hiện cạnh “bản sao mặt trời”
Một “hệ mặt trời” khác với trung tâm là một ngôi sao giống mặt trời và 2 hành tinh (một là siêu trái đất, một là bản sao của Sao Hải Vương) đã được “thợ săn hành tinh” của NASA tìm thấy.
Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Nestor Espinoxa từ Viện khoa học Kính viễn vọng Không gian của NASA cho thấy trung tâm của “hệ mặt trời” mới được phát hiện là ngôi sao sáng sở hữu siêu trái đất xếp hàng thứ 2 trên bầu trời. Phát hện này rất có giá trị cho những nghiên cứu trong tương lai nhằm giải mã những thế giới bí hiểm gọi là “siêu trái đất”.
Ngôi sao được đặt tên HD 213885, còn gọi là TOI-141, là một ngôi sao loại G 3,8 tỉ năm tuổi, nằm cách chúng ta 156 năm sánh sáng.
Siêu trái đất kỳ lạ của nó là HD 213885b (TOI-141b), quay rất gần sao mẹ, mỗi năm ở đó chỉ hơn 1 ngày trên trái đất chút đỉnh (1,008 ngày). Khoảng cách gần khiến nó có một nhiệt độ “địa ngục”: 1.855 độ C.
Video đang HOT
Siêu trái đất này cũng là một hành tinh đá như trái đất của chúng ta, nhưng kích thước hơn trái đất tới 1,74 lần và nặng hơn 8,8 lần.
Hệ hành tinh này còn có một hành tinh thứ 2 là HD 213885c (TOI-141c), nặng gấp 19,9 lần trái đất và tương đương với Sao Hải Vương trong hệ mặt trời của chúng ta. Cho dù quay xa hơn một chút, nhưng nó cũng chỉ mất 4,78 ngày để hoàn thành vòng quay và có nhiệt độ bề mặt lên tới 922 độ C.
Theo bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomycal Society, hệ hành tinh này, đặc biệt là siêu trái đất nóng bỏng của nó, là đối tượng tiềm năng cho việc nghiên cứu khí quyển của các thế giới ngoài hành tinh.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Sci-News
Hệ thống sao lùn đỏ khác thường
Các nhà thiên văn học vừa khẳng định sự tồn tại của 2 hành tinh quay trên các quỹ đạo rất khác nhau trong hệ thống 2 sao lùn đỏ (được gọi là hệ thống GJ 15).
Hệ thống GJ 15 ở cách chúng ta 11,6 năm ánh sáng. Hệ thống này bao gồm 2 sao lùn đỏ chiếu sáng yếu ớt, quay xung quanh nhau với chu kỳ khoảng 2.600 năm. Khoảng cách giữa 2 sao lùn đỏ này là 147 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời). Ngôi sao lớn hơn (GJ 15A) có khối lượng bằng 0,38 khối lượng Mặt trời, còn ngôi sao nhỏ hơn (GJ 15B) - 0,15 khối lượng Mặt trời.
Ngay từ năm 2014, giới thiên văn học đã nghi ngờ rằng xung quanh 1 trong 2 ngôi sao này có những ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời). Tuy nhiên, khi đó các quan sát bổ sung đã phủ nhận sự tồn tại của các ngoại hành tinh này. Phải đến năm 2019 này, nhờ công nghệ quan sát chính xác, các nhà thiên văn học mới khẳng định là có 2 ngoại hành tinh trong hệ thống GJ 15. Cả 2 ngoại hành tinh đều quay xung quanh sao lùn GJ 15A và có tên tương ứng là GJ 15Ab và GJ 15 Ac.
Hệ thống con GJ 15 A rất lạ, bởi ngoại hành tinh GJ 15Ab quay rất gần ngôi sao chủ (với chu kỳ 11,4 ngày; ở khoảng cách xấp xỉ 10,5 km), trong khi GJ 15 Ac quay với chu kỳ khoảng 20 năm, trên khoảng cách xấp xỉ 5,4 đơn vị thiên văn.
Ngoại hành tinh GJ 15 Ab có khối lượng bằng khoảng 3 lần khối lượng Trái đất. Đây là ngoại hành tinh "địa ngục" kiểu Siêu Trái đất. Trong khi đó, GJ 15 Ac có khối lượng lớn hơn 35 lần khối lượng hành tinh của chúng ta. Như vây, ngoại hành tinh này có thể được xem như thiên thể giống như sao Thổ hoặc sao Hải vương.
Hiện tại, các nhà thiên văn học không phát hiện bất kỳ vật thể nào ở giữa GJ 15 Ab và GJ 15 Ac. Có khả năng là ở khu vưc này còn có những ngoại hành tinh khác nữa. Cũng có khả năng là hình dáng của hệ thống con GJ 15 A là kết quả của nhiều sự thay đổi quỹ đạo, trong đó những đối tượng "giống hành tinh" đã bị ném ra khỏi hệ thống.
Hệ thống con GJ 15 A cho thấy, xung quanh các sao lùn đỏ cũng có thể có các ngoại hành tinh ở khoảng cách rất xa. Tất nhiên, phần lớn các ngoại hành tinh đều chưa được phát hiện.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Các ngoại hành tinh không có quá nhiều nước Những nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, nước (H2O) là phổ biến trên các ngoại hành tinh, nhưng không nhiều như dự đoán của các mô hình hành tinh. Hình ảnh tưởng tượng về một "sao Mộc nóng" Nước dường như là thành phần chủ yếu để duy trì sự sống. Nước có thể xuất hiện nhiều trong vũ trụ, mặc dù...